Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa kinhdoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp thương mại củ chi , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa kinhdoanh

1.1.3.1 Yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi

Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của DN, từ đó ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của DN gồm yếu tố thuộc môi trường vĩ mơ, bao gồm mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị, pháp luật, môi trường văn hóa xã hội, mơi trường tự nhiên, và môi trường công nghệ, môi trường kinh doanh quốc tế.

+ Môi trường kinh tế: là mơi trường có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến

hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Các yếu tố chính của mơi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN trong nền kinh tế bao gồm: giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đối, thị trường chứng khốn, tình hình các ngành chính trong nền kinh tế, tình hình đầu tư . . .

+ Mơi trường chính trị, pháp luật: Mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh

tế đều chịu sự tác động, ảnh hưởng của mơi trường chính trị, pháp luật. Môi trường pháp luật rõ ràng, minh bạch là điều kiện để DN yên tâm hoạt động. Đối lập là môi trường pháp luật thường xuyên thay đổi, không nhất quán, không rõ ràng minh bạch, và mơi trường chính trị: chính trị khơng ổn định, tranh giành, phe phái, nguy cơ cao về xung đột, nội chiến, chiến tranh . . . tất yếu không thể là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN (trừ

những tập đồn mua bán vũ khí và số ít những thành phần cơ hội khác – tác giả)

+ Mơi trường văn hóa - xã hội: Các yếu tố thuộc mơi trường văn hóa - xã

hội bao gồm: hệ thống các giá trị, chuẩn mực, đạo đức, quan niệm, quan điểm về chất lượng cuộc sống, lối sống, thẩm mỹ, nghề nghiệp, phong tục tập quán, truyền thống, trình độ nhận thức, trình độ học vấn chung trong xã hội, khuynh hướng tiêu dùng, vai trò của người phụ nữ . . ., tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, hành vi mua hàng, quyết định lựa chọn sản phẩm . . .

+ Môi trường tự nhiên: các điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, khí hậu, đất

đai, tài nguyên, mơi trường . . . đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống, và là yếu tố đầu vào đối với nhiều ngành kinh tế quan trọng. Các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về vị trí địa lý giúp thuận tiện trong giao thương, vận tải, buôn bán, hoặc sự dồi dào về tài nguyên khoáng sản, hay ý thức, pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường . . . đều có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.

+ Môi trường công nghệ: tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới, luật sỡ hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền, tác quyền, luật chuyển giao công nghệ, tài trợ của chính phủ cho phát minh cơng nghệ, nghiên cứu khoa học . . . là những yếu tố quan trọng trong môi trường công nghệ. Sự thay đổi, biến động của các yếu tố này là nền tảng của sự thay đổi trong môi trường công nghệ, nơi cung cấp cho DN những cơ hội với những phát minh mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, nhưng đồng thời cũng mang đến những rủi ro, thách thức và áp lực trong việc phải đổi mới, thích nghi phát triển hay tụt hậu trong môi trường công nghệ và môi trường cạnh tranh.

+ Môi trường kinh doanh quốc tế: Những DN hoạt động trong môi trường

kinh doanh quốc tế, rất cần phải nghiên cứu, quan tâm đến các yếu tố vĩ mô của các nước mà DN có đối tác kinh doanh, và cần quan tâm đến những biến động lớn trong môi trường kinh doanh quốc tế. Với những tập đoàn đa quốc gia hoạt động kinh doanh xuyên khắp các châu lục, việc phải nắm bắt, nghiên cứu biến động của mơi trường kinh doanh tồn cầu có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Những yếu tố thuộc môi trường vi mô (hay môi trường ngành - môi trường cạnh tranh) - theo Michael E.Porter 6, bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh hiện hữu, các sản phẩm thay thế, đối thủ mới tiềm năng.

6

+ Khách hàng: là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng, tác động trực tiếp

đến hiệu quả kinh doanh của DN. Khơng có khách hàng, DN sẽ khơng thể có được hoạt động kinh doanh, chưa bàn đến hiệu quả kinh doanh. Hoặc số lượng khách hàng ít, khách hàng khơng ổn định, không trung thành . . . sẽ tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của DN.

+ Nhà cung cấp: là một phần trong chuỗi giá trị. Nhà cung cấp là đối tác

cung cấp nguyên liệu đầu vào giúp DN có đủ điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất. Những nhà cung cấp có năng lực, uy tín, cung cấp hàng hóa đạt chất lượng, đảm bảo thời gian sẽ góp phần giúp quá trình sản xuất kinh doanh của DN không bị gián đoạn và đạt hiệu quả cao. Ngược lại những nhà cung cấp khơng có đủ năng lực, không đảm bảo yếu tố thời gian và chất lượng nguyên liệu cung ứng đầu vào sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của DN. Việc lựa chọn đối tác cung cấp nguyên vật liệu vì vậy là quan trọng, DN cần có và hợp tác với những NCC có uy tín, có năng lực, nguồn hàng ổn định . . . Tuy nhiên, những nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn, đạt uy tín sẽ lại trở thành một phần trong áp lực cạnh tranh của DN, họ có năng lực cung ứng hàng, vì vậy có năng lực trong đàm phán hợp đồng. Đó là áp lực với DN trong chi phí ngun liệu đầu vào, áp lực lên giá thành sản phẩm.

+ Đối thủ cạnh tranh hiện hữu, các sản phẩm thay thế: khi DN hoạt động

trong lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc trong ngành hàng có nhiều sản phẩm khác mà khách hàng có thể lựa chọn thay thế cho sản phẩm DN đang kinh doanh, DN sẽ phải khơng ngừng hồn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Áp lực cạnh tranh buộc DN phải ln cố gắng đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Chỉ như vậy mới có thể cạnh tranh và phát triển.

+ Những đối thủ mới tiềm năng: cũng như đối với các đối thủ cạnh tranh

hiện hữu, những đối thủ mới tiềm năng đe dọa xâm nhập ngành là áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN.

1.1.3.2 Yếu tố thuộc môi trường bên trong

Môi trường bên trong của DN bao gồm các yếu tố và hệ thống nội tại bên trong của nó. Trong hoạt động hàng ngày, DN phải tiến hành các hoạt động quản trị, tài chính, sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển . . . Và tất cả các hoạt động này đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường bên trong bao gồm:

+ Công tác hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing: Việc hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh - bao gồm

chiến lược marketing - ln đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DN. DN không thể hoạt động có hiệu quả nếu khơng có định hướng, khơng có chiến lược kinh doanh. “Một doanh nghiệp, một tổ chức

khơng có chiến lược cũng giống như một con tàu khơng có bánh lái, khơng biết sẽ đi về đâu” (Đồn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, 2011, trang 11)7, qua đó ta thấy được vai trò, tầm quan trọng của công tác hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh đối với hiệu quả kinh doanh của DN.

+ Công tác quản trị tài chính của DN: công tác quản trị tài chính ln

đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong quản lý, điều hành DN. Quản trị tài chính hiệu quả, sử dụng hiệu qủa nguồn vốn để tạo ra mức lợi nhuận cao nhất cho DN. Nếu công tác quản trị tài chính yếu kém, sử dụng khơng hiệu quả nguốn vốn tất yếu sẽ ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Bộ máy quản lý của DN: DN có bộ máy quản lý hợp lý, gọn nhẹ, hoạt

động có hiệu quả sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Trái ngược là những tổ chức có bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, chức năng nhiệm vụ không rõ ràng sẽ gây tốn kém, lãng phí và tác động đến hiệu quả kinh doanh, trước hết là hiệu quả về mặt sử dụng, bố trí lao động.

+ Cơng tác quản trị nguồn nhân lực: quản trị nguồn nhân lực giúp sử dụng

hiệu quả nguồn lực lao động, nâng cao hiệu quả của tổ chức. Quản trị nguồn

7

nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tụy với DN8. Công tác quản trị nguồn nhân lực, qua đó ảnh hưởng và tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh. Một môi trường nhân lực được quản trị tốt, một tập thể người lao động có động lực làm việc cao, tinh thần làm việc cao, trung thành với DN, tận tụy với công việc sẽ là yếu tố sống còn tác động đến hiệu quả kinh doanh.

+ Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, điều hành DN: quản trị sản xuất,

điều hành tốt giúp DN tạo ra hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt. Hướng đến việc tăng năng suất, giảm chi phí từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của DN9.

+ Công tác quản trị chất lượng, kiểm sốt chi phí: Thực hiện cơng tác

quản trị chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong mọi khâu của cả quá trình, giúp sớm phát hiện và loại bỏ sản phẩm lỗi, hoặc công đoạn dư thừa, không cần thiết, làm giảm hao phí, giảm sản phẩm lỗi và góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp thương mại củ chi , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)