6. Kết cấu luận văn
1.2.1 Tổng quan về thẻ điểm cân bằng.
Sự ra đời của mơ hình thẻ điểm, có thể truy nguyên về năm 1990, khi học viện Nolan Norton, bộ phận nghiên cứu của KPMG, bảo trợ cho một cuộc nghiên cứu đa công ty trong thời gian một năm với đề tài “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức trong tương lai”. Chương trình nghiên cứu được thúc đẩy bởi một niềm tin rằng các cách thức đo lường hiệu quả hoạt động hiện tại, chủ yếu dựa vào các thước đo tính tốn tài chính, đã dần trở nên lỗi thời. Những người tham gia cơng trình nghiên cứu này tin rằng việc dựa vào các thước đo tài chính giản lược đang gây trở ngại đối với khả năng của các tổ chức trong việc tạo ra những giá trị kinh tế mới cho tương
8
Trần Kim Dung (2011), “Quản trị nguồn nhân lực”, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, trang 2.
9
Hồ Tiến Dũng (2009), “Quản trị điều hành”, Nxb Lao động, trang 5.
10
Sđd: Robert S. Kaplan & David P. Norton (2011), “The Balanced Scorecard – Thẻ điểm cân bằng, người dịch; Lê Đình Chi, Trịnh Thanh Thủy”, Nxb Trẻ, trang 7-13.
lai.Thành quả của dự án, là sự ra đời của mơ hình thẻ điểm cân bằng. Với Robert S. Kaplan - giáo sư về phát triển kỹ năng lãnh đạo tại Trường Kinh doanh Havard - là người đứng đầu của Balanced Scorecard Collaborative, và David P. Norton - đồng sáng lập và là chủ tịch của Balanced Scorecard Collaborative - là hai vị kiến trúc sư, là “cha đẻ” khai sinh ra mơ hình BSC.
Thẻ điểm cân bằng chỉ ra cách thức các nhà quản lý có thể sử dụng cơng cụ mang tính cách mạng này để huy động nhân viên của họ hoàn thành sứ mệnh của cơng ty. Ngồi vai trò là một hệ thống đo lường, Thẻ điểm cân bằng còn là một hệ thống quản lý có thể chuyển năng lượng, khả năng và kiến thức riêng của nhân viên trong toàn tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược dài hạn.