Ngồi các cơng cụ truyền thống để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh như: ma trận SWOT, ma trận BCG… Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) để đo lường và thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình.
Mơ hình BSC đưa ra những mục tiêu và thước đo phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp. Những mục tiêu và thước đo này quan sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình kinh doanh nội tại, học tập và tăng trưởng. Bốn khía cạnh này tạo thành một khung mẫu cho Thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp biến chiến lược thành các tiêu chí hoạt động (Kaplan and Norton, 1992).
Để công ty Trường Thịnh có thể thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra, tác giả đề xuất xây dựng quy trình áp dụng mơ hình BSC cho cơng ty Trường Thịnh.
Đào tạo kiến thức về mơ hình BSC cho ban lãnh đạo
Lãnh đạo cấp cao phải thực sự hiểu biết về BSC, lợi ích mà BSC mang lại và hiểu rõ tại sao cần triển khai BSC để có thể tự tin quyết định và tham gia hiệu quả vào dự án.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Điều quan trọng trước khi triển khai BSC doanh nghiệp cần thực hiện là xác định các giá trị cốt lõi của tổ chức và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa, lựa chọn giá trị cốt lõi nào để tạo ra năng lực cạnh tranh và giá trị khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp công ty gắn kết được các thành viên trong tổ chức, là cơ sở để triển khai các chỉ tiêu xuống từng cấp bộ phận, từng cá nhân.
Xây dựng chiến lƣợc và mục tiêu kinh doanh rõ ràng, tập trung
Để triển khai BSC thành công, đầu tiên, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải xác định được chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Chiến lược và mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng và mang tính thực tế, có thể thực hiện được.
Xây dựng kế hoạch hành động và phân bổ nguồn lực
Việc xây dựng mơ hình BSC khơng chỉ tập trung ở việc thiết lập hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu mà cần phải xây dựng được các chương trình hành động và đầu tư cũng như kế hoạch phân bổ nguồn lực cần thiết. Từ đó mới có thể đánh giá xem doanh nghiệp có thể áp dụng mơ hình BSC hay khơng.
Xây dựng hệ thống theo dõi kết quả thực hiện
Để đảm bảo dự án BSC được thực hiện thành công, doanh nghiệp cần xây dựng thêm hệ thống theo dõi và cập nhật kết quả thực hiện các chỉ tiêu. Có thể xây dựng hệ thống theo dõi thủ công, đơn giản, hoặc sử dụng các bảng tính excel tự động cập nhật kết quả thực hiện chỉ tiêu khi nhập liệu hoặc sử dụng các phần mềm quản lý tự động để theo dõi kết quả thực hiện.
Xây dựng hệ thống lƣơng, thƣởng dựa trên thành tích
Các doanh nghiệp áp dụng thành công BSC đều xây dựng quy trình quản trị thành tích để kích thích các nhà quản lý, các bộ phận, cá nhân hoàn thành các mục tiêu của mình. Một hệ thống đãi ngộ dựa trên thành tích là cơng cụ vơ cùng quan trọng để hướng sự nỗ lực của các tổ đội và nhân viên vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị trên, các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu dựa trên 4 khía cạnh của mơ hình BSC, từ đó xây dựng các chỉ số đo lường từng mục tiêu và chương trình hành động để thực hiện mục tiêu.
Với việc ứng dụng mơ hình BSC, cơng ty có thể diễn giải chiến lược và mục tiêu kinh doanh dưới dạng hệ thống đo lường. Đội ngũ quản lý và nhân viên trong
cơng ty có thể nhận biết và tập trung vào các nhân tố then chốt thúc đẩy hiệu quả hoạt động, hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.