Lý thuyết về phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp để phát triển hệ thống thương mại của quận thủ đức đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

vi Kết cấu của đề tài

1.4 Lý thuyết về phân tích SWOT

Dựa vào phân tích ma trận SWOT để xác định định hướng phát triển cho hệ thống thương mại quận Thủ Đức.

1.4.1 Các thành phần chính của phân tích SWOT

Ma trận SWOT thường được trình bày bao gồm 4 phần thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh ( Strengs), điểm yếu (Weakneses), cơ hội (opportunities), đe dọa (threats). Mục đích của phân tích SWOT là so sánh những điểm mạnh và điểm yếu với những cơ hội và đe dọa thích ứng từ đó

hình thành các chiến lược thích ứng.

1.4.2 Các chiến lược của phân tích SWOT

- Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của tổ chức,

- Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội,

- Chiến lược S-T xác định những cách thức mà tổ chức có thể sử dụng

điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên

ngoài,

- Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn

không cho các điểm yếu của chính tổ chức làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.

1.4.3 Các bước để thiết lập một ma trận SWOT

- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của tổ chức - Liệt kê những điểm yếu bên trong

- Liệt kê những mối đe dọa lớn bên ngoài

- Kết hợp những điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ơ thích hợp

- Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược W-O

- Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối de dọa bên ngoài để hình thành chiến lược S-T

- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngồi để hình thành chiến

lược WT

- Thể hiện các chiến lược lên ma trận SWOT như sau:

O: những cơ hội 1. 2. T: Những nguy cơ 1 2. S: Những điểm mạnh 1. 2.

Chiến lược SO Chiến lược ST

W: những điểm yếu

1. 2.

Tóm tắt chương 1

Các loại hình thương mại được chia theo 2 dạng: các loại hình thương mại truyền thống bao gồm các loại hình chợ, các cửa hàng tạp hóa trong khu

dân cư, các loại hình thương mại hiện đại gồm các loại hình: siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng văn minh tiện lợi, xuất hiện từ những năm

1990.

Dựa theo quy mơ, vai trị đối với khu vực, định hướng đối với quá trình quản lý và phát triển, các chợ truyền thống được chia làm 3 loại, từ đó có định

hướng phát triển khác nhau cho từng loại chợ, chợ tự phát là hình thức thương

mại tự phát, khơng được thừa nhận, định hướng phải giải tỏa, để không ảnh

hưởng đến an tồn giao thơng, an ninh trật tự xã hội, vệ sinh an toàn thực

phẩm.

Các loại hình thương mại hiện đại gồm trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng văn minh tiện lợi.

Sự phát triển của hệ thống thương mại truyền thống chịu tác động của các yếu tố như: sự phát triển của kinh tế, sự hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống, mức thu nhập của người dân, tại thành phố HCM từ 2003 đến nay kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, hội nhập kinh tế ngày càng lớn là những điều kiện để thúc đẩy hệ thống thương mại hiện đại phát triển.

Định hướng chung của thành phố là tạo mọi điều kiện để các loại hình thương mại hiện đại phát triển, hiện đại hóa hệ thống thương mại.

Dựa vào các tiêu chí do thành phố xây dựng để định hướng xây dựng mơ hình chợ, siêu thị ngày càng văn minh, trong đó gồm 3 tiêu chí chính: tiêu chuẩn văn minh, sạch đẹp, an toàn.

Chương 1 cũng đưa ra tóm tắt lý thuyết về phân tích SWOT, cơng cụ được sử dụng để phân tích, xây dựng định hướng phát triển hệ thống thương mại trong các chương sau.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI

CỦA QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực trạng của hệ thống thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp để phát triển hệ thống thương mại của quận thủ đức đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)