Thực trạng hệ thống thương mại của quận Thủ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp để phát triển hệ thống thương mại của quận thủ đức đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 79)

vi Kết cấu của đề tài

2.2 Thực trạng hệ thống thương mại của quận Thủ Đức

Tính đến tháng 6 năm 2010, trên địa bàn quận Thủ Đức có 2 khu chế xuất, 1 khu cơng nghiệp, trên 100 doanh nghiệp của trung ương trú đóng trên

địa bàn thành phố, có khu đại học quốc gia và các đại học lớn của thành phố.

Cùng với sự phát triển như trên, hệ thống thương mại của Thủ Đức cũng có những bước phát triển trong giai đoạn 2003-2010. Tuy nhiên hệ thống thương mại truyền thống vẫn chiếm vai trò chủ yếu, Thủ Đức hiện có 14 chợ truyền thống 6 siêu thị, 1 trung tâm thương mại, 12 cửa hàng văn minh tiện lợi (siêu thị mi ni) để phục vụ nhu cầu người dân, trên địa bàn cũng còn tồn tại 14

điểm kinh doanh tự phát, chợ tạm.

2.2.1 Hệ thống thương mại truyền thống

2.2.1.1 Chợ chính thức

Với những đặc trưng của một quận được chuyển lên từ huyện ngoại thành: diện tích rộng dân cư khơng tập trung đơng, thu nhập của người dân cũng không cao, thói quen mua thực phẩm hàng ngày vẫn còn phổ biến là những lý do hệ thống chợ trên địa bàn Thủ Đức vẫn là địa điểm mua sắm chủ yếu của người dân. Tính đến 6/2010, hệ thống thương mại truyền thống vẫn chiếm vai trò quan trọng nhất trong việc mua sắm của người dân quận Thủ

Diện tích quận Thủ Đức 4.776 ha, chia thành 12 phường. Theo đặc điểm lịch sử dân cư, có 4 phường thuộc khu vực thị trấn cũ là Bình Thọ, Linh Chiểu, Linh Tây. Cịn lại các 9 phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh,

Linh Đơng, Linh Xn, Bình Chiểu, Trường Thọ, Tam Bình, Tam Phú, Linh

Trung hình thành từ các phường có đặc điểm nơng nghiệp, có cơ sở vật chất

kém được đầu tư hơn.

Cùng với sự phát triển dân cư, hệ thống thương mại cũng dần được hình thành, các chợ truyền thống được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân

theo phương thức đất của nhà nước, tiểu thương đóng góp tiền xây dựng chợ.

Tuy nhiên, việc xây dựng chợ truyền thống của quận Thủ Đức không được quy hoạch địa điểm ngay từ đầu mà phát triển từ các tụ điểm kinh doanh hình

thành trong khu dân cư, từ đó mới xây dựng nên chợ. Chính đặc điểm này

một mặt giúp cho chợ truyền thống trên địa bàn quận Thủ Đức không bị bỏ trống do đã quen việc kinh doanh từ trước khi hình thành chợ, và tại những

địa điểm có nhu cầu của người dân, nhưng mặt khác đa số các chợ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý về điểm kinh danh, về quy hoạch ngành hàng, về căn cứ pháp lý…gây khó khăn trong cơng tác quản lý chợ sau này.

Từ năm 2003 đến 2010, dân số quận Thủ Đức tăng nhanh, từ 346 ngàn

người (năm 2005) tăng thành 460 ngàn người (6/2010), trong đó chủ yếu là

tăng cơ học (lực lượng lao động, học sinh sinh viên chiếm khoảng 200 ngàn người). Theo sự phát triển công nghiệp 4 phường được tập trung các khu công

nghiệp lớn nhỏ của thành phố: Linh Trung, Linh Xuân, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, 4 phường này cũng đồng thời tập trung dân cư với mật độ lớn

trong đó chủ yếu là dân nhập cư đến sinh sống và làm việc cho các khu cơng

nghiệp, khu chế xuất có nhu cầu rất lớn về mua sắm hàng hóa thiết yếu nhất là

nói chung chưa theo kịp tốc độ phát triển dân cư, từ đó có một khoảng trống

lớn trong việc đáp ứng nhu cầu cho nhân dân. [phụ lục 5]

Trước thời điểm 2003, tại quận Thủ Đức có 9 chợ truyền thống. Trong

giai đoạn 2003-2010, trên địa bàn quận Thủ Đức phát sinh mới 5 chợ, nâng

tổng số chợ truyền thống trên quận là 14 chợ, trong đó 5 chợ mới phát sinh

đều do Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH đầu tư kinh doanh,

tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định 02 là không dùng vốn ngân sách

để đầu tư phát triển chợ trừ vùng sâu, vùng xa. Trong 14 chợ tại quận Thủ Đức chỉ có 1 chợ loại 1 thuộc sự quản lý của thành phố, 1 chợ loại 2 thuộc

quản lý của UBND quận, còn lại là các chợ loại 3 thuộc quản lý của UBND

các phường. [phụ lục 4]

Những chợ được xây dựng sau khi có quyết định 144 của UBND thành phố đều là những chợ tư nhân, có quy mơ nhỏ (chợ loại 3 - trừ chợ Đầu mối là chợ loại 1 hình thành theo chủ trương di dời chợ của UBND thành phố HCM), tập trung tại những khu vực có nhu cầu, tuy nhiên chưa đáp ứng kịp nhu cầu tăng nhanh chóng của người dân.

Hệ thống chợ trên địa bàn Thủ Đức được phân bố hợp lý, tương đối đều

trên 12 phường. Trong 12 phường có 2 phường hồn tồn khơng có chợ (Linh

Chiểu, Tam Phú), 2 phường có chung 1 chợ loại 2 là Thủ Đức, còn lại 12 chợ loại 3 phân bố trên địa bàn 9 phường còn lại. Xét về bán kính phục vụ hệ thống chợ phân bố hợp lý, khơng có khu vực chợ nào quá gần nhau, ảnh

hưởng đến hoạt động của nhau. Mỗi chợ được xây dựng đều được tính tốn sẽ đáp ứng nhu cầu của một cụm dân cư nhất định, từ đó các chợ nhất là các chợ

mới được xây dựng trong giai đoạn 2003-2010 đều hoạt động tương đối ổn

định.

như các khu vực Khu phố 4 Linh Trung (gần khu chế xuất Linh Trung I),

Tỉnh lộ 43 khu phố 1,2 phường Bình Chiểu, Khu phố 6,7,8,9 phường Hiệp Bình Chánh…đây là những địa điểm quận luôn kêu gọi đầu tư xây dựng chợ

nhưng chưa thực hiện được.

Hệ thống chợ với số lượng nhiều nhưng hoạt động chưa hiệu quả, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ thực hiện cơng tác quản lý cịn hạn chế thể hiện qua các điểm như sau

a. Cơ sở vật chất của chợ truyền thống quận Thủ Đức xuống

cấp, thiếu các cơng trình phục vụ cho hoạt động của chợ

Do 12 trên14 chợ chính thức của quận Thủ Đức được xây dựng trước khi nghị định 02 của Chính phủ về quản lý và phát triển chợ ra đời, nên các chợ tại Thủ Đức các cơng trình thiết yếu hỗ trợ cho hoạt động của chợ còn chưa

đầy đủ

Bảng 2. 4 Các cơng trình thiết yếu tại các chợ quận Thủ Đức

STT Tiêu chí Số lượng chợ có trang bị Tỷ lệ (%) 1 Có trang bị thiết bị PCCC 13 93 2 Có nơi tập kết rác 11 79 3 Có nhà vệ sinh 12 86 4 Có nơi để xe 11 79 Nguồn: tính tốn tổng hợp Tại Thủ Đức chỉ có 2 chợ loại 1 và 2 là chợ Đầu mối và Thủ Đức có các trang bị theo yêu cầu của nghị định 02, còn lại 12 chợ loại 3 chưa được đầu tư bài bản, trong đó có 2 chợ khơng có trang bị PCCC, nhà vệ sinh (do chỉ kinh doanh 1 buổi), có 3 chợ khơng có nơi để xe cho khách, từ đó việc kinh doanh tại chợ của tiểu thương cũng gặp nhiều khó khăn. Thấy được nhược điểm này

nhưng cơ quan chủ quản chợ không thể khắc phục do khơng có diện tích đất

Cơ sở vật chất của hệ thống chợ xuống cấp, chưa đáp ứng nhu cầu do các

chợ được xây dựng khá lâu [phụ lục 4]. Hiện nay các chợ ở Thủ Đức chia thành 3 nhóm chợ.

+ Nhóm chợ có cơ sở vật chất tốt (được duy tu sửa chữa thường xuyên – giá trị sử dụng còn hơn 70%): gồm các chợ Bình Phước, Tam Bình, Đầu Mối, Thủ Đức B, Hiệp Bình Chánh, Lê Mai (chiếm 5/14 chợ - chiếm tỷ lệ 36%).

+ Nhóm chợ có cơ sở vật chất trung bình: (có duy tu sửa chữa nhưng

chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, giá trị sử dụng cịn lại từ 50-dưới 70%):

gồm các chợ Bình Triệu, Xuân Hiệp, Linh Trung.

+ Nhóm chợ có cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng – khơng cịn phù hợp cho tiểu thương trong kinh doanh: Khiết Tâm, Tam Hải, Tam Hà, Từ

Đức, Linh Xuân.

Tại nhóm chợ thứ 3 dù mọi công tác quản lý khác được hỗ trợ tối đa, việc kinh doanh của tiểu thương cũng khơng thể thuận lợi, tình trạng nhà lồng bỏ trống, ra chiếm lòng lề đường kinh doanh trở nên phổ biến, gây khó khăn cho cơng tác quản lý, ảnh hưởng an tồn giao thơng và mọi mặt đời sống.

Trong giai đoạn 2003-2010, các chợ đã được quan tâm sửa chữa, nhưng do yêu cầu của Nghị định 02 nhà nước chỉ hỗ trợ một phần đối với kinh phí sửa chữa chợ như sau:

+ Số lượng chợ cải tạo nâng cấp: 7 chợ, Trong giai đoạn 2003-2010, quận không sử dụng ngân sách xây dựng mới chợ, chỉ thực hiện cải tạo nâng cấp chợ theo chủ trương xã hội hóa nhà nước và nhân dân cùng làm với tổng

đầu tư gần 10 tỷ đồng, trong đó phần đóng góp của nhân dân là 5,8 tỷ đồng. Điều này cho thấy quận có quan tâm trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho hệ

thống chợ truyền thống, tuy nhiên chỉ có 3 chợ thực hiện được mở rộng so với 2003, với thuận lợi là xây nhà tiền chế, phát triển khu vực kinh doanh thực

phẩm tươi sống, còn 6 chợ còn lại đều chủ yếu sửa chữa nhỏ, từ đó chưa phát huy hiệu quả.

+ Về công tác sắp xếp lại các khu vực kinh doanh tại chợ: cùng với việc mở rộng diện tích kinh doanh, có 3 chợ thực hiện sắp xếp việc kinh doanh

theo ngành hàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cịn lại 9 chợ hiện hữu có ngành hàng chưa đảm bảo nguyên tắc thương phẩm học, tuy nhiên nhiều

lần sắp xếp lại không thành công do tiểu thương không đồng thuận, khơng

hốn đổi vị trí kinh doanh, diện tích điểm kinh doanh tại 8 chợ không bảo

đảm theo yêu cầu tối thiểu (3 m2) của nghị định 02, chợ có điểm kinh doanh nhỏ nhất là 1.44 m2, từ đó việc trưng bày hàng hóa kinh doanh của tiểu

thương gặp khó khăn.

b. Hệ thống chợ truyền thống tại Thủ Đức chưa khai thác hết công công suất hoạt động của chợ

Chợ truyền thống của Thủ Đức chiếm giữ những vị trí mặt tiền, tổng diện mặt bằng kinh doanh tại chợ là 255.282 m2 đất, trong đó chợ loại 2-3 là

38.553 m2 đất. Giải quyết nhu cầu mua bán của gần 3.000 tiểu thương (chỉ

tính trên số tiểu thương kinh doanh cố định tại chợ). Quan điểm của thành phố và quận đều khơng xem chợ là loại hình kinh tế chỉ để khai thác nguồn thu, việc thu từ chợ duy trì trong mức trung bình thấp theo quy định quy định về thu phí chợ. Hoạt động quản lý hệ thống chợ chủ yếu tập trung tạo điều kiện

để chợ hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu dân cư, từng bước xây dựng chợ văn minh thương nghiệp để thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh với các loại

hình thương mại hiện đại. Tuy nhiên, chợ chưa khai thác hết công suất mặt bằng thể hiện qua việc chỉ kinh doanh 1 buổi (6/13 chợ loại 2-3), nhà lồng bỏ trống không kinh doanh, hiệu suất sử dụng nhà lồng chợ chỉ đạt trung bình 60% so với cơng suất thiết kế.

Ngun nhân là do diện tích kinh doanh nhỏ hẹp, nhà lồng xuống cấp,

hơn nữa do các thiết kế trước đây, khu vực nhà lồng kiên cố để kinh doanh

các mặt hàng như vải, quần áo…nhưng hiện tại các ngành hàng này phải chịu cạnh tranh mạnh từ các loại hình thương mại hiện đại từ đó nhà lồng thường

có xu hướng bỏ trống hoặc kinh doanh nhưng không sung túc.

c. Công tác điều hành, quản lý hệ thống chợ còn nhiều bất cập

· Các cơ sở pháp lý để điều hành hệ thống chợ

Như đã trình bày, đa phần các chợ được hình thành và đi vào hoạt động trước khi Nghị định 02 mang tính chất chấn chỉnh về quản lý hệ thống chợ

trên toàn quốc ra đời, theo đó chuẩn hóa mọi mặt về cơng tác quản lý chợ. Do

đó, đa số các chợ tại quận Thủ Đức khơng có ràng buộc pháp lý giữa nhà nước (đơn vị chủ quản cơ sở vật chất) và người kinh doanh (tiểu thương- người sử dụng quầy sạp, điểm kinh doanh) do đó xuất phát nhiều biến tướng,

phức tạp trong công tác quản lý do thiếu pháp lý ràng buộc. Cụ thể như sau + Về hợp đồng thuê điểm kinh doanh: chỉ có 3/14 chợ thực hiện, chủ yếu các chợ phát triển sau khi có nghị định 02, qua đó quy định về quyền và nghĩa vụ của tiểu thương cũng như cơ quan chủ quản, khi hai bên có tranh chấp tiến hành xử lý theo hợp đồng. Hợp đồng có quy định thời hạn, khi hết hạn hợp đồng sẽ có tính tốn lại cho phù hợp.

+ Sơ đồ ngành hàng: có 8 chợ có sơ đồ ngành hàng được phê duyệt. Quy định về khu vực kinh doanh – khơng được bố trí kinh doanh sai với quy định đã được duyệt, đảm bảo những nguyên tắc của ngành y tế để bảo đảm an toàn

vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, có 2 chợ chỉ thực hiện cơng nhận sơ đồ hiện hữu, chưa sắp xếp được ngành hàng theo nhóm riêng biệt (Từ Đức, Bình Triệu).

+ Nội quy chợ: Nội quy chợ chưa được duyệt chung từng chợ, có điều chỉnh theo tình hình thực tế. (chỉ có 2 chợ thực hiện được nội quy – được duyệt và điều chỉnh khi có quy định thay đổi)

+ Quyết định công nhận chợ: 9 chợ

+ Về đăng ký kinh doanh:13 trên14 chợ có thực hiện.

+ Về các khoản thu: thuế thu hàng năm trên 14 chợ gần 2 tỷ đồng, nguồn thu phí chợ từ 9 chợ thuộc nhà nước quản lý hàng năm hơn 1, 2 tỷ đồng, trong

đó chi cho ban quản lý, hoạt động sửa chữa nhỏ tại chợ chiếm khoảng 40%

nguồn thu. [nguồn số liệu thứ cấp]

Theo chủ trương của Nghị định 02, khuyến khích mọi thành phần kinh tế

tham gia đầu tư quản lý chợ, từng bước chuyển đổi hình thức ban quản lý chợ (nhân viên nhà nước) sang hình thức tổ chức quản lý chợ (Hợp tác xã, doanh

nghiệp…) tuy nhiên Thủ Đức chủ yếu thực hiện được đối với các chợ xây mới (do tư nhân đầu tư) còn việc chuyển đổi mơ hình là chưa thực hiện được (hiện đang thí điểm 1 mơ hình đấu thầu chợ dự kiến thực hiện trong cuối năm 2010)

Như vậy, có 9 chợ thuộc nhà nước với mơ hình ban quản lý chợ lĩnh lương từ nhà nước (8 chợ loại 3, 1 chợ loại 2), 2 chợ thuộc Hợp tác xã, 3 chợ

do doanh nghiệp đầu tư quản lý. [bảng phụ lục 4]

Mơ hình doanh nghiệp, tổ chức quản lý chợ hiệu quả hơn do lợi nhuận của đơn vị phụ thuộc trực tiếp vào cơng tác quản lý, từ đó đơn vị quản lý linh

động trong mọi công tác tổ chức trong khuôn khổ cho phép tạo mọi điều kiện

cho chợ hoạt động hiệu quả.

· Về năng lực quản lý điều hành hệ thống chợ

Chế độ đãi ngộ thấp khiến chưa thu hút được người có trình độ hoạt động trong lĩnh vực quản lý chợ

+ Trình độ nhân sự của Ban quản lý các chợ theo kết quả khảo sát là

khá thấp, đáng chú ý là trình độ của Trưởng Ban quản lý các chợ cũng không cao, chủ yếu trình độ 12/12, khơng có trình độ chun mơn nghiệp vụ (Ngồi chợ đầu mối có nhân viên có trình độ khá cao so với mặt bằng chung, cịn lại có 2 chợ loại 2,3 có trình độ đại học tại chức nhưng chỉ là cử nhân chính trị và

1 đại học sư phạm – [nguồn số liệu thứ cấp – tính tốn tổng hợp]), do đó các chợ

chủ yếu điều hành theo kinh nghiệm và cách thức riêng của mỗi trưởng ban quản lý chợ. Nắm vững các văn bản quy phạm trong lĩnh vực chợ, được tập huấn chuyên môn cũng là một trong những cánh thức để nâng cao năng lực của Ban quản lý các chợ, tuy nhiên việc này cũng chưa được quan tâm đúng mức, ban quản lý các chợ hàng năm không được tập huấn hoặc giao lưu học tập lẫn nhau trong cách thức quản lý. Từ năm 2005 đến nay chỉ có tập huấn về nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, chưa có hội thảo về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý chợ.

Nguyên nhân của việc này là do chế độ sử dụng lao động, chế độ đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp để phát triển hệ thống thương mại của quận thủ đức đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 79)