Các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội mô HÌNH CHUYỂN đổi từ TRỒNG lúa SANG NUÔI tôm ở TỈNH cà MAU (Trang 63 - 79)

V.2.1. Giải pháp về chính sách

- Chính sách sử dụng mặt đất, nước cho NTTS

Để đảm bảo sử dụng mặt nước cho NTTS bền vững cần sớm hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước cho người nuôi hoặc ký hợp đồng sử dụng mặt nước lâu dài từ 20 năm trở lên để tạo điều kiện cho người nuôi tôm đầu tư sản xuất cũng như kêu gọi đầu tư từ các nguồn khác vào hoạt động nuôi tôm.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo phát triển NTTS bền

vững

+ Cần tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ các cấp có chức năng quản lý nhà nước về NTTS, kể cả về chất lượng và số lượng, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý một lĩnh vực đang phát triển nhanh ở tỉnh và vùng, đảm bảo mỗi 01ha phải có ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp đại học trở lên.

+ Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về: quản lý, quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản, kể cả chuyên môn sâu về miễn dịch và bệnh học sinh vật phục vụ phát triển NTTS của tỉnh và vùng.

53

+ Xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển NTTS, tạo nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án thuỷ lợi phục vụ các vùng chuyển đổi sang NTTS tập trung.

+ Xây dựng chính sách tín dụng cho NTTS phù hợp hơn, đủ đảm bảo cho người nuôi quy mô hàng hoá có đủ vốn sản xuất và thời gian hoàn vốn, đồng thời mạnh dạn đầu tư cho các hộ nghèo tham gia NTTS quy mô vừa và nhỏ vay vốn sản xuất để tạo cơ hội cho họ tham gia hưởng lợi từ NTTS hàng hoá, hoà nhập với cộng đồng chung của ngành thuỷ sản từ đó tiến tới giảm nghèo. Thủ tục vay vốn cần được đơn giản hơn, giảm bớt phiền hà cho người vay.

+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu NTTS hàng hóa tập trung, nhất là hệ thống thuỷ lợi, cống, trạm bơm, hệ thống kênh cấp, kênh tiêu cấp I để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững. Thực hiện các chương trình ưu đãi cho các chủ đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng sâu, vùng xa.

+ Ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển các vùng, cho chế biến các sản phẩm thủy sản của các đối tượng nuô mới, có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.

+ Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau vào quá trình phát triển NTTS. Đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào chế biến, NTTS trong vùng sẽ được hưởng các ưu đãi theo quy định của Nhà nước và các ưu đãi riêng có của vùng cũng như của từng địa phương về cấp quyền sử dụng đất, vay vốn, thuế … tạo điều kiện thu hút đầu tư phục vụ cho sự phát triển của ngành thuỷ sản trong vùng.

- Chính sách khoa học công nghệ cho NTTS bền vững

+ Xây dựng chính sách nghiên cứu cơ bản phục vụ NTTS bền vững, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ sinh học trong thuỷ sản (tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện liên quan đến việc ứng dụng các quá trình sinh học thành nguồn lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi, như tạo ra các sản phẩm nhờ quá trình lên men, sản xuất và sử dụng enzym cho các mục đích khác nhau, sử dụng vi sinh vật để làm sạch môi trường);

+ Phát triển nguồn nhân lực thuỷ sản hiện đại gồm: nâng cao kiến thức công nghệ sinh học hiện đại cho một số cán bộ đầu ngành, có kinh nghiệm; đào tạo cán

54

bộ trẻ có trình độ cao về các lĩnh vực khác nhau của công nghệ sinh học; xây dựng năng lực phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học ở cả cấp Trung ương (các viện nghiên cứu, trường đại học) và cấp địa phương, chú ý xây dựng đội ngũ ứng dụng công nghệ sinh học trong NTTS (kiểm soát bệnh, môi trường, chất lượng giống thuỷ sản…)

+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong NTTS.

- Chính sách thị trường thuỷ sản

+ Song song với việc phát triển thị trường ngoài nước, cần có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, xây dựng thói quen dùng hàng thủy sản, nhất là hàng thuỷ sản đã qua chế biến, có giá thành phù hợp với điều kiện của từng khu vực dân cư.

+ Có chính sách tăng cường sự khuyến khích và hướng dẫn các vùng nuôi tập trung hình thành vùng sản xuất có thương hiệu, vùng nuôi tốt, vùng nuôi an toàn để cung cấp các sản phẩm sạch theo yêu cầu thị trường.

+ Hình thành chính sách tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm NTTS: Khuyến khích công tác quảng bá thương hiệu và sản phẩm NTTS.

- Chính sách tài chính đối với NTTS

+ Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất giống.

+ Không đánh thuế đối với các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng thuỷ sản để góp phần nâng cao sức tiêu thụ hàng thuỷ sản của dân cư.

- Chính sách khuyến ngư và giảm rủi ro cho người nuôi

+ Xây dựng mạng lưới và đội ngũ cán bộ khuyến ngư đủ mạnh làm cầu nối giữa khoa học công nghệ về nuôi trồng thuỷ sản với thực tế sản xuất, góp phần tích cực vào sản xuất thuỷ sản an toàn (sản phẩm thủy sản “sạch”).

+ Xây dựng chính sách phòng ngừa rủi ro trong NTTS bằng việc khuyến khích các địa phương thành lập Quỹ giảm rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản để hỗ trợ cho hộ nuôi (trước mắt là đối với vùng nuôi tập trung) xử lý ao, đầm nuôi có thuỷ sản bị bệnh và khắc phục những rủi ro khác trong nuôi trồng thuỷ sản.

55

V.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo

- Phải xây dựng và cải tạo đồng ruộng chuyển đổi theo đúng kỹ thuật, phù hợp với các mô hình và phương thức nuôi trồng. Lựa chọn mô hình sản xuất ở từng vùng phải phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và cung cấp nước. Nông dân mới vào nghề nuôi ở các vùng chuyển đổi nên nuôi quảng canh cải tiến kết hợp với trồng lúa để có thời gian làm quen với nghề, không nên chuyển ngay sang nuôi bán thâm canh khi chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật cần thiết.

- Cần bố trí quỹ đất hợp lý cho việc xây dựng ao chứa và ao lắng trong các vùng nuôi tập trung. Cần tiến hành xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi hoặc khi thải ra kênh mương chung.

- Ở những nơi có điều kiện, các vùng nuôi tập trung nên dành một khoảng diện tích nhất định để trồng rừng ngập mặn dọc bờ các kênh cấp và thoát nước cũng như một số vùng đệm để nước chảy qua được xử lý bằng sinh học.

- Tôm giống phải được thuần hoá trước khi đưa vào thả nuôi.

- Để đạt được sản phẩm nuôi có chất lượng cao, cần nhanh chóng triển khai nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học về môi trường, công nghệ vi sinh xử lý nước thải, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường; tìm các chất thay thế kháng sinh trong nuôi tôm,...

- Cần tập trung nghiên cứu hoàn thiện những mô hình nuôi an toàn và bền vững cho tỉnh và vùng. Các mô hình nuôi hữu cơ, bán hữu cơ và các mô hình nuôi luân canh, xen canh ở những vùng chuyển đổi trong vùng cần được đánh giá, xem xét lại để rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các quy trình công nghệ nuôi này và tạo cơ sở cho việc nhân rộng.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (CoC), thực hành quản lý tốt (BMP),…ra tất cả các vùng nuôi tôm sú trong vùng.

- Tập trung hoàn thiện các quy trình nuôi và sản xuất giống tốt, sạch bệnh, đẩy mạnh nghiên cứu về dịch bệnh thuỷ sản và cách phòng chống dịch bệnh.

- Tập trung xây dựng để sớm ban hành các tiêu chuẩn và định mức quy hoạch, các tiêu chuẩn ngành về quy trình công nghệ cho các hình thức nuôi, sản xuất giống, trại giống, khu sản xuất giống và khu nuôi tập trung.

56

- Giải pháp xử lý bùn ao và các chất lắng đọng: Đối với diện tích đất nuôi chuyên tôm bán thâm canh và thâm canh, cần có khoảng diện tích tương ứng để dùng làm bãi xử lý phế thải trong quá trình nuôi. Có thể sử dụng bùn đáy ao ủ với rơm rạ làm phân bón cho nông nghiệp. Sử dụng bùn ao trộn với một số tạp chất khác cho lên men để sản xuất phân vi sinh bón cho nông nghiệp và thuỷ sản.

V.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Cần mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn.

- Công nhân kỹ thuật và lực lượng sản xuất chính cần phải được đào tạo vừa cơ bản vừa thường xuyên do các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ NTTS thường diễn ra rất nhanh. Vì vậy, nên đưa các trường nghiệp vụ phát triển NTTS về sát với các vùng nuôi. Trường này có thể mở các lớp đào tạo mới hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày kết hợp với khuyến ngư.

- Cần mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn. Trung bình 50 ha NTTS cần một người.

- Số lượng cán bộ có trình độ dưới đại học và đại học có thể tính theo tỷ lệ sau: đào tạo 1 đại học, 3 cao đẳng và 10 trung cấp (có nghĩa là đào tạo theo mô hình 1/3/10). Riêng đối với cán bộ trình độ trên đại học thì đào tạo theo mô hình sau: Một thạc sĩ/50 kỹ sư, 1tiến sĩ /100 kỹ sư.

- Công nhân kỹ thuật và lực lượng sản xuất chính cần phải được đào tạo vừa cơ bản vừa thường xuyên do các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ NTTS thường diễn ra rất nhanh. Vì vậy nên đưa các trường nghiệp vụ phát triển NTTS về sát với các vùng nuôi. Trường này có thể mở các lớp đào tạo mới hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày kết hợp với khuyến ngư.

- Tăng cường phát sách báo, tờ rơi tuyên truyền về khoa học kỹ thuật trong NTTS, bảo vệ môi trường, chính sách pháp luật, hướng dẫn cho dân thực hiện đúng chính sách pháp luật. Thông qua hoạt động thường xuyên của các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền các thông tin này.

57

V.2.4. Giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất

- Công tác quy hoạch NTTS và chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang NTTS theo vùng và tiểu vùng nuôi là đặc biệt quan trọng và cần được làm tốt. Công tác quy hoạch sử dụng đất cho NTTS cần được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các ngành nghề khác, với phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường chung của từng tiểu vùng và địa phương. Cần có những định hướng, chủ trương, chính sách, biện pháp hỗ trợ mang tính khoa học cao. Sự đồng thuận giữa các tổ chức/đơn vị/ngành nghề và nhóm người có liên quan sẽ góp phần quan trọng đưa cộng đồng ven biển nói chung và các hoạt động NTTS ven biển nói riêng phát triển mang tính bền vững cả về kỹ thuật, môi trường và kinh tế-xã hội. Cần triển khai nghiên cứu và có giải pháp hợp lý đối với vấn đề biến đổi khí hậu gây nên hiện tượng nước biển dâng có ảnh hưởng nhiều đến phát triển NTTS của tỉnh và vùng ĐBSCL theo xu hướng thu hẹp diện tích NTTS nước ngọt và mở rộng tiềm năng cho phát triển NTTS nước mặn lợ.

- Tích cực hỗ trợ cho việc tổ chức sản xuất trong NTTS theo hướng hợp tác ở dạng tổ nhóm hợp tác với các chính sách hỗ trợ NTTS một cách hợp lý. Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội nuôi... nhằm gắn kết những người sản xuất với nhau tạo mối liên kết ngang để tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh trong sản xuất. Hiện nay ở một số tỉnh trong vùng người dân tự liên kết với nhau để sản xuất, người nông dân có đất thì góp đất, người có vốn thì góp vốn (bao gồm cả các tổ chức, tập thể, các nhân, giáo viên, công nhân, công chức Nhà nước…) hoạt động sản xuất dưới hình thức “tổ hợp tác”, thực tế mô hình này cho hiệu quả kinh tế rất cao so với các mô hình khác thì chúng ta cũng nên khuyến khích họ, bởi đây là một yếu tố cực tốt để liên kết sản xuất giữa các hộ với nhau. Các nhà kinh tế cũng đánh giá sau khi ra nhập WTO thì nhất thiết người dân phải liên kết với nhau thì mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Quan trọng nhất là quản lý được việc sản xuất và cung cấp các đầu vào chủ yếu cho NTTS (giống, thức ăn, thuốc thú ý thủy sản), cải thiện vấn đề tiêu thụ sản phẩm NTTS, cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường và an ninh ở các vùng NTTS. Bên cạnh các quy định và bộ máy quản lý của nhà nước, việc tổ chức sản xuất gắn liền với quản lý có sự tham gia của cộng đồng cũng là giải pháp cho vấn đề này.

58

- Tăng cường hệ thống kiểm dịch. Đối với các trung tâm cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong NTTS thì nên để cho một cơ quan quản lý, có thể giao cho sở tài nguyên và môi trường các tỉnh quản lý và giám sát thường xuyên thì sẽ hiệu quả hơn, bởi vì họ là cơ quan bên ngoài quản lý trực tiếp về vấn đề trên thì các báo cáo cũng như các cảnh báo về môi trường, dịch bệnh… họ đưa ra sẽ khách quan và chính xác hơn.

- Hình thức quản lý đối với hoạt động sản xuất NTTS trong vùng sẽ được xác định dựa trên quy mô diện tích và mức độ phát triển của các vùng nuôi.

- Đối với những khu chuyển đổi sang NTTS tập trung, hoặc những khu vực nuôi có diện tích trên 100 ha thì sẽ giao sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh quản lý, bởi vì khu vực nuôi này tập trung rất nhiều đối tượng khác nhau, ở các vùng, miền, tỉnh khác nhau đến để đầu tư NTTS, lại là khu vực nuôi thuỷ sản lớn nếu không được kiểm soát chặt thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh rất cao chính vì vậy phải giao cho cơ quan chủ quản quản lý để hạn chế tối đa rủi ro cho người nuôi.

- Đối với các khu vực nuôi không tập trung, diện tích nhỏ nên giao cho chính quyền địa phương quản lý thì sẽ hợp lý hơn, bởi vì họ là người bản xứ nên họ hiểu rõ nhân dân, phong tục tập quán của vùng đó.

- Đối với mô hình tổ hợp tác, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của mô hình này, đây là mô hình cấp thấp của HTX, hoạt động mang tính cộng đồng rất cao thì nên để cho cộng đồng tự quản lý và có sự theo dõi của chính quyền địa phương sở tại nơi tổ hợp tác NTTS hoạt động.

- Đối với mô hình kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường thì nên để cho thị trường điều tiết. Đây là mô hình của nền kinh tế thị trường hiện đại, tính tự chủ và độc lập rất cao thì nên để cho họ tự

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội mô HÌNH CHUYỂN đổi từ TRỒNG lúa SANG NUÔI tôm ở TỈNH cà MAU (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)