I.7.1. Nghiên cứu trong nước
Cho đến nay đã có một số đề trong nước đánh giá về kinh tế xã hội liên quan đến các mô hình chuyển đổi :
(1) Đề tài “Đánh giá tác động của ngành thuỷ sản tới nền kinh tế quốc dân” của tác giả Hà Xuân Thông (2003) đã đưa ra được hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và thực hiện đánh giá tác động của toàn ngành Thuỷ sản tới nền kinh tế quốc dân bao gồm: Kinh tế, xã hội, môi trường…, các chỉ tiêu này sẽ được tác giả kế thùa trong nghiên cứu này.
(2) Đề tài “Xây dựng hồ sơ các mô hình NTTS ở Việt Nam” của Phạm Đình Trọng (2005) đưa ra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của 20 mô hình NTTS trên phạm vi toàn quốc, các mô hình này không mang đặc điểm chuyển đổi. Nhưng về phương pháp điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội cũng là một tài liệu được tác giả tham khảo trong nghiên cứu này.
(3) Lê Tiêu La (2006) có nghiên cứu “Đánh giá tác động tiêu cực về mặt xã hội của NTTS mặn lợ và các giải pháp” đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá tác động của NTTS mặn lợ về mặt xã hội như: Văn hoá, giáo dục, việc làm, công bằng xã hội, thu nhập. Đây là đề tài có phương pháp nghiên cứu đánh giá về mặt xã hội của mô hình NTTS rất tốt mà cần phải kế thừa đưa vào nghiên cứu này.
(4) Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lý (2004) “Đánh giá môi trường trong NTTS ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý” đưa ra được hệ thống các tiêu chí đánh giá môi trường trong NTTS ven biển Việt Nam đồng thời đã đưa ra phương pháp lượng giá các chi phí môi trường của việc NTTS ven biển Việt
18
Nam bằng cách tính chi phí lợi ích mở rộng của các mô hình NTTS. Đây cũng là một tài liệu rất tốt có ý nghĩa quan trọng để tác giá kế thừa các phương pháp đánh giá về mặt môi trường để đưa vào nghiên cứu này. [7]
(5) Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường phục vụ sản xuất thuỷ sản bền vững” với chuyên đề “Đánh giá môi trường trong hoạt động NTTS ven biển ĐBSCL và đề xuất các giải pháp quản lý” đã sử dụng tổng hợp các bộ công cụ (chỉ số ASI, chi phí lợi ích mở rộng, hiệu quả kinh tế, ...) để đánh giá môi trường trong hoạt động NTTS ven biển ĐBSCL và trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp về quản lý.Đây cũng là một tài liệu rất tốt có ý nghĩa quan trọng để tác giá kế thừa các phương pháp đánh giá về mặt môi trường để đưa vào nghiên cứu này.
(6) Các đề tài đã được trích dẫn trong phần tổng quan cũng đã đánh giá về các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Các đề tài này đã đánh giá ở một số vùng, một số góc độ như việc ứng dụng mô hình lúa - cá, lúa - tôm ở những nơi phù hợp. Tuy vậy nhìn chung các đề tài này mới đưa ra các phạm trù chung về tổng thể hoặc mang nặng tính kỹ thuật mà chưa nghiên cứu sâu về yếu tố chuyển đổi, cả về kinh tế, xã hội, môi trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội các mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang NTTS tại Cà Mau sẽ kế thừa các đề tài liên quan, tập trung đánh giá sâu về góc độ chuyển đổi, về hiệu quả kinh tế - xã hội các mô hình chuyển đổi sang kết hợp NTTS, đánh giá lựa chọn mô hình hiệu quả nhất, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như việc hoạch định chính sách, chiến lược và quy hoạch, góp phần phát triển bền vững và nhân rộng các mô hình chuyển đổi ở vùng ĐBSCL.
I.7.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Phát triển bền vững, trong đó có phát triển NTTS bền vững, đang là mục tiêu của toàn cầu. Ở một số nuớc có ngành NTTS phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, ... đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tác động của NTTS về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường để nhằm mục tiêu phát triển bền vững nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi sang NTTS.
19
trồng thuỷ sản được phác thảo lần đầu tiên bởi Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) năm 1997. FAO đề xuất các tiêu chí gồm:
- Khả năng cấp nước và cân bằng nước. - Sử dụng đất/độ che phủ.
- Đặc trưng đất đai và thổ nhưỡng. - Đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng. - Thị trường. - Thời tiết/khí hậu.
Đây mới chỉ là những tiêu chí được đề xuất có tính hướng dẫn, chưa được áp dụng trên thực tế.
Năm 2002, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã công bố trên mạng Internet tài liệu Bách khoa thư về các chỉ thị môi trường đô thị, gồm 97 chỉ thị đơn. Trong bộ chỉ thị này, các vấn đề về chất lượng sinh thái đô thị, về đặc trưng xã hội - nhân văn đô thị cũng đã được tính đến. Cùng thời gian này, hai trường đại học của Mỹ (Đại học Yale và Đại học Columbia) đã phối hợp xây dựng lần đầu tiên chỉ số bền vững về môi trường (Environmental Sustainability Index = ESI) sử dụng trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2002. Chỉ số ESI được tính toán từ 20 chỉ thị phức hợp, mỗi chỉ thị phức hợp được tổ hợp từ 2 đến 8 chỉ tiêu. Báo cáo này cũng tính ESI cho 142 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Để đánh giá hiệu quả của chuyển đổi sang NTTS cũng sẽ kế thừa, chọn lọc sử dụng các tiêu chí, chỉ tiêu đã có của quốc tế trong đánh giá sự bền vững hay hiệu quả và tác động của NTTS khi phù hợp với khả năng, điều kiện của Việt Nam.
20
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường - Vị trí địa lý
Nằm ở tận cùng phía Nam của Tổ Quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải tháng 11 năm 1996. Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km), phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan; bờ biển Đông và Tây của tỉnh dài 254 km.
Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 8030' vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 90 33' vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch An huyện Thới Bình), điểm cực Đông 1050 24' kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi), điểm cực Tây 104043' kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển).
Biển Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển (giao lưu và phát triển kinh tế về khai thác, đánh bắt hải sản, buôn bán sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai thác dầu khí) với các địa phương trong nước, các nước khu vực Đông Nam Á và thị trường thế giới.
- Nhiệt độ
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao (trung bình 26,5oC), thuộc loại trung bình trong vùng ĐBSCL. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng IV, khoảng 27,6oC và thấp nhất vào tháng I, khoảng 25oC. Biên độ nhiệt độ trung bình trong năm là 2,7oC.
- Chế độ mưa
Trong năm có 2 mùa mưa và khô phân biệt rõ rệt. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau.
Lượng mưa ở Cà Mau cao hơn hẳn so với các nơi khác trong vùng ĐBSCL. Trung bình trong năm có 165 ngày mưa, đạt 2.360 mm/năm; trong khi ở Gò Công có 74 ngày mưa đạt 1.209,8 mm; Bạc Liêu 114 ngày mưa đạt 1.663 mm; Vĩnh Long 120 ngày mưa đạt 1.414 mm; Rạch Giá 132 ngày mưa đạt 2.050 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất trong năm thường từ tháng 8 đến tháng 10.
21
Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; Mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Ẩm độ trung bình năm là 85,6% mùa khô ẩm độ thấp hơn mùa mưa; thấp nhất vào khoảng tháng 3 hàng năm (khoảng 80,0%).
- Chế độ gió gần mặt đất
Chế độ gió thịnh hành cũng theo mùa, trung bình vận tốc gió là 2,7m/s; vận tốc gió cực đại là 57m/s xuất hiện ở hướng Tây.
Gió mùa mưa: Từ tháng IV đến tháng XI hàng năm, hướng gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây. Vận tốc gió bình quân dao động trong khoảng 1,8-4,5m/s. Trong mùa này thường xảy ra dông tố, lốc xoáy và ảnh hưởng của bão với cấp 7, cấp 8 hay hơn nữa. Vận tốc gió lớn nhất đo được là 57m/s ở hướng Tây.
Gió mùa khô: thịnh hành từ tháng XII đến tháng III (năm sau) hàng năm, hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông. Vận tốc gió bình quân trong mùa này dao động từ 1,6-2,8m/s. Vận tốc gió lớn nhất ghi nhận được là 48m/s ở hướng Đông Bắc.
- Bão: Tỉnh Cà Mau nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung ít bị ảnh hưởng trực tiếp của bão. Vào các tháng 10, 11, 12 bờ biển phía Đông bị ảnh hưởng của các cơn bão cuối mùa đổ bộ vào miền Nam Trung bộ, sức gió yếu và thiệt hại do bão gây ra không lớn.
- Sóng biển: Hướng và cường độ sóng biển phụ thuộc vào gió mùa trong năm
(gió Nam và gió Bắc). Cường độ sóng cấp 1-2 chiếm đa phần thời gian trong năm, ít khi xuất hiện sóng biển cấp 4-5. Cường độ và độ cao của sóng trong mùa khô thường mạnh và cao hơn trong mùa mưa.
Nơi trú gió của tàu biển: Cà Mau có nhiều cửa sông lớn và một số đảo nhỏ ven biển, do đó tương đối thuận lợi cho việc trú tránh gió bão của tàu thuyền khai thác thủy sản. Ngoài ra, với đặc điểm tự nhiên này việc thu mua, hình thành các cụm dịch vụ hậu cần nghề cá cũng khá tập trung và thuận lợi trong hoạt động. Ở vùng biển phía Tây các tàu có thể trú gió ở cửa sông Ông Đốc, cửa sông Bảy Háp, cửa Lớn, Hòn Chuối, Hòn Buông và quần đảo Nam Du. Ở vùng biển phía Đông có các tàu có thể trú gió ở cửa sông Gành Hào, cửa Bồ Đề, Hòn Khoai, Hòn Sao và Côn đảo.
- Chế độ thủy triều: Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ nhật triều không đều biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 3,0-3,5m vào các ngày triều cường và từ 1,8-2,2cm vào các ngày triều kém. Triều biển Tây có biên độ thấp hơn biển Đông, biên độ triều lớn
22
nhất chỉ khoảng 1,0 m. Tại cửa Sông Đốc, mực nước cao nhất + 0,85m đến + 0,95m, xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11; mực nước thấp nhất (- 0,4) đến + 0,5m, xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm.
+ Độ mặn
Vùng biển phía Tây Cà Mau cũng như vũng biển phía Tây Nam bộ trong mùa khô độ mặn dao động từ 29,8-32,2%oở tầng mặt và 31-32,2%oở tầng đáy. Độ mặn thấp vào tháng 1 và cao nhất vào tháng 4. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau khu vực phía Nam (vùng Tây Nam bộ) độ mặn dưới 31%o. Vùng ven bờ từ sông Ông Đốc đến vịnh Ông Trang, đặc biệt là khu vực mũi Cà Mau độ mặn giảm thấp, dao động từ 24-25%o.
Khu vực phía Bắc độ mặn trên 30%ovà cao nhất là khu vực giữa Hòn Anh Đông và Nam Du đạt đến trên 33%o. Sang tháng 2 độ mặn có xu thế giảm từ 34%o
xuống 32%o ở phía Bắc và từ 32%o xuống 30%o ở phía Nam. Sau tháng 3-4 độ mặn trung bình của nước cao trên 31%o. Xu thế độ mặn tăng từ bờ dưới 30%o, ra khơi 33 -34 %o.
+ Chế độ thủy triều
Khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ nhật triều không đều biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 3,0-3,5m vào các ngày triều cường và từ 1,8-2,2cm vào các ngày triều kém. Triều biển Tây yếu hơn biển Đông, biên độ triều lớn nhất chỉ khoảng 1,0m. Tại cửa Sông Đốc, mực nước cao nhất (+0,85)m đến (+0,95)m, xuất hiện vào tháng 10, tháng 11; mực nước thấp nhất (-0,4) đến 0,5m, xuất hiện vào tháng 4, tháng 5 hàng năm.
Chế độ bán nhật triều không đều biển Đông kéo dài đến tận cửa sông Bảy Háp. Khu vực này thông thường có 2 lần triều lên (2 đỉnh triều) và 2 lần triều xuống (2 chân triều) trong ngày. Thời gian triều lên ngắn, chỉ xấp xỉ 5 giờ, thời gian triều xuống từ 6- 7giờ. Riêng vào những ngày triều cường, thời gian triều lên kéo dài hơn, lớn nhất có thể đến 10giờ, ngược lại thời gian triều xuống lại ngắn đi, chu kỳ 1 con triều trung bình khoảng 1 đến 2 giờ 30 phút.
Chế độ nhật triều không đều vịnh Thái Lan ảnh hưởng tới cửa sông Đồng Cùng trở lên. Khu vực này thời gian triều lên và xuống xấp xỉ nhau, kéo dài từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ, vào những ngày triều cường thời gian triều lên kéo dài thêm 1-1 giờ 30 phút.
23
Trong 1 tháng có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều kém, mỗi kỳ kéo dài từ 3-4 ngày. Triều cường thường xuất hiện vào “ngày sóc” (mùng 1 âm lịch) và ngày “ngày vọng” (15 âm lịch). Các ngày triều kéo thường xuất hiện sau các ngày “thượng huyền” (ngày mùng 6 dương lịch) và “hạ huyền” (ngày 13 âm lịch) 2-3 ngày. Mỗi chu kỳ triều trung bình kéo dài từ 14 đến 15 ngày (đôi khi 13 ngày). Trong kỳ triều kém sinh ra một con nước “sinh” kéo dài 2-3 ngày với biên độ mức nước nhỏ nhất.
II.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội tỉnh Cà Mau
II.2.1. Diện tích, dân số và lao động
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.329,6 km2 (2010), bằng 13,1% diện tích vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và bằng 1,58% diện tích cả nước. Ngoài phần đất liền, Cà Mau có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5km2. Tỉnh Cà Mau có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh. Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là 1.118.830 người. Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, trong đó người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.
Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 232 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình cả nước và các tỉnh trong khu vực. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,52%/năm; tỷ lệ nữ giới chiếm 50,58% dân số. Thành phố Cà Mau có mật độ dân cư cao nhất, với 826 người/km2, kế đến là huyện Cái Nước 367 người/km2 và Trần Văn Thời 278 người/km2; mật độ dân cư thấp là huyện U Minh 119 người/km2 và Ngọc Hiển 112 người/km2. Dân số đô thị toàn tỉnh hiện nay là 20%; trong đó thành phố Cà Mau có tỷ lệ dân đô thị 60,27%.
Số người trong độ tuổi lao động là 733.541người, chiếm 60,15% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 614.005 người, chiếm 50,35% dân số và chiếm 83,7% lao động trong độ tuổi.
Chất lượng lao động của tỉnh xét theo học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Số lao động được đào tạo và lao động có tay nghề, kỹ thuật khoảng 110.000 người, chiếm 15% so với lực lượng lao động; trong đó sơ cấp, học nghề 30.000 người;
24
trung học chuyên nghiệp 15.000 người; cao đẳng, đại học, trên đại học 6.500 người, còn lại là lao động có kỹ thuật, tay nghề.
II.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm (GDP) giai đoạn 2001-2009 có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt bình quân 12,81%/năm, trong đó Khu vực I (Nông - Lâm - Ngư nghiệp) tăng