Giải pháp về môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới (Trang 29 - 34)

* Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu.

- Rà soát lại hệ thống luật lệ, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, trước hết là Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài.

- Thay đổi về căn bản phương thức quản lý nhập khẩu. Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế “hợp lệ” như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ nông sản. Sửa đổi biểu thuế và cải cách công tác thu thuế tiến tới xoá bỏ chế độ tính thuế theo tối thiểu.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định môi trườngpháp lý

để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài.

* Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường thế giới.

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang thị trường quốc tế có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.

* Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề. Hiện nay, nước ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Do đó khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa rất thấp. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này Việt Nam cần tổ

chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực để tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề trong các ngành chế tạo, sản xuất chế biến. Đồng thời Việt Nam nên phối hợp với các nước để gửi cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ, có triển vọng ra đào tạo ở nước ngoài. Ngoài vấn đề chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, Việt Nam cần phải quan tâm đào tạo để có đội ngũ cán bộ thương mại giỏi thì mới có thể đưa sản phẩm có chất lượng cao tới được thị trường thế giới.

* Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường quốc tế là công việc chính của doanh nghiệp nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau đây.

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển trên thị trường quốc tế thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường trước hết đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trự ctiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính.

- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu. - Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất .

- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo.

- Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ. Tổ chức các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín của hàng hóa Việt Nam đối với người tiêu dùng thế giới.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì mức độ cạnh tranh hàng hóa trên thị trường thế giới là vô cùng khốc liệt. Các doanh nghiệp của Việt Nam để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường thế giới thì sản phẩm không chỉ đảm bảo đáp ứng đủ về chất lượng mà còn phải có khả năng cạnh

tranh về giá. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất mà còn phải tích cực nâng cao, đào tạo trình độ đội ngũ lao động của mình, để nâng cao năng xuất lao động để có thể giảm giá thành sản phẩm. Không chỉ bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng mà các cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành có liên quan cũng cần phải nghiên cứu và xem xét thật kỹ lưỡng thị trường bên ngoài thế giới để đưa ra các chiến lược và chính sách xuất khẩu cụ thể, định hướng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng cần phải hỗ trợ và tạo môi trường thông thoáng thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể dễ dàng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường thế giới.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế ngoại thương, trường đại học ngoại thương. GS.TS Bùi Xuân Lưu và PGS.TS Nguyễn Hữu Khải/ Nhà xuất bản Lao động xã hội

2. http://www.gso.gov.vn : Trang web của tổng cục thống kê 3. http://www.moit.gov.vn : Trang web của bộ công thương 4. http://www.mof.gov.vn : Trang web của bộ tài chính 5. Tập bài giảng của bộ môn: Kinh tế thương mại

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w