Giải pháp về nguồn hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới (Trang 25 - 29)

1. Đối với sản xuất :

Hiện nay, do diện tích thâm canh, nuôi trồng bắt đầu bị giới hạn, việc tăng quy mô sản xuất, nuôi trồng gặp khó khăn hoặc chi phí cao nên thời gian tới để tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu cần tập trung khâu giống, phương pháp nuôi, trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm lượng chế biến trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu, qua đó nâng cao giá trị xuất khẩu.

Đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng, giá trị tạo mới cao hơn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, trước mắt tập trung vào xử lý vấn đề đồng đều về chất lượng của sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh và các qui định về an toàn.

Tập trung vào khâu công nghệ sau thu hoạch, từng bước nâng cao năng lực chế biến.

Mở rộng quyền kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu là đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên phụ liệu sản xuất hàng dệt may, giày dép, nguyên liệu sản xuất đồ gỗ... cho các doanh nghiệp, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu củaViệt Nam.

2. Công nghiệp phụ trợ

- Kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan... phải được nâng cấp và hoàn thiện

- Phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo công nhân kỹ thuật và chuẩn bị đồng bộ các yếu tố phụ trợ.

- Sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi như ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà máysản xuất nguyên liệu, đổi mới thiết bị, công nghệ...

- Có chính sách để thúc đẩy sự hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, dày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa... nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời.

3. Thu mua.

Thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu:

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa, đề nghị Chính phủ có chính sách cho người sản xuất nguyên liệu như nông dân trồng rau quả, người nuôi trồng thủy sản mua chịu cổ phần trong các nhà máy này.

- Cho người sản xuất nguyên liệu vay vốn từ Ngân hàng Phát triển để mua cổ phần trong các nhà máy chế biến hàng xuất khẩu. Thực hiện được điều này sẽ có thể tạo ra sự gắn kết lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến theo cơ chế đồng sở hữu, bảo đảm việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến một cách ổn định cả về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

- Các Bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của mình để chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, có vị thế trên thị trường như Tổng công ty rau quả, Tổng công ty cà phê… xây dựng phương án liên kết với người sản xuất nguyên liệu để đảm bảo ổn định chất lượng và nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Trên cớ sở đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác xây dựng mối liên kết với người nông dân.

4. Giải pháp đối với các nhóm hàng

a. Nhóm hàng nông sản như gạo, cà phê, cói…

- Duy trì và phát triển vùng nguyên liệu để cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.

- Ðầu tư khoa học công nghệ để tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

- Tổ chức tốt mạng lưới thu mua, khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng hai chiều với nông dân.

- Ða dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì... tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở trồng trọt với cơ sở chế biến.

- Quy hoạch vùng trồng nông sản cao cho xuất khẩu, thay đổi giống mới và tập quán canh tác.

- Tổ chức tốt mạng lưới thu mua, khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng hai chiều với nông dân.

b. Nhóm hàng thủy sản

- Mở rộng diện tích nuôi trồng.

- Chủ động về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh để tăng nhanh sản lượng, tiến tới xuất khẩu tôm chế biến.

- Hình thành chợ thuỷ sản để tạo nguồn hàng ổn định, tập trung, đảm bảo cho người nuôi trồng an tâm đầu tư phát triển nguồn hàng.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ và phát triển các vùng trồng thủy sản bền vững nhằm tạo nguồn nguyên liệu sạch bệnh chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu.

c.Thủ công mỹ nghệ:

- Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu: cói, trồng rừng, khai thác đá mỹ nghệ hợp lý... để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trong tỉnh.

- Xây dựng, phát triển làng nghề; hỗ trợ vốn, công nghệ, cán bộ cho các làng nghề; từng bước phát triển công nghiệp nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản hàng thủ công mỹ nghệ.

d. May mặc và da giầy

- Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giầy để phục tốt cho hoạt động của hai ngành này.

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giầy trong nước.

e. Nhóm ngành dịch vụ: - Du lịch:

Phối hợp với các đối tác nước ngoài và trong nước xây dựng các tour du lịch.

Cho phép ngành du lịch được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển

khách du lịch; cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng cơ chế ưu đãi đầu tư. Cần xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn đầu tư cho quảng bá du lịch trên thị trường quốc tế từ mọi nguồn, trong đó có ngân sách nhà nước.

-Xuất khẩu lao động:

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình xuất khẩu lao động Liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài và trong nước để phát triển xuất khẩu lao động; lựa chọn các đối tác có năng lực và uy tín cao; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu lao động.

Đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc cho các lao động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w