Về chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất tân thuận, thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 125)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2.3Về chính sách hỗ trợ

5.2 Những giải pháp đề xuất

5.2.3Về chính sách hỗ trợ

Chính sách hỗ trợ là những vấn đề cản ngại lớn nhất, “nóng” nhất và

căng thẳng nhất trong thu hút đầu tư tại khu chế xuất Tân Thuận, nó hơn hẳn giá thuê đất. Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy chính sách hỗ trợ là 1 trong 4 nhân tố tác động đến quyết định mở rộng đầu tư của các công ty. Nhiều nhà

đầu tư tại khu chế xuất Tân Thuận đã cảm thấy bất an và tuyên bố nếu khơng

có sự thay đổi họ sẽ rút đi. Những hạn chế của chính sách đầu tư làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư mới và việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp FDI.

Những hạn chế hiện nay:

- Chính sách ưu đãi đối với khu chế xuất và khu cơng nghiệp, các chính sách về thuế còn chưa ổn định, mức ưu đãi đối với dự án đầu tư vào KCN và dự án mở rộng cịn nhiều điểm chưa hợp lí, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn.

- Vấn đề nóng khác đã và đang tác động trực tiếp đến môi trường đầu

tư ở các khu chế xuất và khu cơng nghiệp là chính sách thuế. Việc chính phủ bãi bỏ các ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư vào khu chế xuất và khu

công nghiệp là hết sức bất lợi cho khách hàng tiềm năng nước ngoài và cũng

ảnh hưởng đến các nhà đầu tư hiện tại. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

doanh nghiệp như hiện nay, thì sẽ hết sức khó khăn để thu hút đầu tư. Các khu chế xuất và khu công nghiệp Việt Nam có ưu điểm nổi bật là giá nhân cơng rẻ và có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nay nếu khơng cịn ưu

đãi nữa, trong khi nhân công của Việt Nam mặc dù rẻ, nhưng trình độ tay

nghề lại thấp, thì rất có thể, Việt Nam sẽ khơng cịn được lựa chọn. Trên thực tế, ngay từ khi Nghị định số 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập DN ra đời, trong đó KCN, khu chế xuất khơng được liệt vào đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, khơng ít DN đã bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng.

- Thứ ba là sự chồng chéo giữa các văn bản. Đến nay, KCX Tân Thuận TP.HCM được áp dụng cơ chế thí điểm mở rộng chức năng hoạt động đã hơn 10 năm, các văn bản quy định hoạt động của các doanh nghiệp trong KCX

này đang có sự chồng chéo, khiến cơ quan Hải quan gặp khó trong việc thực hiện. Ví dụ, cơng văn số 7322/BKH-KCN ngày 18-11-2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép các doanh nghiệp hiện có tại KCX Tân Thuận được thực hiện dịch vụ thương mại quốc tế, cụ thể là mua hàng hóa ở nước ngồi đến bán cho nước thứ ba. Tuy nhiên, hiện nay trong công văn số 6321/BCT-XNK ngày 29-6-2010 của Bộ Công Thương lại quy định: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, kể cả những doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu chỉ được thực hiện tạm nhập hàng hóa phục vụ các dự án đầu tư tại Việt Nam, không tham gia kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất hàng hóa và chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Cơng Thương có cơng văn số 7483/BCT-XNK ngày 16-8-2012 quy định quyền xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất như sau: sản xuất hàng Việt Nam xuất khẩu, nhưng không được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc sản xuất tại nước ngồi.

Về lĩnh vực thuế, tại Thông tư 75/2005/TT-BTC ngày 7-9-2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và thủ tục thuế, hải quan

đối với việc thí điểm mở rộng chức năng KCX Tân Thuận lại chồng chéo với Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15-11-2012 của Bộ Tài chính.

- Vấn đề thứ tư được các doanh nghiệp kiến nghị nhiều nhất là việc

khơng cịn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần đầu tư mở rộng. Theo các doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn chung của

nền kinh tế thế giới hiện nay, họ rất cân nhắc quyết định tiếp tục mở rộng đầu tư.

Những giải pháp đề xuất:

Thứ nhất, cải thiện các chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp: - Chính phủ phải hồn thiện cơ chế chính sách, và cơ chế chính sách là phải mang tính ổn định, bền vững, khơng thể nay chính sách này, mai chính

sách khác thì nhà đầu tư khơng thể n tâm. Cho nên cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để tạo mơi trường thuận lợi hơn cho nhà đầu tư.

- Coi trọng công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, chính sách của các nướcđể có chính sách phù hợp. Đặt mơi trường đầu tư lên hàng đầu và phải

xem xét trong thế cạnh tranh với khu vực. Như ở Singapore cho phép DN được hưởng mức thuế suất thấp hơn 5% trong thời gian 10 năm đối với thu

nhập từ đầu tư mở rộng, căn cứ vào tiêu chí: Tạo ra giá trị gia tăng cao, mở

rộng quy mô, làm tăng sản lượng thực tế... Dự thảo hiện hành đang áp dụng

ưu đãi theo “phạm vi” lĩnh vực, địa bàn có quy định khuyến khích đầu tư kèm

theo u cầu về đổi mới kỹ thuật, dây chuyền sản xuất mở rộng (trong cùng

lĩnh vực), như vậy là rất hẹp.

Tuy nhiên, Việt Nam đã là thành viên WTO, nên chính sách hỗ trợ phải nằm trong phạm vi cho phép của Hiệp định SCM (về vấn đề tài trợ và các

biện pháp chống tài trợ) của WTO. Theo các nguyên tắc chung của WTO, việc thành lập và hoạt động của các khu kinh tế (như khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu công nghệ cao v.v.) Với các chế độ ưu đãi riêng biệt dành cho các doanh

thống nhất trong chính sách thương mại, thuế quan và thuế nội địa của một

nước.

Do vậy, Việt Nam đã cam kết áp dụng các quy định về thành lập và hoạt động của các khu kinh tế phù hợp với nguyên tắc của WTO cũng như các cam kết về trợ cấp công nghiệp, thuế nội địa và các quy định khác; cụ thể là: - Không áp đặt điều kiện bắt buộc xuất khẩu hay nội địa hóa đối với

các doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, kể cả KCX.

- Áp dụng thủ tục hải quan và các ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất, nhậpkhẩu từ các khu này như quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào khu vực khác (ngoài các khu này) trên lãnh thổ Việt Nam.

- Các doanh nghiệp hoạt động tại các khu này có thể được hưởng ưu đãi

đầu tư mà không gắn với điều kiện phải xuất khẩu hay sử dụng nguyên liệu,

hàng hóa trong nước.

Thứ hai, cải thiện các chính sách ưu đãi về thuế, rà sốt và hồn thiện các chính sách khuyến khích mở rộng đầu tư dành cho các doanh nghiệp hiện hữu trong khu chế xuất Tân Thuận:

- Việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của cả nước. Cần trao đổi và tìm kiếm giải pháp để

đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ĐTNN, tuy nhiên việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo đúng mục tiêu cơng bằng và khơng có sự phân biệt đối xử

với các DN có vốn đầu tư trong nước.

- Việc bỏ ưu đãi thuế về phần đầu tư mở rộng là điều không hợp lý.

Nếu những ưu đãi này không cịn thì doanh nghiệp cũng sẽ hỗn kế hoạch mở rộng việc đầu tư. Vì sao chính sách chỉ ưu đãi đối với những nhà đầu tư mới, trong khi những doanh nghiệp đầu tư lâu năm, gắn bó lại khơng cịn được

hưởng ưu đãi.

Thứ ba, rà soát và xử lý các văn bản pháp luật chồng chéo hiện nay, như đã nêu trên:

- Các bộ, ngành khi tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung văn bản

pháp luật chuyên ngành phải trên cơ sở thống nhất với pháp luật về KCN, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Các nhà đầu tư ln chú ý đến là tính ổn định và nhất quán của pháp luật nước sở tại. Do đó, một quy định mới được ban hành, nếu khác với các qui định trước đó thì cần phải có chi tiết vơ hiệu hóa các quy định trước, khơng thể song hành hai quy định trái ngược nhau. Từ thực tế đã nêu trên, đòi hỏi cơ quan chức năng cần xử lý các văn bản pháp quy chưa phù hợp, các văn bản mâu thuẫn lẫn nhau hiện nay. Không để xảy ra trường hợp các văn bản mâu thuẫn nhau trong tương lai và nếu có thì cần xử lý kịp thời. Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM nên thành lập một ban hiệu chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động trong khu chế xuất Tân Thuận, ban này có sự tham

vấn của các bộ ngành liên quan như kế hoạch đầu tư, tài chính hải quan,

thương mại… để rà sốt các văn bản hiện hữu xem có các văn bản nào chồng chéo hay mâu thuẫn nhau không, thu thập ý kiến của các cơ quan hữu quan, TTC, các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, từ đó báo cáo cho HEPZA

về đề xuất phương án sửa chữa kịp thời.

- Các văn bản pháp quy gọn gàng, dễ hiểu nhưng phải đầy đủ và chính xác.

Thứ tư, lắng nghe và giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp trong khu chế xuất nhanh chóng, hiệu quả thông qua các buổi tọa đàm, đối

thoại trực tiếp với các doanh nghiệp hoặc trả lời trực tiếp bằng văn bản để giải quyết các vướng mắc về thuế trong q trình điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế để đóng góp một cách

tích cực vào tăng trưởng kinh tế nói chung và cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tại KCX Tân Thuận nói riêng. Ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp trong khu chế xuất về các chính sách hiện tại để sửa đổi, bổ

Thứ năm, việc điều tiết thuế hay các quy định phải tránh gây sốc cho các doanh nghiệp mà phải có lộ trình cụ thể.Khơng nhà đầu tư nào dám liều lĩnh đầu tư vào một địa bàn mà chính sách thay đổi liên tục và những thay đổi này hoàn toàn bất lợi cho các nhà đầu tư cũng như đi ngược lại chính sách

khuyến khích đầu tư nước ngồi do Chính phủ đề ra.

5.2.4 Về nhân tố chi phí kinh doanh

Theo kết quả khảo sát, đa số các doanh nghiệp đều cho rằng giá thuê đất cao. Bất lợi của khu chế xuất Tân Thuận là giá đền bù, san lấp mặt bằng

quá cao, nên cơ cấu giá thành để tính cho thuê đất cao. Ví dụ, 1m2 phải đổ

vào 3m3 cát để tôn nền, như vậy để san lấp toàn bộ 300 ha cần đến 6 triệu m3 cát. Do đó khơng thể ép doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng hạ giá xuống cho bằng các tỉnh khác được, bởi họ làm kinh doanh dịch vụ, cho nên họ phải tính tốn lời lỗ.

Tuy nhiên, có thể có chính sách giá th đất linh hoạt hơn, chẳng hạn như sẽ giảm giá thuê cho các dự án mở rộng đầu tư, hay đối với ngành nghề ưu tiên thu hút và các công ty hiện hữu th thêm đất. Bên cạnh đó, những chi

phí khơng chính thức cần được xử lý để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

5.2.5 Về nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Tuy kết quả phân tích hồi quy cho thấy 2 biến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội ít có ý nghĩa trong đánh giá của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, nhưng khi thảo luận chuyên gia thì các chuyên gia vẫn đánh giá 2

yếu tố này có tầm quan trọng nhất định. Hơn nữa, về phía Ban quản lý khu

chế xuất, đây vẫn là hai yếu tố cần phải được điều chỉnh nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho tốt hơn để khơng ngùng nâng cao mức độ hài lịng của các nhà đầu tư thì nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật không tác động mạnh đến quyết

định mở rộng đầu tư của các công ty. Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp

Khuyến khích Cơng ty Phát triển hạ tầng xây dựng sẵn nhà xưởng tiêu chuẩn, trung tâm dịch vụ phục vụ công nghiệp phù hợp các ngành sản xuất phần mềm, công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển.

- Phát triển xây dựng nhà xưởng cao tầng đa công năng, giảm ô nhiễm môi trường để tăng diện tích sàn cơng nghiệp.

- Về hạ tầng giao thơng bên ngoài khu chế xuất, việc tắc cầu, đường khu

vực quanh KCX Tân Thuận và cảng Sài Gòn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng

đến sinh hoạt đô thị, nhất là thiệt hại về thời gian, vật chất cho cả doanh

nghiệp và xã hội. Do đó cần có kế hoạch mở rộng các tuyến đường xung

quanh khu chế xuất để giảm bớt ùn tắt giao thơng, ví dụ như đường Bùi Văn Ba, nơi tập trung khá đông khu nhà trọ công nhân khu chế xuất Tân Thuận.

- Về hạ tầng giao thông bên trong khu chế xuất, có thể nói, các con đường trong KCX Tân Thuận khá tốt, tuy nhiên, cơ sở vật chất tốt vẫn chưa đem đến cái đẹp toàn diện cho hệ thống giao thông nơi đây khi mà tai nạn đáng tiếc

vẫn cịn xảy ra. Vì vậy HEPZA và Cơng ty phát triển hạ tầng có trách nhiệm giáo dục, thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, trật tự an tồn giao thơng trong cán bộ, cơng nhân viên, bố trí nhân viên bảo vệ điều tiết giao thơng bên trong và trước cổng KCX trong các giờ vô ca và tăng ca.

- Với đặc thù là ngành cơng nghiệp gia cơng nên lượng hàng hóa trong khu chế xuất Tân Thuận rất lớn, nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn… vì vậy cần quan tâm hơn đến cơng tác phịng cháy và chữa cháy.

5.2.6 Về nhân tố cơ sở hạ tầng xã hội

Theo kết quả nghiên cứu, vấn đề cơ sở hạ tầng xã hội chưa phải là vấn

đề được ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư thì

cần phải có những giải pháp ổn định. Trước hết là vấn đề nhà ở cho người lao

động, có doanh nghiệp xây nhà lưu trú cho cơng nhân nhưng khơng được ưu đãi, cần có nghiên cứu có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, thành phố luôn quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Trong thời gian gần đây, nạn trộm cắp trong các doanh nghiệp ở khu

chế xuất Tân Thuận diễn ra khá phổ biến, do đó cần có những biện pháp giám sát chặt những đối tượng ra vào khu chế xuất.

KẾT LUẬN

Đề tài đã đã trình bày một cách khái quát về khu chế xuất, vai trò của

khu chế xuất trong việc phát triển kinh tế xã hội, và cũng như khái quát về khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của khu chế xuất Tân Thuận trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, để thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mơ thì khu chế xuất Tân Thuận cần phát huy các điểm mạnh và khắc phục những điểm hạn chế trong các nhân tố sau: nguồn lao động, thủ tục hành chính, các chính sách hỗ trợ và chi phí kinh doanh.

Hạn chế của đề tài là việc tiếp xúc giám đốc doanh nghiệp trong khu

chế xuất gặp nhiều khó khăn, và đa phần các lãnh đạo doanh nghiệp là người nước ngồi nên trong q trình lấy thơng tin cũng gặp khó khăn khơng ít, và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy việc mở rộng đầu tư của các công ty trong khu chế xuất tân thuận, thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 125)