CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát của mơ hình hồi quy bội (Bảng 4.18) cho thấy nhân tố quy mơ doanh nghiệp có tác động cao nhất đến chất lượng báo cáo tài chính (β = -0.218), lần lượt tiếp theo là các nhân tố Bộ máy kế tốn của cơng ty (β = 0.201), Mục đích lập báo cáo tài chính (β = 0.126) và cuối cùng là nhân tố nhà quản trị cơng ty có mức tác động thấp nhất (β = 0.125). Hai nhân tố là chính sách thuế và cơng tác kiểm tra/thanh tra khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu.
Nhân tố nhà quản trị công ty: Kết quả nghiên cứu ủng hộ lý thuyết ủy quyền,
nhà quản trị công ty và các bên liên quan như nhà cung cấp, nhà đầu tư… đều mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Đối với các DNNVV, nhà quản trị cơng ty có thể là nhà đầu tư hoặc cá nhân được ủy quyền. Do đó, xung đột lợi ích có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Trong trường hợp nghiên cứu tại các DNNVV tại Bà Rịa-Vũng Tàu thì nhà quản trị doanh nghiệp càng có kiến thức chun mơn về báo cáo tài chính thì càng làm cho chất lượng BCTC của doanh nghiệp được cải thiện.
Mục đích lập BCTC: Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Phan
Thị Minh Nguyệt (2014) về việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thơng tin kế tốn trình bày trên BCTC của các cơng ty niêm yết ở Việt Nam, thì nhân tố mục đích lập BCTC tác động đáng kể đến chất lượng thơng tin kế tốn trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết. Xu hướng hiện nay phần lớn các doanh nghiệp khi lập BCTC đều lập theo lợi ích riêng cho từng bên liên quan cũng ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Trong trường hợp nghiên cứu này thì
Quy mơ công ty: Kết quả nghiên cứu trái ngược với lý thuyết tín hiệu và
nghiên cứu của Meek, Roberts & Gray (1995), Đặng Thị Kiều Hoa (2016) cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì mức độ cơng bố và minh bạch thông tin càng nhiều so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ nhằm củng cố niềm tin và thu hút vốn của nhà đầu tư. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hơn thì chất lượng báo cáo tài chính tốt hơn. Điều này có thể lý giải là do các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn thường hạch toán trung thực và theo dõi chặt chẽ hơn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị của mình. Các DNNVV thường là các doanh nghiệp đóng (Non – pulic). Chứng khốn hoặc các cơng cụ tài chính do các nghiệp này phát hành thường không được trao đổi rộng rãi trên thị trường. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán của các DNNVV tập trung vào chủ sở hữu, chủ nợ hiện tại và tiềm năng. Do vậy, nghĩa vụ pháp lý cơng bố thơng tin tài chính của các doanh nghiệp này có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với các doanh nghiệp đại chúng có quy mơ lớn. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các doanh nghiệp này thường là những nghiệp vụ cơ bản gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu. Các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm khi xảy ra do vậy cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ máy kế toán: Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Phạm
Thanh Trung (2016) đánh giá một trong các yếu tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC là tổ chức bộ máy kế toán. Trong trường hợp này, các DNNVV có bộ máy kế tốn tốt thì cho ra các báo cáo tài chính có chứa đựng thơng tin kế tốn có chất lương. Bộ máy kế toán tốt giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, hạch toán đúng và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Heidi (2001), Trần Đình Khơi Nguyên (2010), Võ Văn Nhị và Trần Thanh Hải (2013), Phạm Minh Nguyệt (2014).
Nghiên cứu cho thấy hệ thống kế tốn của doanh nghiệp có tác động đến việc hồn thiện cơng tác kế toán và lập BCTC tại các DNNVV.
Hiện nay, DNNVV Việt Nam nói chung và BR-VT nói riêng khơng chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các cơng ty trong nước mà cịn cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với các tập đồn đa quốc gia, những cơng ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và trình độ quản lý. Trong khi đó, phần lớn những DNNVV thường hạn chế về vốn, trình độ và uy tín với thị trường. Để có một hệ thống kế tốn tốt, doanh nghiệp cần phải đầu tư chi phí khơng hề nhỏ, bao gồm chi phí cho nhân viên, chi phí xây dựng và vận hành bộ máy kế tốn hồn chỉnh. Do vậy, ít doanh nghiệp có khả năng hoặc dám đầu tư cho việc này. Vì vậy, thực tế hiện nay là các doanh nghiệp thường thuê các kế tốn viên có nghiệp vụ giỏi làm ngoài giờ hoặc th những người có trình độ thấp với chi phí có thể chấp nhận được. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ có một hệ thống kế tốn manh mún, nhiều rủi ro, hoạt động kém hiệu quả và thông tin cung cấp khơng kịp thời, thiếu chính xác để ra quyết định.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có bộ máy kế tốn thì hầu như chưa có bộ phận kế tốn quản trị. Bộ máy kế tốn của các cơng ty được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin của kế tốn tài chính cho việc tổng hợp mà chưa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thơng tin trên BCTC chưa giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về tương lai của DN.
Ngoài ra, hiện nay nhiều DNNVV chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ cần thiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và nội dung của nghiệp vụ kinh tế cũng như yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế tốn cịn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ các chứng từ chứng minh (khơng được xét duyệt, thiếu chữ kí hoặc nội dung, nhiều chi phí khơng có hóa đơn, hoặc hóa đơn khơng hợp lệ) ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu vào hệ thống và lập BCTC.
Trình độ cơng nghệ thơng tin, trình độ excel và các thủ thuật kế toán của nhân viên kế toán trong các DNNVV chưa cao, do đó ứng dụng cơng nghệ, các kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính, phầm mềm kế tốn chưa hiệu quả, thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thơng tin cịn nhiều hạn chế, nhiều rủi ro.
Hiện nay, nhiều DNNVV đã ứng dụng phần mềm kế toán để hạch toán và xử lý số liệu kế toán, cũng như quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, quản lý, các công ty này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ sách này không rõ ràng mạch lạc, thậm chí cịn tẩy xố số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp ghi sổ quy định. Đặc biệt, ở doanh nghiệp siêu nhỏ, việc hạn chế về vốn khiến doanh nghiệp ít đầu tư vào các phần mềm kế toán chất lượng, hệ hống kế toán tự thiết kế nên rất thủ công thô sơ, việc ghi chép xử lý các số liệu kế tốn phát sinh gần như mang tính tường thuật, khơng có logic trong chuẩn mực kế toán. Đến cuối tháng, khi nộp báo cáo thuế, kế toán tự “chế biến” số liệu cho hợp lý, phù hợp với mục đích thuế của doanh nghiệp, và hầu như báo cáo tài chính của những doanh nghiệp dạng này khơng có ý nghĩa tham khảo. Ngồi ra, nhiều DN siêu nhỏ vì khơng có kế tốn nên sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi. Sử dụng những dịch vụ kế tốn này thì việc ghi chép rất chính xác và đúng quy định nhưng thơng tin kế tốn khơng đáp ứng tính kịp thời do thông thường các kế toán dạng này chỉ nhận chứng từ vào cuối ngày hoặc cuối tháng để tổng hợp. Do vậy, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này hầu như không đáp ứng được thông tin cho việc sử dụng BCTC để ra các quyết định kinh tế của người sử dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả từ mơ hình hồi quy tuyến tính, ta nhận thấy chất lượng BCTC của DNNVV ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ảnh hưởng bởi bốn nhân tố: nhà quản trị cơng ty, mục đích BCTC, quy mơ cơng ty và bộ máy kế toán.
Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của DNNVV ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nghiên cứu sẽ giúp cho người sử dụng BCTC có cơ sở để đánh giá chất lượng BCTC khi muốn đưa ra các quyết định quan trọng của mình.