Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, dựa trên khung lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm đã nêu ở Chương 2, đặc biệt là dựa trên nghiên cứu của Stephan (2011), bài nghiên cứu đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng các cơng ty nhỏ được coi là mới bước vào hoặc đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn các công ty lớn và phát sinh vấn đề “đầu tư dưới mức” nhiều hơn nên có xu hướng phát hành nợ ngắn hạn nhiều hơn để giảm chi phí đại diện. Ngồi ra, các cơng ty lớn thường có khả năng tiếp cận thị trường tài chính tốt hơn cũng như bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, nên càng có cơ hội giảm thiểu chi phí đại diện thơng qua cơ chế giám sát, thơng qua đó, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay trung dài hạn và sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng bất cân xứng thơng tin, các chủ nợ thường địi hỏi cơng ty bổ sung nhiều/ít tài sản bảo đảm để có thể vay nợ. Khoản vay càng lớn hoặc kỳ hạn càng dài thì yêu cầu về tài sản bảo đảm càng lớn. Các cơng ty lớn có khả năng đáp ứng yêu cầu này của chủ nợ tốt hơn các cơng ty nhỏ, do vậy họ có khả năng tiếp cận nguồn vốn dài hạn tốt hơn các công ty nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Ozkan (2002), Hajiha & Akhlagi (2012), Custódio & cộng sự (2012), Stephan và cộng sự (2011), Shah và Khan (2009), Ariff và Rahman (2011), Costa và cộng sự (2014) đều tìm thấy có mối tương quan dương giữa quy mơ cơng ty và kỳ hạn nợ. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H1: Quy mơ cơng ty có tương quan dương với kỳ hạn nợ

Để giảm chi phí đại diện phát sinh, các cơng ty cịn có xu hướng điều chỉnh kỳ hạn nợ tương ứng với kỳ hạn của tài sản (tài sản dài hạn so với tài sản ngắn hạn). Nguyên nhân, một cấu trúc kỳ hạn nợ tương xứng với cấu trúc kỳ hạn của tài sản sẽ giúp giảm thiểu động cơ thực hiện các “trị chơi” giữa cổ đơng và chủ nợ, đặc biệt khi cơng ty có tình hình tài chính khơng được tốt. Kết quả nghiên cứu của Stohs & Mauer

và Akhlagi (2012), Terra (2011) đều tìm thấy có mối tương quan âm giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn nợ. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên các cơ sở này là:

H2: Kỳ của tài sản có tương quan dương với kỳ hạn nợ

Với cấu trúc vốn đã được xác định, lợi nhuận thu được từ các quyết định đầu tư được phân chia cho chủ sở hữu (cổ đông) và trái chủ theo tỷ lệ trong cấu trúc vốn này. Tuy nhiên trong thực tế, quyền lợi của các chủ sở hữu có thể khơng được như kỳ vọng dẫn đến các chủ sở hữu có động cơ từ chối các dự án có NPV dương để quyết định thực hiện những dự án rủi ro hơn hay còn gọi là quyết định “đầu tư dưới mức” (Myer (1977)). Quyền chọn tăng trưởng trong các cơ hội đầu tư của công ty và/hoặc nợ vay của công ty càng lớn thì động cơ thực hiện quyết định “đầu tư dưới mức” càng cao và chi phí đại diện phát sinh tương ứng càng nhiều. Để giảm vấn đề này, các cơng ty càng có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ có xu hướng (1) giảm sử dụng nợ trong cấu trúc vốn hoặc (2) tăng sử dụng nợ ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu của Marchina (2001), Stephan và cộng sự (2011), Costa và cộng sự (2014) tìm thấy có mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng và kỳ hạn nợ. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H3: Tốc độ tăng trưởng có tương quan âm với kỳ hạn nợ

Lý thuyết bất cân xứng thông tin và các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho rằng: các công ty có tình hình tài chính tốt có xu hướng và có khả năng để vay nợ ngắn hạn nhiều hơn. Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn, các cơng ty có tính hình tài chính tốt “phát tín hiệu” ra thị trường về tình hình tài chính lành mạnh của mình nhằm thu hút các nhà đầu tư. Trong khi các cơng ty có tình hình tài chính xấu có xu hướng vay nợ dài hạn nhiều hơn, do nợ dài hạn giúp giãn kỳ hạn thanh toán, giảm áp lực thanh tốn cho các cơng ty này.

Một trong các nhân tố đại diện cho khả năng tài chính của các cơng ty là hiệu suất sử dụng tài sản. Kết quả nghiên cứu của Flannery (1986), Stephan và cộng sự

(2011), Hajiha & Akhlagi (2012) cho thấy, các cơng ty có hiệu suất sử dụng tài sản có tương quan âm với kỳ hạn nợ. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H4: Hiệu suất sử dụng tài sản có tương quan âm với kỳ hạn nợ

Độ biến động thu nhập cũng là một nhân tố quan trọng khi đánh giá tình hình tài chính của một cơng ty, các cơng ty có độ biến động thu nhập thấp được coi là có tình hình tài chính tốt và ngược lại. Khi các cơng ty có độ biến động thu nhập cao sẽ khó tiếp cận nguồn vốn dài hạn hơn do các chủ nợ đánh giá rủi ro các công ty này cao hơn. Kết quả nghiên cứu của Stephan và cộng sự (2011), Hajiha & Akhlagi (2012), Flannery (1986) cho thấy, các cơng ty có hiệu suất sử dụng tài sản có tương quan âm với kỳ hạn nợ. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H5: Biến động thu nhập có tương quan âm với kỳ hạn nợ

Một cơng ty có khả năng thanh khoản dồi dào, càng có cơ hội tiếp cận và sử dụng nhiều nguồn vốn dài hạn hơn. Kết quả nghiên cứu của Diamond (1991), Ariff và Rahman (2011), Terra (2011), Costa và cộng sự (2014) cho thấy có mối tương quan dương giữa khả năng thanh khoản và kỳ hạn nợ. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H6: Khả năng thanh khoản có tương quan dương với kỳ hạn nợ

Một cơng ty có địn bẩy tài chính cao xem xét sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến kiệt quệ tài chính. Lemma và Negash (2011) cho thấy có mối tương quan dương giữa địn bẩy tài chính và kỳ hạn nợ. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H7: Địn bẩy có tương quan dương với kỳ hạn nợ

Đối với các công ty trong nền kinh tế đang chuyển đổi có thị trường tài chính cịn chưa phát triển hồn chỉnh như Việt Nam, việc tiếp cận nguồn tài trợ còn nhiều

hàng, tuy nhiên hệ thống ngân hàng với quy mô nhỏ bé, yếu kém và dễ tổn thương, cùng với tình hình bất cân xứng thơng tin cịn phổ biến khiến việc vay vốn của các công ty, đặc biệt là vay vốn trung dài hạn không dễ dàng. Stephan và cộng sự (2011), Schumukler và Vesperoni (2006), Antzoulatos và cộng sự (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận thị trường vốn và kỳ hạn nợ trong các nền kinh tế chuyển đổi và cho thấy có mối tương quan dương giữa khả năng tiếp cận thị trường vốn và kỳ hạn nợ. Theo đó các cơng ty có khả năng tiếp cận thị trường vốn càng cao thì càng có cơ hội vay nợ dài hạn cao hơn và có cấu trúc nợ vay thiên về nợ dài hạn. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H8: Khả năng tiếp cận thị trường vốn có tương quan dương với kỳ hạn nợ

Lý thuyết thuế và các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan cho rằng, các công ty thiết lập cấu trúc vốn tối ưu dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích tấm chắn thuế do thuế đem lại và các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc gia tăng sử dụng nợ trong cấu trúc vốn hoặc tăng kỳ hạn nợ. Tuy nhiên, tác động của thuế lên cấu trúc kỳ hạn nợ có thể âm hoặc dương. Giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở này là:

H9: Thuế phải nộp có tương quan với kỳ hạn nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)