Bước Nghiên cứu Mục đích Phương pháp Kỹ thuật Thời gian Địa điểm
1
Sơ bộ
Nhằm xem xét 10 yếu tố công việc tạo động lực của Kovach đã đầy đủ và hợp lý chưa để điều chỉnh các yếu tố cho hợp lý với Việt Nam Định tính Thảo luận nhóm Tháng 3/2011 + Công ty Cổ phần Truyền thông và Giáo dục Châu Á – Bình Thạnh + Ngân hàng ACB – Tân Phong + Quỷ tín dụng CEP- Nhà Bè + CT Cổ phần Đào tạo ứng dụng Aprotrain – Quận 3 2 Chính thức Kiểm định những giả thuyết và sự phù hợp của thang đo đã hiệu chỉnh phù hợp và có ý nghĩa Định lượng Phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và nhận kết quả; Phát bảng câu hỏi gián tiếp
(qua email)
Tháng
26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
( Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang , 2007) [4]
Kiểm tra mơ hình Kiểm định giả thuyết
Mục tiêu nghiên
cứu Thang đo nháp
Cơ sở lý thuyết Thảo luận nhóm
Thang đo chính
Điều chỉnh
Khảo sát ( n = 201)
Loại các biến có tương quan biến tổng thấp
Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha Loại các biến có hệ số tương quan với nhân tố thấp Kiểm tra nhân tố trích được Phân tích nhân tố EFA
Đánh giá sơ bộ thang đo
Cronbach’s alpha
Thang đo hồn chỉnh
Phân tích tương quan tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính bội Thảo luận kết quả xử lý số liệu? nguyên nhân? So sánh với các nghiên cứu trước đây
Giải pháp chiến lược
27
3.2 Thực hiện nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ
Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ
thuật thảo luận nhóm. Mơ hình nghiên cứu ban đầu dựa trên cơ sở lý thuyết của Kovach (1987) gồm 10 yếu tố như đã nêu ở chương 2 được sử dụng làm cơ sở cho
nghiên cứu định tính. Phương pháp này sử dụng nhằm để hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Từ cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ (thang đo nháp). Sau đó, thực hiện thảo luận nhóm với kỹ thuật phỏng vấn với 37 nhân viên từ bốn công ty 1 nhằm điều chỉnh, rút gọn và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu. (chi
tiết việc thảo luận nhóm được trình bày tại Phụ lục 1b)
Qua nghiên cứu sơ bộ, kết quả cho thấy có nhiều yếu tố xác định ở thang đo nháp bị
loại bỏ. Cơ sở để loại bỏ là đa số các nhân viên được phỏng vấn cho rằng các yếu tố đó khơng tạo động lực cho họ hoặc là họ chưa quan tâm đến các yếu tố này khi đi làm hoặc có sự trùng lặp yếu tố, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia, có những đề xuất mới. Kết quả của lần khảo sát này cho thấy có 8 nhóm tiêu chí chính thức (với 38 biến quan sát) mà các nhân viên cho rằng họ bị ảnh hưởng khi làm việc tại các tổ chức. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính
thức. Bảng câu hỏi trước khi phát hành sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia và thu
thập thử để kiểm tra cách thể hiện và ngơn ngữ trình bày.
3.2.2 Nghiên cứu chính thức
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên từ ý kiến của người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp TP.HCM. Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 11/2011. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn và gửi bảng khảo sát online.
1Thảo luận được tiến hành vào tháng 7/2011 trên 37 nhân viên từ bốn công ty: 10 nhân viên Công ty Cổ phần Truyền thông và Giáo dục Châu Á, 10 nhân viên Công ty Cồ phần Đào tạo và Ứng dụng Aprotrain, 7 nhân viên Ngân hàng ACB, 10 nhân viên tổ chức tín dụng CEP.
28
Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình, xác định
mối tương quan, … Tất cả các thao tác này được tiến hành bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả phân tích sẽ cho cái nhìn tổng quát về động lực làm việc của nhân viên, đồng thời cũng tìm hiểu được mối liên quan giữa các yếu tố công việc tác động đến động lực làm việc của nhân viên.
3.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, xác định các yếu tố tạo động lực làm việc nhân viên, tác giả tiến hành hiệu chỉnh mơ hình mười yếu tố động viên liên quan đến thuộc tính
cơng việc. Kết quả thang đo các yếu tố động viên nhân viên sau khi được hiệu chỉnh cho phù hợp tại Việt Nam gồm 8 thành phần với 38 biến quan sát. Sáu biến quan sát để
đo lường mức độ động viên chung. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều
sử dụng thang đo Likert 5 bậc với mức độ tương ứng: mức 1 là hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu, mức 2 không đồng ý, mức 3 là bình thường, mức 4 đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.
Kết quả của giai đoạn này là bảng câu hỏi chính thức (xem Phụ lục 1c) dùng cho
nghiên cứu chính thức.
3.2.2.2 Diễn đạt và mã hóa thang đo
Các yếu tố tạo động lực làm việc được sử dụng trong nghiên cứu chính thức gồm 8
thành phần: (1) Quản lý trực tiếp; (2) Thu nhập và phúc lợi; (3) Môi trường làm việc; (4) Đào tạo và thăng tiến; (5) Công việc thú vị và thách thức; (6) Được tham gia lập kế hoạch; (7) Chính sách khen thưởng, công nhận; (8) Thương hiệu và văn hóa cơng ty. Thang đo và các biến quan sát được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2 sau:
29