Kiểm định phương sai ANOVA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn khách sạn marriott international tại việt nam (Trang 68)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các khách

4.3.4 Kiểm định phương sai ANOVA

4.3.4.1 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể

Bảng 4.21: Tóm tắt mơ hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của HTKSNB Model Summaryb

Mơ hình

Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2- hiệu chỉnh

Sai số chuẩn Durbin- Watson

1 0.810a 0.656 0.648 0.43663 1.805

a. Biến phụ thuộc: tính hữu hiệu KSNB b. Biến độc lập: MT, DG, KS, TT, GS

(Nguồn: Phụ lục 3.5 – Kết quả kiểm định phương sai ANOVA)

Từ bảng 4.21 ta có hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.648 nhỏ hơn giá trị R2 = 0.656, nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 4.8%.

Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA

Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 73.143 5 14.629 76.733 0.000b Phần dư 38.319 201 0.191 Tổng 111.463 206

(Nguồn: Phụ lục 3.5 – Kết quả kiểm định phương sai ANOVA)

Kết quả phân tích ANOVA thể hiện trong bảng 4.23 cho thấy giá trị kiểm định F = 76.733 có Sig = 0.000, chứng tỏ rằng mơ hình hồi quy xây dựng là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và các biến đều có ý nghĩa về mặt thơng kê với mức ý nghĩa 5%. Tóm lại, mơ hình hồi quy với biến độc lập là 32 nhân tố liên quan đến năm nhân tố chính cấu thành hệ thống KSNB và biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống

4.4.4.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy

Bảng 4.23: Kết quả phân tích hệ số hồi quy

Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận biến VIF 1 (Constant) -.422 .254 -1.661 .098 MT .102 .048 .090 2.104 .037 .938 1.066 DG .190 .049 .198 3.872 .000 .655 1.528 KS .622 .052 .580 11.920 .000 .723 1.384 TT .090 .045 .088 1.977 .049 .860 1.162 GS .130 .054 .116 2.395 .018 .728 1.374

(Nguồn: Phụ lục 3.6 – Kết quả phân tích dữ liệu)

Kết quả hệ số hồi quy được thể hiện trong bảng 4.24 cho thấy, các biến độc lập được đưa vào mơ hình có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc,với Sig trong kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05. Vậy mơ hình hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê.

4.3.5 Kiểm tra các giả định mơ hình hồi quy bội

4.3.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Bảng 4.24: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn N Predicted Value 1.9068 4.8276 3.6353 0.59587 207 Residual -1.77393 1.63480 .00000 0.43130 207 Std. Predicted Value -2.901 2.001 .000 1.000 207 Std. Residual -4.063 3.744 .000 .988 207

Kiểm tra phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn với trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Deviation = 0. 988 (xấp xỉ bằng 1) do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội.

Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

(Nguồn: Phụ lục 3.6– Kết quả phân tích dữ liệu)

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn: phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư khơng đủ nhiều để phân tích (Hồng Trọng – Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Theo hình 4,1, các sai sớ hời quy phân bớ tương đối đều ở cả hai phía của đường trung bình (trung bình của các sai số bằng 0) và không theo mô ̣t quy luâ ̣t rõ ràng nào. Điều đó cho thấy giả thiết sai số của mơ hình hời quy có phương sai của phần dư khơng đổi.

Hình 4.2 Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa

(Nguồn: Phụ lục 3.6– Kết quả phân tích dữ liệu)

Ngồi ra, theo biểu đồ P-P plots (Biểu đồ 4.2), các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.

Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa

Bằng hình ảnh trực quan ta thấy phần dư của mơ hình có dạng đồ thị hình chng úp xuống khá cân đối, nên có thể kết luận phần dư của mơ hình có phân phối chuẩn.

Bên cạnh đó, dựa vào kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn với trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Deviation = 0. 988 (xấp xỉ bằng 1). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội. Kiểm định Durbin Watson = 1.805 (bảng 4.22) trong khoảng [1< D <3] nên khơng có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.3.6 Kiểm tra giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng đa cộng tuyến)

Đa cộng tuyến là hiện tượng có sự tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến độc lập. Khi xảy ra hiện tượng này sẽ dẫn đến các hệ số không ổn định khi thêm biến vào mơ hình hồi quy.

Để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF. Khả năng đa cộng tuyến sẽ giảm khi có nghĩa phần riêng càng lớn, hệ số phóng đại phương sai (VIF) càng nhỏ. (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Theo kết quả ở bảng 4.24 ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor - VIF) rất nhỏ (nhỏ hơn 2) cho thấy các biến độc lập này khơng có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mơ hình hồi quy.

4.3.7 Mơ hình hồi quy chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Trọng số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa. Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mơ

hình được. Với các kết quả kiểm định trên ta thấy mơ hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Ta có mơ hình hồi quy với hệ số beta chưa chuẩn hóa là:

Hữu hiệu = (-0.422) + 0.102 MT + 0.190 DG + 0.622 KS + 0.090 TT + 0.130 GS

Tuy nhiên, phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa mang ý nghĩa tốn học hơn là ý nghĩa kinh tế vì nó chỉ phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi từng biến độc lập thay đổi trong điều kiện các biến độc lập còn lại phải cố định.

Như vậy, để xem xét mức độ tác động hay thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Dựa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa, chúng ta sẽ biết được biến độc lập nào ảnh hưởng mạnh hay yếu đến biến phụ thuộc căn cứ vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc. Ta xét phương trình hồi quy với beta chuẩn hóa:

Hữu hiệu = 0. 090 MT + 0. 198 DG + 0. 580 KS + 0. 088 TT + 0. 116 GS

Theo kết quả phân tích, cả 5 nhân tố là Mơi trường kiểm sốt, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và truyền thơng, Giám sát đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tập đoàn khách sạn Marriott. Điều này chứng tỏ rằng, khi 5 nhân tố này hoạt động hiệu quả thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott sẽ càng cao.

Ngoài ra, kết quả cụ thể cho thấy rằng, với độ tin cậy 95%, nhân tố Hoạt động kiểm sốt có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tập đoàn khách sạn Marriott (β=0.580), tiếp đến là nhân tố Đánh giá rủi ro (β=0.198), nhân tố Giám sát (β=0.116), nhân tố Mơi trường kiểm sốt (β=0.090) và nhân tố Thông tin và truyền thông (β=0.088). Như vậy, giả huyết H1, H2, H3, H4, H5 cho mơ hình nghiên cứu được chấp nhận.

Bảng 4.25: Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết Kết quả kiểm định

H1

Mơi trường kiểm sốt tốt làm tăng tính hữu hiệu trong hoạt động của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam.

Chấp nhận

H2

Việc đánh giá rủi ro thường xuyên sẽ làm tăng tính hữu hiệu trong hoạt động của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam.

Chấp nhận

H3

Hoạt động kiểm soát chặt chẽ sẽ làm tăng tính hữu hiệu trong hoạt động của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam.

Chấp nhận

H4

Việc nâng cao chất lượng thông tin và truyền thơng góp phần làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam.

Chấp nhận

H5

Hoạt động giám sát thường xuyên sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam.

Chấp nhận

4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu

4.4.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Cuộc phỏng vấn nhóm được tiến hành với 10 cán bộ quản lý (theo phụ lục 2) hiện đang làm việc tại 7 khách sạn tại Việt Nam thuộc sự quản lý của tập đồn Marriott nhằm mục đích điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại tập đồn.

1. Hiện tại, tập đoàn Marriott đã đưa ra khá nhiều quy định, hướng dẫn cụ thể trong việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu tại khách sạn. Theo Anh (Chị), yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại khách sạn nơi anh (chị) đang làm việc, Vì sao?

Trả lời: Theo ý kiến đa số của các thành viên thì hoạt động kiểm sốt là yếu tố

ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đồn Marriott. Bởi vì với các quy định cụ thể từ tập đoàn, các khách sạn sẽ xây dựng được những hoạt động kiểm soát chặt chẽ tại từng bộ phận, từ đó tác động tốt đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Ngoài ra, một số ý kiến khác cho rằng môi trường kiểm soát và đánh giá rủi ro cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại khách sạn.

2. Theo Anh (Chị), trong hệ thống kiểm soát nội bộ, các thành phần sau bao gồm những yếu tố nào có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại khách sạn? Anh (Chị) nhận thấy thành phần nào có ảnh hưởng nhiều nhất?

Mơi trường kiểm sốt Hoạt động kiểm soát Đánh giá rủi ro Thông tin và truyền thông Giám sát

Trả lời: Trong những thành phần đã được nêu ở trên, các yếu tố ảnh hưởng đến

tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tập đoàn khách sạn Marriott ở mỗi thành phần bao gồm:

- Mơi trường kiểm sốt: xây dựng bộ tiêu chuẩn hoạt động tại từng khách sạn, thành lập ban kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, phát triển kỹ năng và năng lực làm việc cho nhân viên.

- Đánh giá rủi ro: xác lập hệ thống báo cáo theo dõi hoạt động tại các bộ phận, xây dựng các biện pháp ứng phó rủi ro phù hợp với đặc thù dịch vụ khách sạn.

- Hoạt động kiểm soát: nhân viên có sự hỗ trợ tận tình, giải quyết yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.

- Thông tin và truyền thông: chú trọng phát triển hệ thống thơng tin, kiểm sốt thơng tin.

- Giám sát: thực hiện giám sát chéo, tăng cường giám sát hoạt động quản trị

rủi ro.

Có 6/10 thành viên cho rằng thành phần “Hoạt động kiểm sốt” có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng hệ thống KSNB tại khách sạn. Vì khi hoạt động kiểm sốt chặt chẽ, thì hệ thống KSNB sẽ hoạt động một cách hữu hiệu tại tất cả các bộ phận trong khách sạn.

3. Anh (chị) vui lòng cho biết các nội dung trong Bảng câu hỏi có dễ hiểu khơng? Các nội dung này có phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại khách sạn thuộc tập đồn Marriott khơng? Nội dung nào cần chỉnh sửa và cần bổ sung, làm rõ?

Trả lời: Theo ý kiến của các thành viên, có một số nội dung cần phải chỉnh sửa cho dễ hiểu và làm rõ ý hơn trong bảng câu hỏi.

- Mơi trường kiểm sốt: trong yếu tố “Phát triển kỹ năng cho nhân viên” cần

nêu rõ là kỹ năng gì.

- Đánh giá rủi ro: khơng có nội dung nào cần chỉnh sửa.

- Hoạt động kiểm soát: cần làm rõ yếu tố “Phân quyền trách nhiệm rõ ràng”

và yếu tố “Xây dựng quy trình kiểm sốt chặt chẽ”.

- Thơng tin và truyền thơng: khơng có nội dung nào cần chỉnh sửa.

- Giám sát: làm rõ ý việc giám sát thường xuyên đối với quản trị rủi ro; cụ thể

hóa ý “ giám sát chéo giữa các bộ phận trong khách sạn”.

Sau khi tổng hợp kết quả thảo luận nhóm, tác giả đã có những điều chỉnh theo ý kiến của các chuyên gia để thiết kế bảng câu hỏi (xem Phụ lục 3) và tiến hành khảo sát với 200 cán bộ cấp nhân viên và cấp quản lý đang làm việc ở 7 khách sạn tại Việt Nam thuộc sự quản lý của tập đoàn Marriott.

4.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

Qua q trình phân tích các dữ liệu thu thập được, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott chưa thực sự hữu hiệu, chỉ đạt mức khá (giá trị trung bình là 3.6). Trong đó, qua mơ hình hồi quy, năm nhân tố tạo thành hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả này phù hợp các lý thuyết và nghiên cứu trước đây mà tác giả đã đề cập đến trong chương 1 và chương 2.

Theo kết quả nghiên cứu. mức độ tác động của các nhân tố trong thành phần thang đo đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đánh giá như sau:

– Nhân tố Hoạt động kiểm soát được đánh giá là nhân tố có ảnh hưởng nhất

đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tập đồn khách sạn Marriott. Với giá trị trung bình đạt mức 3.55, hoạt động kiểm soát đang được các khách sạn thực hiện ở mức trung bình khá. Theo kết quả phỏng vấn, khách sạn đã xây dựng được quy trình kiểm sốt chặt chẽ đối với các thơng tin liên quan đến khách hàng (giá trị trung bình quan sát là 3.63). Đồng thời, ban quản lý thường xun tiến hành đánh giá và phân tích tình hình hoạt động thực tế của khách sạn so với các báo cáo dự báo và kế hoạch đã đề ra trước đó (giá trị trung bình quan sát là 3.53). Tuy nhiên, khách sạn lại chưa chú trọng đến việc phân quyền cụ thể trong trách nhiệm của từng bộ phận theo chức năng, có thể dẫn đến như rủi ro các bộ phận sẽ đổ lỗi cho nhau nếu có sự cố xảy ra. (giá trị trung bình quan sát là 3.52).

– Nhân tố Đánh giá rủi ro có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai, đạt giá trị trung

bình là 3.59, đạt mức khá. Kết quả phỏng vấn cho thấy, dù rằng khách sạn có thực hiện phân tích, đánh giá các rủi ro, nhưng việc truyền đạt thông tin đến các bộ phận chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến các hành động đối phó rủi ro chưa được thực hiện kịp thời (giá trị trung bình quan sát là 2.88). Bên cạnh đó, việc phân tích rủi ro và xây dựng các biện pháp hạn chế rủi ro, thiệt hại đối với các

hoạt động trong khách sạn chưa được thực hiện triệt để, chỉ đang tập trung vào các dịch vụ cung cấp cho khách hàng (giá trị trung bình quan sát là 3.65). – Nhân tố quan trọng thứ ba là Giám sát đạt mức giá trị trung bình là 3.8, đạt

mức khá. Theo kết quả phỏng vấn, ban quản lý đã thực hiện khá tốt trong việc giám sát rủi ro có thể xảy ra tại khách sạn, thơng qua các báo cáo hoạt động định kỳ từ các bộ phận. Ngoài ra, những yếu kém của hệ thống KSNB sẽ được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn khách sạn marriott international tại việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)