.1 Tổng Hợp Phân Loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 51)

PMKT Việt Nam

PMKT nước ngoài PMKT do DN tự

viết hay thuê viết

PMKT thương phẩm

Khái niệm

Là các PMKT do DN tự viết hay thuê viết phù hợp với yêu cầu xử lý dữ liệu kế toán tại DN.

Là các PMKT Việt Nam được viết theo dạng đóng gói và bán cho người sử dụng, các phần mềm này phù hợp cho nhiều loại hình DN khác nhau.

Là các PMKT thương phẩm của nước ngoài đang sử dụng tại Việt Nam.

Có thể chia thành 2 nhóm:

• Nhóm các phần mềm

có tính linh hoạt cao - cho phép người dùng thay đổi giao diện nhập liệu hay báo cáo

• Nhóm phần mềm

khơng có tính linh hoạt.

Ưu điểm Đáp ứng tốt đặc thù cụ thể của DN và dễ sử dụng. - Tính kiểm sốt cao có khả năng hạn chế gian lận trong q trình xử lý. - Tính ổn định cao. - Cập nhật, bảo trì hay nâng cấp dễ dàng. Có khả năng xử lý đa dạng, phong phú, tính ổn định, tính kiểm sốt, tính chun nghiệp cao, hạn chế được các khả năng gian lận của nhân viên kế toán. Nhược điểm - Tính kiểm sốt khơng cao, xét cả dưới góc độ người quản lý DN và góc độ người sử dụng PMKT. - Tính ổn định và

bảo mật khơng cao.

- Khó khăn khi

cập nhật và nâng cấp.

Không đáp ứng tốt yêu cầu đặc thù.

- Chi phí cao.

- Chưa được Việt

hóa hoặc q trình Việt hóa chưa tốt nên chưa hợp với chế độ kế tốn Việt Nam, dẫn đến khó khăn cho các DN khi sử dụng. - Bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. (Nguồn tác giả tổng hợp)

2.2.4. Các tiêu chuẩn về phần mềm

2.2.4.1. Tiêu chuẩn Quốc tế

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phần mềm được tổ chức ISO (the International Organization for Standardization) and IEC (the International Electrotechnical Commission) đưa ra trong mơ hình chất lượng sản phẩm gồm đặc điểm liên quan đến các thuộc tính của phần mềm (trình bày trong

ISO/IEC 25010 thay thế cho ISO/IEC 9126-1:2001- áp dụng cho cả phần mềm và hệ thống máy tính). Các đặc điểm này được trình bày như sau:

- Tính năng: thể hiện thơng qua các thuộc tính như sự phù hợp, đúng đắn, liên

kết tốt giữa con người, dữ liệu và hệ thống, làm đúng theo yêu cầu, tính bảo mật của phần mềm.

- Độ tin cậy: thể hiện thơng qua các thuộc tính như xử lý tin cậy, khả năng khôi

phục dữ liệu, khả năng tìm lỗi, báo lỗi.

- Sự tiện lợi: thể hiện thơng qua các thuộc tính như dễ học thuộc, dễ hiểu, dễ

thành thạo, dễ sử dụng.

- Tính hiệu quả: những thuộc tính mà có liên quan đến mối quan hệ giữa mức độ

thực hiện của phần mềm và khối lượng tài nguyên được sử dụng trong những điều kiện nhất định như quản lý thời gian, quản lý nguồn tài nguyên.

- Khả năng bảo hành bảo trì: những thuộc tính như chạy ổn định, có khả năng

phân tích dữ liệu, có khả năng thay đổi phù hợp, có khả năng kiểm tra.

- Tính khả chuyển: những thuộc tính như khả năng cài đặt, khả năng thay thế,

cập nhật và nâng cấp, khả năng thích hợp với nhiều cấu hình máy tính.

2.2.4.2. Tiêu chuẩn tại Việt Nam

“Tiêu chuẩn PMKT là những tiêu thức mang tính bắt buộc hoặc hướng dẫn về chất lượng, tính năng kỹ thuật của PMKT làm cơ sở cho các đơn vị kế toán lựa chọn PMKT phù hợp và đơn vị sản xuất PMKT tham khảo khi sản xuất PMKT” (Thông tư

Thông tư 103 do Bộ Tài chính ban hành năm 2005, hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của PMKT có đưa ra một số tiêu chuẩn của PMKT áp dụng tại đơn vị như sau:

- PMKT phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà

nước về kế toán; khi sử dụng PMKT không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và

phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán. PMKT áp dụng tại các đơn vị kế toán phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật hiện hành về kế toán theo các nội dung sau:

Đối với chứng từ kế toán: phải đảm bảo nội dung của chứng từ kế toán

quy định tại Điều 17 của Luật Kế toán.

Đối với tài khoản kế toán và phương pháp kế toán: phải tuân thủ theo

quy định của chế độ kế tốn hiện hành phù hợp với tính chất hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Đối với hệ thống sổ kế toán: đảm bảo đầy đủ sổ kế tốn; phải có đủ nội

dung chủ yếu theo quy định về sổ kế toán trong các chế độ kế toán hiện hành;

Đối với báo cáo tài chính (BCTC): phải đúng mẫu biểu, nội dung và

phương pháp tính tốn các chỉ tiêu theo quy định của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với từng lĩnh vực.

Chữ số và chữ viết trong kế toán: phải tuân thủ theo quy định của Luật

Kế toán.

In và lưu trữ tài liệu kế tốn: phải có đầy đủ yếu tố pháp lý theo quy

định; Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán trên máy được thực hiện theo quy định về thời hạn lưu trữ tài liệu kế tốn hiện hành.

- PMKT phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp

với những thay đổi nhất định của chế độ kế tốn và chính sách tài chính mà khơng ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có.

- PMKT phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế tốn:

tự động xử lý, lưu giữ số liệu trên nguyên tắc tn thủ các quy trình kế tốn cũng như phương pháp tính tốn các chỉ tiêu trên BCTC theo quy định hiện hành;

- PMKT phải đảm bảo tính bảo mật thơng tin và an tồn dữ liệu: Có

khả năng phân quyền đến từng người sử dụng theo chức năng; Có khả năng tổ chức theo dõi được người dùng, lưu lại các dấu vết trên sổ kế toán về việc sửa chữa các số liệu kế tốn; có khả năng sao lưu phục hồi dữ liệu.

2.3. Lý thuyết nền

2.3.1. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory)

Lý thuyết ngẫu nhiên đã được phát triển từ giữa những năm 1960, thuật ngữ “ngẫu nhiên” được định nghĩa là một cái gì đó chỉ đúng trong một điều kiện cụ thể (Chenhall, 2006).

Trong nghiên cứu của Gordon & Miller (1976) đã sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên để phát triển mơ hình thiết kế hệ thống thơng tin kế tốn trong việc xem xét nhu cầu cụ thể của tổ chức. Hình 2.1 sau đây thể hiện mơ hình này

Hình 2.1 Mơ hình ngẫu nhiên cho việc thiết kế hệ thống thơng tin kế tốn (Nguồn Gordon & Miller, 1976) (Nguồn Gordon & Miller, 1976)

MÔI TRƯỜNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN PHONG CÁCH RA QUYẾT ĐỊNH TỔ CHỨC

PMKT là một phần của hệ thống thơng tin kế tốn do đó việc thiết kế hệ thống thơng tin kế tốn thì bao gồm việc lựa chọn PMKT. Như vậy môi trường mà đơn vị hoạt động cũng như đặc điểm tổ chức của đơn vị sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT. Tác giả dựa vào mơ hình này để lập luận đưa ra một số nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT trong nghiên cứu của mình.

Trong đó các yếu tố về mơi trường như đặc thù ngành sẽ dẫn đến yêu cầu về tính năng của PMKT của các đơn vị thuộc các ngành khác nhau thì sẽ có sự khác biệt (ngồi những tính năng vốn có của PMKT). Từ đó dựa vào đặc điểm ngành dịch vụ Logistics đề xuất 2 nhân tố tính năng quốc tế và khả năng tùy biến của PMKT tác động đến quyết định lựa chọn PMKT.

Các yếu tố của tổ chức bao gồm các nguồn lực sẵn có của tổ chức, đặc điểm của tổ chức (như số lượng nhân viên, chi nhánh…) sẽ dẫn đến yêu cầu liên quan các yếu tố về chất lượng PMKT và yêu cầu tương thích giữa PMKT với cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có.

2.3.2. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Mặc dù mơ hình lý thuyết này sử dụng cho nghiên cứu về chấp nhận công nghệ của cá nhân còn đối tượng nghiên cứu của tác giả là quyết định của tổ chức nhưng tác giả sử dụng lý thuyết này làm cơ sở lý thuyết nền cho nghiên cứu của mình vì các quyết định trong một tổ chức luôn được thực hiện bởi một hoặc một số cá nhân mặt khác đối tượng tiến hành khảo sát trong nghiên cứu này cũng là cá nhân đại diện cho tổ chức về lựa chọn và sử dụng PMKT, do đó việc sử dụng một số nhân tố trong lý thuyết này để lập luận các nhân tố trong mơ hình của nghiên cứu này thì phù hợp. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (The Unified Theory Of Acceptance And Use Of Technology) được Venkatesh và cộng sự (2003) hợp nhất các mơ hình lý thuyết nghiên cứu sự chấp thuận công nghệ của người sử dụng. Đến năm 2012 Venkatesh và cộng sự xây dựng nên mơ hình UTAUT2 trên cơ sở là mơ hình UTAUT1 bằng cách tích hợp thêm các yếu tố động lực hưởng thụ, giá

trị giá cả và thói quen vào mơ hình gốc. Mơ hình lý thuyết UTAUT1 và UTAUT2 được trình bày ở hình 2.2 và 2.3 sau đây:

Hình 2.2 Mơ hình thuyết hợp nhất chấp nhập và sử dụng cơng nghệ (UTAUT1) (Nguồn Venkatesh và cộng sự , 2003)

Hình 2.3 Mơ hình thuyết hợp nhất chấp nhập và sử dụng công nghệ (UTAUT2) (Nguồn Venkatesh và cộng sự , 2012)

Trong đó:

- Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng nếu sử dụng hệ thống

công nghệ sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong cơng việc.

- Tính dễ sử dụng mong đợi được định nghĩa là mức độ dễ dàng kết hợp với

việc sử dụng hệ thống thông tin.

- Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thức những người quan

trọng đối với họ tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới.

- Điều kiện hỗ trợ được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng có đầy

đủ cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống.

- Động lực hưởng thụ là những niềm vui xuất phát từ việc sử dụng một cơng

nghệ, và nó đã được chứng minh là có vai trị quan trọng trong việc xác định chấp nhận và sử dụng công nghệ.

- Giá trị giá cả: giá trị giá cả có mối tương quan dương đến ý định hành vi khi

những lợi ích của việc sử dụng một công nghệ được coi là lớn hơn chi phí tiền tệ bỏ ra để sử dụng chúng.

- Thói quen là mức độ mà mọi người có xu hướng để thực hiện hành vi tự động

thơng qua việc học.

Như đã trình bày trong mơ hình lý thuyết UTAUT hiệu quả sử dụng mong đợi có tác động đến hành vi sử dụng cơng nghệ mà PMKT cũng là một sản phẩm công nghệ như vậy việc xem xét lựa chọn sử dụng PMKT dựa trên hiệu quả mà DN mong đợi. Hiệu quả mong đợi này có thể được DN đánh giá thơng qua các yếu tố về chất lượng PMKT, các tính năng của PMKT, khả năng hỗ trợ của NCC đối với DN trong quá trình sử dụng PMKT.

Bên cạnh đó yếu tố về giá trị giá cả cũng có tác động đến hành vi sử dụng cơng nghệ, cụ thể đối với sản phẩm cơng nghệ PMKT đó chính là yếu tố về chi phí và lợi của việc sử dụng PMKT. Khi lợi ích của việc sử dụng một PMKT phù hợp hoặc lớn hơn so với chi phí bỏ ra thì ý định dẫn đến quyết định lựa chọn PMKT của DN càng cao.

Điều kiện hỗ trợ cũng là một yếu tố tác động đến ý định dẫn đến hành vi sử dụng công nghệ, như vậy trong điều kiện nghiên cứu lựa chọn PMKT thì việc tương thích giữa PMKT với cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có của DN (cụ thể là phần cứng, phần mềm, kết cấu mạng) cũng là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã trình bày những lý luận chung về PMKT và ngành Logistics cũng như các lý thuyết nền có liên quan. Từ đó làm cơ sở để tác giả lý luận để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của DN dịch vụ Logistics trong nghiên cứu của mình.

Chương tiếp theo sẽ trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận văn cũng như mơ hình, giải thuyết và kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu (tác giả tổng hợp)

Xác định vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn PMKT của DN ngành dịch vụ Logistics tại TPHCM

Đề xuất các nhân tố (ban đầu)

Dựa vào các nghiên cứu trước đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của

DN ngành Logistics

Nghiên cứu định tính (phỏng vấn

chuyên gia)

Các nhân tố sau điều chỉnh

(sau nghiên cứu định tính)

Nghiên cứu định lượng

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Crobach’s anpha).

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA).

- Phân tích hồi quy bội.

- Phân tích phương sai (Anova) biến định tính (quy mơ và loại hình sở hữu)

tác động đến mức độ ảnh hưởng nhân tố khả năng tùy biến đến quyết định lựa chọn PMKT.

Tổng quan nghiên cứu

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả thực hiện kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

- Nghiên cứu định tính: phỏng vấn tay đơi để tham khảo ý kiến của các chuyên

gia là kế tốn trưởng có nhiều năm kinh nghiệm (từ 10 năm trở lên) trong ngành dịch vụ Logistics đồng thời đã trực tiếp tham gia vào quá trình lựa chọn PMKT tại đơn vị và nhân viên triển khai PMKT có kinh nghiệm triển khai PMKT ở các DN ngành dịch vụ Logistics nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung các nhân tố cũng như các thang đo các của nhân tố, đảm bảo các nhân tố tác giả đề xuất và thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước là phù hợp trong hoàn cảnh nghiên cứu là các DN ngành dịch vụ Logistics.

- Nghiên cứu định lượng: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp

khảo sát. Dữ liệu khảo sát được thu thập bằng hai cách: gửi bản in câu hỏi khảo sát trực tiếp cho các đối tượng trả lời và gửi mail bảng câu hỏi khảo sát thông qua ứng dụng Google Docs. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được sàng lọc để loại bỏ những phiếu trả lời khơng hợp lệ, sau đó sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.

3.2. Mơ hình đề xuất và thang đo nháp các nhân tố 3.2.1. Mơ hình đề xuất 3.2.1. Mơ hình đề xuất

Collins (1999) đã lập luận dựa trên một câu nói cũ, nếu bạn đặt câu hỏi sai, bạn sẽ nhận được câu trả lời sai. Điều đó sẽ xảy ra khi hỏi sản phẩm PMKT nào là tốt nhất. Thực tế khơng có PMKT tốt nhất. Khơng có sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của mọi người, nhưng lại có thể có nhiều PMKT phù hợp với u cầu cụ thể của một cơng ty. Vì vậy, vấn đề là sự phù hợp của sản phẩm PMKT với người dùng, do đó câu hỏi đúng là: nên làm thế nào để tìm kiếm các gói phù hợp với DN? Để trả lời câu hỏi này cần xác định được các yếu tố mà DN cần dựa vào đó để đánh giá từ đó đưa ra quyết định lựa chọn được PMKT phù hợp.

Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu trước liên quan đến quyết định lựa chọn PMKT trong và ngoài nước ở chương 1 cũng như cơ sở lý thuyết ở chương 2, tác giả

đề xuất 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT trong nghiên cứu này là: chất lượng của PMKT (QL), khả năng tùy biến của PMKT (CU), tính năng quốc tế của PMKT (IF), chi phí và lợi ích sử dụng PMKT (CO), khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của DN (IT), nhà cung cấp PMKT (VD). Mơ hình đề xuất được trình bày ở hình 3.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)