Ma trận các nhân tố Nhân tố 1 EFE3 .810 EFE2 .808 EFE1 .632
Kết quả cho thấy các biến đo lường đều chỉ đo một nhân tố. Vì vậy thang đo đạt giá trị hội tụ, và chỉ có một nhân tố nên khơng xem xét giá trị phân biệt.
4.3 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 5 nhân tố được đưa vào kiểm định mơ hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mơ hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5.
Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB = βo + β1 x Mơi trường kiểm sốt + β2 x Đánh giá rủi ro + β3 x Hoạt động kiểm sốt + β4 x Thơng tin và truyền thông + β5 x Giám sát + ε
(Trong đó: β o : hằng số hồi quy, β i: trọng số hồi quy, ε : sai số)
4.3.1 Phân tích tương quan
Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.
Theo ma trận tương quan thì các biến đều có tương quan và có ý nghĩa ở mức 0.01. Hệ số tương quan biến phụ thuộc là xu hướng tiêu dùng với các biến độc lập ở mức tương đối, trong đó hoạt động giám sát có tương quan cao nhất với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (0.440). Do đó, ta có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mơ hình để giải thích cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.