Thực trạng giáo dục đào tạo của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

4.1.3. Thực trạng giáo dục đào tạo của tỉnh Kiên Giang

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Kiên Giang không ngừng đầu tư xây mới, nâng

cấp các trường học, cơ sở đào tạo, dạy nghề. Toàn tỉnh hiện có 694 cơ sở giáo dục và

đào tạo, tăng 20 cơ sở so với năm 2010, trong đó có: 136 trường mầm non, 514 trường

phổ thơng, 5 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp nghề, 4 trường nghiệp vụ , 15 trung tâm bồi dưỡng chính trị, 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường chính trị tỉnh và 1 trường Đại học Kiên Giang. Các cơ sở giáo dục và đào tạo đã góp phần đáp ứng

nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao trình độ, tay nghề, góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn toàn tỉnh.

Tỷ lệ người dân biết đọc biết viết so với dân số đạt 95,21% tăng 1% so với năm 2010; người dân trong độ tuổi học hết tiểu học so với dân số đạt 99,7%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng bình qn hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 là 98,95%, tăng 25% so giai đoạn trước và tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào đại học, cao

đẳng là 37,66%.

Về đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo, được các cấp quan tâm. Tồn ngành hiện có 23.568 người (ngồi cơng lập là 303

người trong đó cán bộ quản lý: 1.494 người; giáo viên: 18.488 và nhân viên là 3.586 người; so với năm học 2010-2011, tăng 2.026 người (cán bộ quản lý 217, giáo viên 1.263, nhân viên 546). Tỷ lệ cán bộ, giáo viên trẻ được đào tạo chính quy, đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng tăng, bình quân mỗi năm tăng hơn 500 cán bộ, giáo viên các cấp, hiện có trên 99% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 03 tiến sĩ , 214 thạc sĩ, 71 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên ngày càng lớn mạnh, số lượng đào tạo chính quy ngày càng nhiều, cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo quy định. Hầu hết giáo viên, cán bộ

quản lý có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn, và có chí phấn đấu vươn lên.

Về công tác đào tạo nghề: Trong những năm qua, cơng tác đào tạo nghề có chuyển biến tích cực. Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dư ng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, kịp thời

ban hành các chỉ thị, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật; dành hiều ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ lao động được qua đào tạo chung của tỉnh đạt 52%, trong

đó đào tạo nghề đạt 43%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chung, đào tạo nghề đạt mục tiêu

quy hoạch đề ra. Mạng lưới dạy nghề trong tỉnh được mở rộng theo hướng huy động tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn vốn, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được thành lập đã tập trung đào tạo cho các vùng kinh tế và đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh. Cùng với việc thực hiện

chủ trương xã hội hóa, bước đầu đã thu hút được các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội ngồi cơng lập tham gia đào tạo nghề, từng bước đáp ứng yêu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)