ADF Test -3.074 PP Test -3.067 1% Critical Value -3.679 5% Critical Value -2.968 10% Critical Value -2.623 4.4. Kiểm định đồng liên kết
Theo nguyên tắc tổng quát, các biến mà chuỗi thời gian không dừng sẽ không được sử dụng trong mơ hình hồi quy để tránh vấn đề hồi quy giả mạo. Tuy nhiên, Engle and Granger (1987) cho rằng kết hợp tuyến tính của hai hay nhiều chuỗi thời gian khơng dừng có thể là chuỗi dừng. Nếu tồn tại kết hợp tuyến tính là dừng thì các chuỗi thời gian khơng dừng được cho là có quan hệ đồng liên kết và kết hợp tuyến tính dừng có thể được hiểu như là có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Vì tất cả các biến là khơng dừng khi chưa lấy sai phân theo kết quả kiểm định ADF và PP trước đó, nên cần thiết kiểm định đồng liên kết để xem mối quan hệ dài hạn giữa các biến trước khi tiến hành bất kỳ phân tích sâu hơn về mối quan hệ dài hạn của chúng.
Mối quan hệ đồng liên kết cho phép chúng ta ước tính mối quan hệ dài hạn và thông qua cơ chế hiệu chỉnh sai số (VECM) để tiếp tục phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn và điều chỉnh để đạt được cân bằng trong dài hạn.
Phương pháp Johansen – Juselius (1990) và Johansen (1991) được sử dụng để xác định số vector đồng liên kết. Bảng 4 trình bày kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen – Juselius. Có hai giá trị thống kê riêng biệt để xác định số quan hệ đồng liên kết, giá trị Maximum Eigen và Trace statistics. Tại
34
mức ý nghĩa 5%, cả hai kiểm định này xác nhận tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tài khoản vãng lai và các biến giải thích. Tại mức ý nghĩa 5%, giá trị Trace statistics và giá trị Maximum Eigen đều chỉ ra có hai mối quan hệ đồng liên kết. Kết quả được trình bày trong bảng trong Bảng 4.4 như sau: