Thị phần dư của mơ hìnhVECM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 58)

-.08 -.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1985 1990 1995 2000 2005 2010 CA Residuals

45 -.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1985 1990 1995 2000 2005 2010 TB Residuals -4,000 -3,000 -2,000 -1,000 0 1,000 2,000 3,000 1985 1990 1995 2000 2005 2010 NEER Residuals

46 -2 -1 0 1 2 3 1985 1990 1995 2000 2005 2010 ED Residuals -.04 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 .05 1985 1990 1995 2000 2005 2010 FD Residuals

47

Tóm lại, khi kiểm định tính dừng bằng kiểm định ADF và PP thì các biến

đều không dừng ở dữ liệu ban đầu nhưng tất cả các biến đều dừng khi lấy sai phân và kết hợp tuyến tính của các biến này cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng liến kết. Sau đó, tơi sử dụng phương pháp Johansen để kiểm định đồng liên kết, kết quả kiểm định cho thấy tồn tại hai mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, tỷ giá danh nghĩa và thâm hụt ngân sách tác động cùng chiều lên thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam, trong khi đó, nợ nước ngồi và tiết kiệm tư nhân tác động ngược chiều lên thâm hụt tài khoản vãng lai. Các biến tác động ngắn hạn đến sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai là thâm hụt ngân sách và nợ nước ngồi. Phân tích nhân quả Granger cho thấy trong ngắn hạn chỉ có mối quan hệ một chiều giữa tài khoản vãng lai với thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài.

-.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 .10 1985 1990 1995 2000 2005 2010 PS Residuals

48

5. KẾT LUẬN

Bài luận văn này sử dụng phương pháp đồng liên kết của Johansen và VECM để phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và các biến vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn của Việt Nam với dữ liệu hàng năm giai đoạn 1983 – 2012.

Phân tích kết quả đồng liên kết cho thấy thâm hụt tài khoản vãng lai có mối quan hệ dài hạn với các biến vĩ mô. Trong các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai gồm nợ nước ngồi, tỷ giá hối đối danh nghĩa, thâm hụt ngân sách và tiết kiệm tư nhân thì thâm hụt tài khóa có tác động lớn nhất đến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Trong dài hạn, nợ nước ngoài và tiết kiệm tư nhân tác động nghịch chiều lên thâm hụt tài khoản vãng lai, trong khi đó tỷ giá danh nghĩa và thâm hụt ngân sách tác động cùng chiều.

Thâm hụt ngân sách tác động cùng chiều đến thâm hụt tài khoản vãng lai, dẫn đến bất kỳ sự gia tăng nào trong chi tiêu chính phủ, thay đổi chính sách thuế làm giảm nguồn thu sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến tài khoản vãng lai. Ngược lại khi chính phủ cắt giảm chi tiêu, thay đổi chính sách thuế để tăng nguồn thu thì sẽ tác động làm giảm thâm hụt ngân sách.

Tiết kiệm tư nhân tác động ngược chiều đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Khi tiết kiệm tư nhân gia tăng sẽ làm giảm khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư do đó nó sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam .

Đồng thời, qua phân tích nhân quả Granger cho thấy chỉ có mối quan hệ một chiều giữa tài khoản vãng lai với thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài trong ngắn hạn.

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao

49

(năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Từ năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và trở thành một trong những mối lo ngại hàng đầu. Giá trị nhập siêu hàng năm liên tục tăng, tỷ trọng nhập siêu so với GDP tăng đến mức báo động, tới 17.79% vào năm 2008, có giảm nhẹ xuống cịn 12.74% vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thâm hụt thương mại nghiêm trọng trong tài khoản vãng lai chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá, nợ nước ngồi, lạm phát, từ đó đe dọa sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng sau khủng hoảng. Nhằm ổn định kinh tế và tăng trưởng bền vững, một trong các vấn đề cần quan tâm là cải thiện cán cân tài khoản vãng lai.

Với kết quả thu được qua nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1983 – 2012, nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam hiện nay, tôi xin đưa ra một số ý kiến:

Thâm hụt ngân sách có tác động cùng chiều đến diễn biến của tài khoản vãng lai, bất kỳ một sự gia tăng nào trong chi tiêu chính phủ trong khi chính sách thuế và mức thu từ thuế ổn định và không đổi sẽ dẫn đến sự gia tăng trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngược lại. Những nhân tố gây ra thâm hụt ngân sách cao của Việt Nam là do chính sách tài khóa khơng nhất quán và đầu tư công tràn lan kém hiệu quả. Để có thể khắc phục vấn đề thâm hụt ngân sách: (i) tăng nguồn thu; (ii) hoặc giảm nguồn chi: tức là giảm bớt mức đầu tư và chi tiêu chính phủ trong nền kinh tế. Theo Nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ ngày 24 tháng 02 năm 2011 đã nêu các biện pháp thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư cơng, giảm thâm hụt ngân sách tóm tắt lại như sau:

(1) Tăng cường giám sát và kiểm tra thuế nhằm tăng thu ngân sách; (2) Rà soát cắt giảm chi tiêu;

50

(3) Giảm bội chi ngân sách, giám sát chặt chẽ việc vay trả nợ nước ngoài; (4) Kiểm tra, rà soát các dự án, đầu tư của các tập đồn kinh tế nhà nước, rà sốt, cắt giảm và sắp xếp lại các dự án đầu tư, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả tập trung vốn cho ngành sản xuất kinh doanh chính…

Hạn chế của bài luận văn

Bài luận văn này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Đó là số quan sát còn hạn chế (30 quan sát) nên có thể kết luận đưa ra từ mơ hình chưa phản ánh một cách đầy đủ so với thực tế.

Bài luận văn này phân tích các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên VECM tuyến tính. Tuy nhiên, q trình điều chỉnh của tài khoản vãng lai có thể là phi tuyến tính, quan điển này gần đây được thể hiện bởi Clarida et al. (2006), Arghyrou và Chortareas (2008) và de Mello and Mogliani (2009). Phương pháp phi tuyến tính có thể làm rõ hơn cơ chế điều chỉnh của mất cân bằng tài khoản vãng lai. Vì vậy, nếu có điều kiện ở bài nghiên cứu sau, tơi sẽ kiểm tra và ước tính phi tuyến tính đối với điều chỉnh của tài khoản vãng lai ở Việt Nam.

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, và Nguyễn Đình Chúc, 2011. Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp. Working Paper Series.

Nguyễn Thị Hiền, 2010. Phân tích thâm hụt các cân thương mại của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, Số 23/2010.

Tài liệu nước ngoài

Ang, H. Y., Sek, S. K., 2011. Empirical Investigation on the Determinants of Current Account Balances. International Journal of Advanced Computer Science,

Vol. 1, No. 4, 146-151.

Arghyrou, M.G., G. Chortareas, 2008. Current Account Imbalances and Real Exchange Rates in the Euro Area. Review of International Economics, Vol. 9, pp.

747-64.

Bulut, Levent, 2011. External Debts and Current Account Adjustments. The B.E. Journal of Macroeconomics, De Gruyter, Vol. 11(1), 1-53.

Bussière, M., Fratzscher M., Müller G. J., 2005. Productivity Shocks, Budget Deficits, and the Current Account. European Central Bank Working Paper, No. 509.

Calderon, C., Chong, A., Loayza, N., 2002. Determinants of Current Account Deficits in Developing Countries. The B.E. Journal of Macroeconomics, De Gruyter, Vol. 2(1), 1-33.

Chete, L. N., 2001. Explaining Current Account Behaviour in Nigeria. The Nigerian Journal of Economic and Social Studies, Vol. 43, 219 – 238.

Chinn, M. D., Prasad, E. S., 2003. Medium-Term Determinants of Current Accounts in Industrial and Developing Countries: An Empirical Exploration.

Journal of International Economics, Elsevier, Vol. 59(1), 47-76.

Clarida, R.H., Goretti, M., Taylor, M.P., 2006. Are there thresholds of current account adjustment in the G7?. NBER working paper 12193.

52

De Mello, L., Mogliani, M., 2009. Current account sustainability in brazil: a non-linear approach. Economics department working paper No. 703.

Debelle, G., Faruqee, H., 1996. What Determines the Current Account? A Cross – Sectional and Panel Approach. IMF Working Paper No. WP/96/58.

Jawaid, S. T., Raza, S.A., 2013. Dynamics of Current Account Deficit: A Lesson from Pakistan. Transition Studies Review, Springer, Vol. 19(3), 357-366.

Kwalingana, S., Nkuna, O., 2009. The Determinants of Current Account Imbalances in Malawi. MRPA Paper No. 14694, University Library of Munich., Germany.

Milesi-Ferretti, G. M., Razin, A., 1996. Persistent Current Account Deficits: A Warning Signal? International Journal of Finance & Economics, John Wiley &

Sons, Ltd., Vol. 1(3), 161-181.

Misztal, Piotr (2012). The link between government budget and current account in the Baltic countries. MPRA Paper No. 40784, University Library of Munich, Germany.

Morsy, Hanan, 2009. Current Account Determinants for Oil – Exporting Countries. IMF Working paper No. WP/09/28.

Natalya, K. và Idil, U., 2010. Determinants of current account in the EU: the relation between internal and external balances in the new members. MPRA Paper

No. 27466.

Udah, E. B., 2011. Adjustment Policies and Current Account Behaviour: Empirical Evidence from Nigeria. European Journal of Humanities and Social Sciences, Vol. 6(1).

Yang, Lucun, 2011. An empirical analysis of current account determinants in emerging Asian economies. United Kingdom: Cardiff University, Working Paper

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)