Các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 40 - 44)

TT Tên ngân hàng Tên viết tắt

1 NH TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV

2 NH TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank

3 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB

4 NH TMCP Sài Gòn SCB

5 NH TMCP Quân Đội MB Bank

6 NH TMCP Sài gòn - Hà Nội SHB

7 NH TMCP Á Châu ACB

8 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín Sacombank

9 NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank

10 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank

11 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank

12 NH TMCP Bưu điện Liên Việt LienVietPostBank

13 NH TMCP Phát Triển TP HCM HD Bank

14 NH TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank

15 NH TMCP Quốc Tế VIB

16 NH TMCP Tiên Phong TP Bank

17 NH TMCP An Bình AB Bank

18 NH TMCP Quốc Dân NVB

19 NH TMCP Việt Á VietA Bank

20 NH TMCP Nam Á Nam A Bank

22 NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương SaiGon Bank

23 NH TMCP Xăng dầu Petrolimex PGBANK

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

3.4 Phương pháp ước lượng

Từ những dữ liệu thu được sau khi xử lý thơng tin và mã hóa thành dữ liệu số, tác giả đã sử dụng phần mềm Stata 12 để tiến hành các bước phân tích dữ liệu và sử dụng các kiểm định phù hợp để kiểm định các kết quả phân tích.

3.4.1 Phân tích thống kê mơ tả

Phương pháp phân tích thống kê mơ tả được sử dụng trong bài nghiên cứu để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu nghiên cứu bao gồm giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩncủa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Qua đó, tác giả có được cái nhìn tổng thể về dữ liệu nghiên cứu.

3.4.2 Phân tích tương quan

Phương pháp phân tích tương quan được sử dụng trong luận văn để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu với nhau. Thơng qua kết quả phân tích sẽ giúp tác giả bước đầu xác định được mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời, cũng là cơ sở để nhận biết dấu hiệu đa cộng tuyến trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao.

3.4.3 Phân tích hồi quy

Để ước lượng mức độ ảnh hưởng của biến độc lập cũng như chiều tác động với biến phụ thuộc, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng.Phương pháp này sẽ cung cấp cho tác giả đưa những bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra của bài luận văn.

Đối với phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng của bài luận văn, tác giả sử dụng ba phương pháp phân tích: mơ hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát Pooled-OLS,mô hình hồi quy theo phương pháp phân tích bình phương bé nhất với hiệu ứng cố định Fixed Effect (FEM), mơ hình hồi quy theo phương pháp phân tích bình phương bé nhất

với hiệu ứng ngẫu nhiên Rankdom Effect (REM). Sau đó, tác giả sẽ thực hiện các kiểm định cần thiết để lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp nhất trong ba phương pháp trên: kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier Test để lựa chọn giữa mơ hình Pooled OLS và mơ hình REM, kiểm định F – Test để lựa chọn giữa mơ hình Pooled OLS và mơ hình FEM, kiểm định Hausman Test để lựa chọn giữa mơ hình REM và mơ hình FEM.

3.4.4 Kiểm định các khuyết tật của mơ hình nghiên cứu

Sau khi lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp, tác giả sẽ tiến hành thực hiện các kiểm định để kiểm tra sự phù hợp và các khuyết tật của mơ hình hồi quy: bao gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và kiểm định hiện tượng tự tương quan.

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mơ hình phụ thuộc tuyến tính lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình được kiểm tra dựa vào ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập hoặc dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF. Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 (theo chuẩn so sánh của Farrar & Glauber, 1967) sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên, phán đốn dựa trên tiêu chuẩn này có trường hợp khơng chính xác do có những trường hợp hệ số tương quan khá thấp nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, để hạn chế sai sót, tác giả sẽ thực hiện kiểm định thêm bằng cách phân tích hệ số phóng đại phương sai VIF.

Hiện tượng phương sai thay đổi tuy không làm thiên lệch kết quả ước lượng của hệ số nhưng sẽ làm kết quả ước lượng không hiệu quả vì phương sai khơng cịn là phương sai nhỏ nhất. Do đó, nếu xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi thì ước lượng của các phương sai bị chệch, đó đó các kiểm định mức ý nghĩa và khoảng tin cậy có thể bị thay đổi và mơ hình khơng cịn đủ tin cậy để giải thích.

Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng có quan hệ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng bảng dữ liệu. Các ước lượng thu được từ phương pháp phân tích

hồi quy khơng cịn hiệu quả nữa và các kiểm định hệ số hồi quy sẽ khơng cịn đáng tin cậy nữa nếu xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Do đó, nếu mơ hình lựa chọn tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phù hợp để khắc phục các hiện tượng này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các NHTMCP tại Việt Nam, luận văn đã xây dựng mơ hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố mang đặc tính chuyên biệt của mỗi ngân hàng, nhân tố mang đặc điểm của ngành ngân hàng, nhân tố thể hiện mức độ phát triển của thị trường chứng khoán và các nhân tố vĩ mô. Thông qua việc giới thiệu cách thức thu nhập dữ liệu, cách thức phân tích dữ liệu và đặt ra giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã xây dựng cái nhìn tổng quát về mục tiêu nghiên cứu và quá trình thực hiện nghiên cứu của mình.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nội dung chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu thu được trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã để ra tại phần mở đầu và theo phương pháp nghiên cứu đã được xác định tại Chương 3 của luận văn này. Các kết quả nghiên cứu được trình bày bao gồm:

(i) Thống kê mơ tả dữ liệu nghiên cứu; (ii) Phân tích tương quan; (iii) Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các NHTMCP tại Việt Nam. Sau đó, luận văn sẽ thảo luận các vấn đề được đưa ra trên cơ sở kết quả

nghiên cứu.

4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Luận văn thực hiện thống kê mơ tả dữ liệu để tóm tắt đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu. Bảng 4.1 dưới đây mô tả về các đặc điểm của dữ liệu như: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số mẫu quan sát sử dụng trong mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)