Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991)
Được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen và Fishbein, 1975) - thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Lý thuyết này cho rằng xu hướng hành vi bao gồm ba nhân tố :
Thái độ : là đánh giá về hành vi thực hiện
Ảnh hưởng xã hội : một hành vi có được thực hiện hay khơng, nó bị tác động
Kiểm soát hành vi cảm nhận : đây là biến mới được thêm vào mơ hình TRA.
Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; nó phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.
Ajzen cho rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi và tác động gián tiếp đến hành vi thực sự.
Thái độ Kiểm soát hành vi cảm nhận Xu hướng hành vi Hành vi thực sự Chuẩn chủ quan Hình 2.2 : Thuyết hành vi dự định (TPB) Ajzen, 1991
Ứng dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu:
Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân về thuộc tính của sản phẩm hay sự tin cậy vào thương hiệu của nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng tới thái độ hướng tới hành vi cũng như xu hướng lựa chọn sản phẩm. Do đó, thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn tới xu hướng lựa chọn PMKT của doanh nghiệp
2.2.1 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ:
Technology Acceptance Model (TAM) (Davis và cộng sự, 1989)
Lý thuyết chấp nhận cơng nghệ được mơ hình hóa và trình bày ở hình sau : Nhận thức sự hữu ích(PU) Nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU) Thái độ hướng tới sử dụng (A) Ý định hành vi sử dụng (BI) Sử dụng thực tế
Hình 2.3 : Mơ hình chấp nhận cơng nghệ(TAM)
TAM phát triển từ TRA với mục đích "để cung cấp một lời giải thích về các quyết định chấp nhận máy tính nói chung, có khả năng giải thích hành vi của người dùng trên một phạm vi rộng các cơng nghệ máy tính người dùng cuối và người dùng phổ thông, trong khi cùng lúc cả hai đều là kinh tế và lý luận lý thuyết.
Trong đó nhận thức sự hữu ích (PU - Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một sản phẩm đặc biệt sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ.(Davis, 1989, trích bởi J.Bradley), nhận thức hữu ích ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ hướng tới sử dụng và ý định hành vi sử dụng. Nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU - Perceived Ease of Use) là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một sản phẩm đặc biệt không cần nỗ lực (Davis, 1989, trích bởi J.Bradley).
Trên cơ sở nền tảng hai học thuyết có ý nghĩa trong việc giải thích quyết định của mỗi cá nhân tác giả đi đến xây mơ hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu, bao gồm biến phụ thuộc là quyết định lựa chọn PMKT và các biến độc lập ảnh hưởng đến quyết định này.
Do phần mềm kế toán là một sản phẩm công nghệ thông tin nên tác giả đề xuất sử dụng mơ hình TPB và TAM để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán. Hai học thuyết nêu trên là nền tảng cho việc giải thích quyết định của mỗi cá nhân bao gồm cả quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.
Thơng qua các mơ hình ta nhận thấy rằng một ý định sử dụng sản phẩm cơng nghệ nếu nó thật sự hữu ích có ý nghĩa là nó đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, nó có thể đáp ứng được các tính năng của một sản phẩm đặc thù và việc sử dụng nó khơng q khó khăn. Ngồi những thái độ đối với sản phẩm thì chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi cũng tác động đến ý định của cá nhân. Trên cơ sở này và kết hợp với các nghiên cứu trước kia, tác giả phân tích và lựa chọn những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT của doanh nghiệp tại các tỉnh Đông Nam Bộ.
CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày các bước của quy trình nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng để xây dựng, đánh giá , kiểm định các giả thuyết của mơ hình và thang đo.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài :“Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn
phần mềm kế toán của các doanh nghiệp tại các tỉnh Đông nam bộ” nghiên cứu
được thực hiện theo quy trình như sau :
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý thuyết
Mơ hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
Kiểm định thang đo EFA và Cronbach Alpha Phân tích hồi quy
Mơ hình hiệu chỉnh
Phân tích và thảo luận kết quả Kết luận và kiến nghị
Trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1 : Các nhân tố nào tác động đến sự lựa chọn PMKT
Trả lời câu hỏi nghiên cứu số 2 : Các nhân tố tác động như thế nào đến sự lựa chọn PMKT
3.2 Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng.
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:
Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính nhằm :
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các
doanh nghiệp được xác định trên cơ sở lý thuyết và khám phá các nhân tố mới có thể tác động đến sự lựa chọn này.
Đánh giá thang đo nháp để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu.
Kiểm tra cách sử dụng từ ngữ trong từng câu hỏi của các biến quan sát nhằm
đảm bảo hầu hết các đối tượng khảo sát hiểu đúng và rõ nghĩa.
Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát hoàn chỉnh cho nghiên cứu định lượng
Cụ thể tác giả sẽ sử dụng những phương pháp sau đây :
Phương pháp tiếp cận hệ thống : Tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trong
và ngồi nước, tiếp cận thực tế các văn bản pháp lý liên quan đến phần mềm kế toán PMKT, đồng thời nghiên cứu các lý thuyết nền tảng liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: Phương pháp này tác giả áp dụng nhằm tổng hợp các nhân tố đã phát hiện từ quá trình nghiên cứu các tài liệu thu thập được. Từ việc tổng hợp các tài liệu, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá những nội dung liên quan đến việc lựa chọn phần mềm kế tốn, từ đó làm cơ sở cho những đề xuất của đề tài.
Phương pháp phỏng vấn điều tra : Tác giả thực hiện phỏng vấn 10 chuyên gia trong lĩnh vực kế tốn, trong đó có 2 giám đốc, 3 kế toán trưởng, 4 nhân viên kế tốn có kinh nghiệm trên 10 năm đang trực tiếp sử dụng phần mềm kế toán của doanh nghiệp và 1 chuyên gia viết phần mềm kế tốn cho doanh nghiệp. Thơng qua phỏng cùng chuyên gia cùng với việc khảo sát các nghiên cứu trước tác giả xây
dựng và hồn thiện bảng hỏi, bên cạnh đó khẳng định lại các quan điểm giúp cho tác giả có được những đề xuất hữu ích.
3.2.2 Nghiên cứu định lượng:
Sau giai đoạn nghiên cứu định tính, với thang đo đã được xây dựng và hiệu chỉnh phù hợp cho việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp. Tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm mục đích thu thập dữ liệu.
3.2.2.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các doanh nghiệp tại khu vực các tỉnh Đơng nam bộ đang sử dụng phần mềm kế tốn, hiện nay số lượng doanh nghiệp này khơng thể xác định được. Do đó tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất.
Để phân tích hồi quy theo một các tốt nhất theo Tabachnich & Fidell (1996) (Trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013) thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng cơng thức n ≥ 50 + 8*m (m: số biến độc lập), với 6 biến độc lập của mơ hình thì cỡ mẫu tối thiểu là 98.
Theo Hair và cộng sự (2006) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, với 35 biến quan sát của nghiên cứu thì cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 175.
Đối với nghiên cứu này tác giả chọn cỡ mẫu với tiêu chí phù hợp cả hai điều kiện trên là 175 mẫu. Để đảm bảo cỡ mẫu như mong muốn và loại trừ những câu trả lời khơng hợp lệ thì tác giả chọn khảo sát mẫu là 200 mẫu.
3.2.2.2 Thiết kế bảng khảo sát và thu thập dữ liệu
Trên cơ sở bảng khảo sát đã được xây dựng , Tác giả tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu bằng 2 cách : gửi trực tiếp bảng câu hỏi và gửi các bảng câu hỏi thông qua ứng dụng Google Docs.
Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát gồm có 3 phần :
+ Phần thơng tin chung : bao gồm các câu hỏi nhằm để loại bỏ những mẫu khảo sát không phù hợp.
+ Phần chính : bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cần thiết để kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1 đến 5) với lựa chọn số 1 là rất không đồng ý với phát biểu và lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu nhằm xem xét quan điểm của người được khảo sát đối với từng nhân tố được đề cập đến trong bảng câu hỏi.
+ Phần thông tin cá nhân : phần này nhằm xác định cụ thể đối tượng được khảo sát, giúp tăng độ tin cậy của thông tin khảo sát.
3.2.2.3 Xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập được mã hóa, nhập vào phần mềm SPSS và thực hiện quá phân tích như sau:
Phân tích mơ tả : tác giả sẽ dùng bảng thống kê tầng số, tần suất đối với các biến dữ liệu về cá nhân trong bảng câu hỏi, giúp tác giả thống kê thông tin của đối tượng được khảo sát. Việc này giúp tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu để xem xét mẫu nghiên cứu có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu hay không ?
Kiểm định và đánh giá thang đo +Phân tích Cronbach Alpha
Phương pháp này được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo và loại bỏ các biến khơng phù hợp trong q trình nghiên cứu.
Kiểm định Cronbach’s Alpha được đánh giá qua các hệ số tương quan biến tổng (Item-total Correlation) và hệ số Alpha (Nunnally & Bernstien 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstien 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Hệ số Cronbach α chỉ đo lường độ tin cậy cho một thang đo phải có tối thiểu là ba biến đo lường. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.75-0.95]. Nếu Cronbach α ≥ 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstien 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013). Hệ số Cronbach α về lý thuyết thì càng cao càng tốt, tuy nhiên hệ số
Cronbach α quá lớn (α ≥ 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có gì khác biệt, hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2013)
+Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả tiếp tục phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2013)
Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO lần lượt được thực hiện để kiểm định tính phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với việc phân tích mơ hình EFA bằng phương pháp thành phần chính.
+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê nếu sig < 0.05 nghĩa là các biến có quan hệ nhau.
+ Kiểm định KMO : KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Để sử dụng EFA KMO phải lớn hơn 0.5.
Tiêu chí eigenvalue - đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố được dùng để xác định số lượng nhân tố. Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu phải bằng 1. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn biến gốc nên sẽ bị loại bỏ. Tiêu chuẩn phương sai trích : xem xét mức độ phương sai hay mức độ giải thích của mỗi nhóm nhân tố khám phá được thơng qua cơng cụ phân tích nhân tố EFA. Tổng phương trích phải lớn hơn 50%.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue > 1.
+Phân tích hồi quy bội
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và rút trích được các nhân tố từ phân tích EFA. Tác giả sử dụng phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ và tác động giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc :
Trước tiên phân tích mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình. Sử dụng hệ số Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ giữ hai biến định
lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ và phân tích hồi quy là phù hợp.
Tiếp theo, chạy phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp nhỏ nhất thông thường. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành : tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét kết quả thống kê liên quan đến các biến được đưa vào mơ hình. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình.
Hệ số ß dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự lựa chọn PMKT của các doanh nghiệp : yếu tố nào có hệ số ß lớn hơn thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn.
3.3 Mơ hình nghiên cứu và thang đo
3.3.1 Mơ hình nghiên cứu và thang đo dự thảo
Dựa vào kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán như sau :
Bảng 3.1 : Bảng tổng hợp các nhân tố dự thảo Nhân Nhân
tố Thang đo dự thảo Tác giả
Yêu cầu của
người sử dụng
Phù hợp với các qui định của pháp luật và chính sách, chế độ của doanh nghiệp đã đăng ký.
Nguyễn Phước
Bảo Ấn, 2012 Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Phù hợp với quy mô doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp.
Phù hợp với yêu cầu xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn. Phù hợp với yêu cầu tích hợp dữ liệu và hợp nhất báo cáo tài chính.
Phù hợp với yêu cầu về tốc độ, thời gian xử lý, thời điểm cung cấp thông tin.
Phần mềm phải thân thiện, dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thơng tin. Tính năng của phần mềm
Khả năng tùy biến
Abu- Musa, Ahmad A, 2005 Khả năng lập báo cáo tài chính
Cấu trúc tài khoản kế toán Báo cáo bằng đồng ngoại tệ Hỗ trợ cơ sở dữ liệu
Số lượng phân hệ của phần mềm
Giá cả cho gói phần mềm kế tốn bao gồm 8 phân hệ chính Khả năng nâng cấp
Số lượng khách hàng của phần mềm Liên kết với các phần mềm khác Ngơn ngữ lập trình của phần mềm Bảo mật thông tin
Khả năng lưu trữ dữ liệu