CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3. Lý thuyết nền
2.3.1. Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới
Khái niệm về sự khuếch tán được nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà xã hội học người pháp Gabriel Tarde và từ đó trải qua q trình phát triển lâu dài. Đến 1962 được giáo sư nghiên cứu về truyền thông Everett Rogers đã phổ biến lý thuyết thông qua việc xuất bản cuốn sách Diffusion of Innovations. Theo đó ơng cho rằng “Sự khuếch tán sự đổi mới là một lý thuyết nhằm giải thích cách thức, lý do, và tại cái gì mà tăng tỷ lệ ý tưởng mới và tăng tốc độ của công nghệ”.
Theo (Everett Rogers, 2003) định nghĩa sự khuếch tán là “ q trình mà theo đó một sự đổi mới được truyền đạt theo thời gian giữa những người tham gia trong một hệ thống xã hội”. Ngồi ra ơng cịn chỉ ra rằng có bốn yếu tố chính dẫn đến sự lan truyền của các ý tưởng mới: là sự đổi mới, các kênh truyền thông, thời gian và hệ thống xã hội. Thơng qua đó ơng đưa ra mơ hình các giai đoạn chấp nhận một sản phẩm mới của một các nhân như sau:
Sơ đồ 2.5: Mơ hình các giai đoạn chấp nhận một sản phẩm mới
Nguồn: (Everett Rogers, 2003) Theo (Brown et al., 2004) thơng tin kế tốn chi phí được cung cấp bởi hệ thống ABC là một sự cải tiến từ hệ thống kế tốn chi phí truyền thống. Và kết quả này đã được đo lường qua thời gian phát triển của hệ thống ABC. Với các ưu điểm đã được chứng minh thì hệ thống ABC cần được áp dụng rộng rãi và đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Dựa trên lý thuyết này cũng theo (Brown et al., 2004; trang 339) lý giải cho việc chấp nhận hệ thống ABC liên quan đến các vấn đề về tính hợp pháp hoặc các vấn đề liên quan đến uy tín xã hội khó để nghiên cứu trong các nghiên cứu sự nhận chấp nhận như là người chấp nhận “. . . có thể miễn cưỡng thừa nhận rằng họ đã áp dụng một ý tưởng mới để bảo đảm các khía cạnh trạng thái gắn liền với sự đổi mới” nhất là một hệ thống hiện đại như hệ thống ABC. Trong thời gian phát triển lâu dài, cùng với công nghệ ngày càng phát triển, hệ
Kiến thức Thuyết phục Quyết định Thực hiện Xác nhận
Từ chối
thống ABC đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế thới. Điều này được minh chứng qua các cơng trình nghiên cứu (Kaplan & Atkinson, 1998);(Brown et al., 2004)… Qua đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thấy được những ưu điểm của hệ thống ABC. Các quyết định dựa trên thông tin được cung cấp từ hệ thống kế tốn chi phí chính xác mang lại hiệu quả cao. Đối với doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa cần tham khảo, vận dụng các kỹ thuật mới nhằm cải tiến doanh nghiệp. Chính vì vậy, lý thuyết này là nền tảng để xây dựng nên nhân tố gồm: Sự ủng hộ của ban giám đốc; Tầm quan trọng của thơng tin kế tốn chi phí; Trình độ nhân viên; Sự đa dạng của sản phẩm và Qui mô doanh nghiệp.
2.3.2. Lý thuyết lợi ích và chi phí
Theo (Nick and Clive, 1993 ) lý thuyết lợi ích và chi phí bắt đầu năm 1808 bởi Anbert Gallantin trong một dự án thủy lợi khi so sánh lợi ích và chi phí. Đến 1936, được chính thức đề cập trong đạo luật kiểm soát lũ lụt của Mỹ. Và chia lý thuyết thành 5 phần: định nghĩa dự án; xác định những tác động của dự án; những tác động nào mang lợi ích đáng kể; lượng hóa các tác động chính; đánh giá tài chính những hiệu quả có liên quan. Định nghĩa dự án nhằm xác định các nguồn lực có liên quan, xác định phạm vi dự án, xác định mục tiêu và làm rõ hơn các yếu tố chưa biết. Xác định những tác động của dự án để xách định những tác động tích cực mà dự án mang lại những lựa chọn khác khi phân tích lợi ích và chi phí. Tiếp đến là xem xét các tác động đáng kể để lựa chọn các quyết định mang lại tổng giá trị lợi ích kinh tế cao nhất. Lượng hóa các lợi ích và chi phí gắn với thời gian phát sinh, tính tốn tất cả các phương án và sử dụng hiện giá dòng tiền để so sánh. Sau cùng đánh giá hiệu quả tài chính được sử dụng khi dự án được triển khai ở các quốc gia khác nhau, khi đó có thể qui đổi thành đơn vị tiền tệ khác để so sánh và có thể điều chỉnh mức lạm phát để làm căn cứ so sánh hiệu quả dự án.
Theo (Stuart, 2010) cho rằng lý thuyết về lợi ích và chi phí là nghiên cứu hành vi ra quyết định dựa trên lợi ích nhận được và các chi phí bỏ ra liên quan đến dự án. Nếu phần lợi ích mang lại vượt xa chi phí bỏ ra thì dự án sẽ được lựa chọn.
Như vậy, khi áp dụng một hệ thống mới, hầu hết các doanh nghiệp đều phải cân nhắc giữ những lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Điều này cịn được xem xét kỹ đối với các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế. Lý thuyết lợi ích này giúp giải thích việc xem xét vận dụng hệ thống ABC trong khi họ đang triển khai hệ thống kế toán chi phi truyền thống với chi phí thấp hơn. Lý thuyết này giải thích cho việc xây dựng nhân tố qui mô doanh nghiệp và lợi thế tương đối.
Kết luận Chương II
Sau khi nghiên cứu về hệ thống ABC, có thể thấy hệ thống ABC đã có lịch sử phát triển lâu đời. Hệ thống ABC xác định chi phí chính xác cho từng sản phẩm, dịch vụ hơn hệ thống kế tốn chi phí truyền thống. Từ những kế thừa các cơng trình nghiên cứu trước tác giả đưa ra sáu nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC của các DNSXNVV gồm: sự ủng hộ của ban giám đốc, tầm quan trọng của thơng tin kế tốn chi phí, qui mơ doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán, sự đa dạng của sản phẩm và lợi thế tương đối. Và để biện luận đưa ra được mơ hình nghiên cứu cụ thể tác giả dựa trên các lý thuyết nền như: lý thuyết lợi ích và chi phí, lý thuyết khuếch tán sự đổi mới. Sau khi đã đề xuất các nhân tố tác giả đưa ra mơ hình dự kiến cho nghiên cứu. Tuy nhiên, việc đưa ra các nhân tố cũng như mơ hình dự kiến chỉ là dựa vào cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu đi trước. Để thực sự thấy được các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp thì cần phải có nghiên cứu định tính, kiểm định qua định lượng để đưa ra các nhận định chính xác hơn. Các vấn đề này sẽ được giải quyết trong chương tiếp theo.