Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (abc – activity basedcosting) của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Dựa vào bảng sắp xếp mức độ quan trọng của các biến độc lập thì biến “Sự ủng hộ của ban giám đốc” đóng vai trị quan trọng nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước. Vì để áp dụng được hệ thống ABC thì ban giám đốc là người quyết định một phần vì đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ban giám đốc là người sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống ABC. Do đó, khi ban giám đốc nhận thấy được sự cần thiết và hỗ trợ triển khai hệ thống ABC sẽ tác động rất tích cực đến sự thành công của dự án.

Để hiểu rõ thêm mức độ tác động của từng nhân tố dựa trên số liệu ở Bảng 4.6 tiến hành phân tích, thảo luận kết quả hồi qui của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

4.2.1. Biến LDUH - Sự ủng hộ của ban giám đốc

Theo kết quả bảng 4.6 ta có hệ số Beta của biến “QTTT” là 0.271 cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Ý nghĩa của biến này là nếu “ Sự ủng hộ của ban giám đốc” doanh nghiệp tăng thêm 1% thì khả năng áp dụng hệ thống ABC tăng 0.271% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây như (Brown et al., 2004), (Author & Binaebi, 2013), (Maelah, 2007). Hay như trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại 3 doanh nghiệp sản xuất có qui mơ nhỏ tại Anh Quốc của (Needy et al., 2003) cho rằng, để triển khai thành công hệ thống ABC trong bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào thì việc cam kết hỗ trợ và nỗ lực phát triển của quản lý doanh nghiệp là việc rất cần thiết và quan trọng. Lý do xuất phát từ việc quản lý tại các công ty nhỏ thường được đại diện bởi số ít người. Hiện nay tại Việt Nam nói chung cũng như khu vực

TP.HCM nói riêng thì hầu như các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa quyền quản lý doanh nghiệp tập trung vào một người là giám đốc doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp đóng vào trị lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, người lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng khi triển khai thành công hệ thống và hỗ trợ tích cực trong việc áp dụng hệ thống ABC là yếu tố quyết định trong việc áp dụng thành cơng hệ thống ABC. Chính vì lẽ đó, đây là biến đóng vai trị quan trọng nhất trong tổng số sáu nhân tố.

4.2.2. Biến LTTD - Lợi thế tương đối

Cuối cùng, từ kết quả bảng 4.6 ta có hệ số Beta của biến “LTTD” là 0.267 cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Ý nghĩa của biến này là nếu “ Lợi thế tương đối” khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống ABC tăng thêm 1% thì khả năng áp dụng hệ thống này tăng 0.267% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của (Brown et al., 2004) trước đó. Đây cũng là yếu tố đóng vai trị quan trọng thứ hai trong sáu nhân tố được nêu ra. Theo (Brown et al., 2004) lợi thế được đưa ra xem xét bao gồm lợi ích kinh tế mà hệ thống ABC mang lại, khi áp dụng hệ thống ABC thì uy tính doanh nghiệp tăng lên. Đối với các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa thì đây là vấn đề rất được quan tâm. Họ cân nhắc giữa lợi ích nhận được từ hệ thống có tương ứng với mức chi phí đầu tư hay khơng. Chính vì vậy mà lợi thế tương đối khi áp dụng hệ thống ABC sẽ làm tác động đến quyết định áp dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp.

4.2.3. Biến DDSP – Sự đa dạng sản phẩm

Theo kết quả bảng 4.6 ta có hệ số Beta của biến “DDSP” là 0.252 cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Ý nghĩa của biến này là nếu “ Sự đa dạng sản phẩm” của doanh nghiệp tăng thêm 1% thì khả năng áp dụng hệ thống ABC tăng 0.252% trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi. Nhân tố đóng vai trị quan trọng thứ ba trong việc quyết định áp dụng hệ thống ABC. Theo kết quả nghiên cứu của (Brown et al., 2004) cho rằng sự phức tạp và đang dạng của sản phẩm là nguyên

nhân làm tăng sự biến dạng của chi phí sản xuất chung từ hệ thống chi phí kế tốn truyền thống. Do đó, nếu trong doanh nghiệp sản phẩm càng đa dạng và phức tạp thì nhu cầu tìm đến hệ thống ABC sẽ càng tăng. Hay như trong nghiên cứu của (Ahamadzadeh et al., 2011) cho rằng sự đa dạng sản phẩm địi hỏi hệ thống chi phí phức tạp hơn để nắm bắt được sự thay đổi trong quá trình tiêu thụ nguồn lực và nó địi hỏi sự phức tạp của qui trình sản xuất dẫn đến nhiêu hoạt động hơn được thực hiện để sản xuất sản phẩm. Tóm lại, sự đa dạng sản phẩm sẽ tác động đến việc lựa chọn hệ thống ABC để đáp ứng được sự phức tạp của quá trình sản xuất và đảm bảo được yêu cầu thông tin của nhà quản lý.

4.2.4. Biến TDKT – Trình độ nhân viên kế tốn

Từ kết quả bảng 4.6 ta có hệ số Beta của biến “TDKT” là 0.167 cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Ý nghĩa của biến này là nếu “ Trình độ nhân viên kế tốn” trong doanh nghiệp tăng thêm 1% thì khả năng áp dụng hệ thống ABC tăng 0.167 % trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi. Yếu tố thứ tư đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai hệ thống ABC. Việc nhân viên kế toán thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống ABC sẽ là nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống ABC. Vấn đề nhân viên thiếu kiến thức về triển khai hệ thống ABC là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các chương trình đào tạo nhằm đảm bảo họ đủ hiểu biết và kiến thức. Nhất là đối với các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kế tốn hầu như khơng có kinh nghiệm thiết kế và triển khai hệ thống ABC. Và số liệu thực tế đã cho thấy được vấn đề này.

4.2.5. Biến QM – Qui mô doanh nghiệp

Từ kết quả bảng 4.6 ta có hệ số Beta của biến “QM” là 0.159 cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Ý nghĩa của biến này là nếu “ Qui mô doanh nghiệp” của doanh nghiệp tăng thêm 1% thì khả năng áp dụng hệ thống ABC tăng 0.159% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả từ số liệu thực tế phù hợp với các nghiên cứu đã công bố trước đây: (Brown et al., 2004), (Al-Omiri

& Drury, 2007), (Trần Tố Uyên, 2016). Theo nghiên (Brown et al., 2004) cho rằng sở dĩ yếu tố qui mơ có tác động là do họ thiếu thốn nguồn lực về nhân sự, kinh phí, cơ sở vật chất thêm nữa sự biến dạng của chi phí ảnh hưởng khơng nhiều do chi phí sản xuất chung khơng ảnh hưởng q lớn. Chính những yếu tố này đã ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống ABC trong doanh nghiệp sản xuất có qui mơ nhỏ và vừa.

4.2.6. Biến TQTTT - Tầm quan trọng thơng tin kế tốn chi phí

Theo kết quả bảng 4.6 ta có hệ số Beta của biến “QTTT” là 0.131 cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Ý nghĩa của biến này là nếu “ Tầm quan trong thơng tin kế tốn chi phí” doanh nghiệp tăng thêm 1% thì khả năng áp dụng hệ thống ABC tăng 0.131% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Qua kết quả của các nghiên cứu đi trước thì “ Tầm quan trọng thơng tin kế tốn chi phí” được xem xét trong nhiều mơ hình nghiên cứu như: (Al-Omiri & Drury, 2007), (Maelah, 2007), (Ahamadzadeh et al., 2011), (Author & Binaebi, 2013). Trong nghiên cứu của (Ahamadzadeh et al., 2011) cho rằng, doanh nghiệp chủ yếu dựa vào thơng tin chi phí để ra các quyết định định giá tồn kho, đo lường lợi nhuận. Và theo nghiên cứu của (Needy et al., 2003) cũng cho rằng để triển khai thành cơng hệ thống ABC thì quản lý phải cam kết sự dụng thơng tin từ hệ thống ABC để ra quyết đinh. Điều này có nghĩa rằng đối với doanh nghiệp thơng tin kế tốn chi phí được cung cấp phải đóng vai trị quan trọng, đáp ứng được nhu cầu cho ban giám đốc ra quyết đinh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc thông tin kịp thời, chính xác là chìa khóa cho sự cạnh tranh. Do đó, khi nhu cầu về thơng tin kế tốn tăng lên thì khả năng triển khai hệ thống ABC cũng sẽ khả quan hơn đối với những doanh nghiệp không chú trọng trong việc sử dụng thơng tin chi phí.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã trình bày các kiểm định mơ hình, kết quả nghiên cứu tìm được dựa trên mơ hình lý thuyết và dữ liệu thực tế. Từ đó, đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến vận dụng hệ thống ABC trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM

Thông qua các bước nghiên cứu tác giả đã nêu ra được mức độ tác động của từng nhân tố cụ thể: Sự ủng hộ của ban giám đốc, tầm quan trọng thơng tin kế tốn chi phí, trình độ nhân viên kế tốn, sự đa dạng sản phẩm, qui mô doanh nghiệp, lợi thế tương đối. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả so sánh với các nghiên cứu đã được thực hiện. Cũng từ kết quả đạt được này tác giả sẽ tiếp tục đưa ra các kết luận, đề xuất các hàm ý chính sách để áp dụng hệ thống ABC vào trong thực tế thành công hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (abc – activity basedcosting) của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM (Trang 79 - 84)