Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 39)

1.7.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Dựa trên mơ hình Ohlson, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra các giá trị liên quan của thông tin BCTC tại các thị trường khác nhau: từ Mỹ

(Collins và các cộng sự, 1997) với các nước khác phát triển như Anh, Đức, Na Uy (King và Langli, 1998)… Kết quả thường nghiêng về mối quan hệ rất chặt chẽ giữa giá cổ phiếu và các thơng tin báo cáo tài chính (BCTC). Ví dụ, Collins và các cộng sự (1998) cho thấy rằng thơng tin BCTC theo mơ hình Ohlson giải thích 54% của giá cổ phiếu ở Mỹ, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vai trò của thu nhập giảm theo thời gian. King và Langli (1998) sử dụng một mơ hình hồi quy của thu nhập và giá trị sổ sách trên giá cổ phiếu và báo cáo một khả năng giải thích của 70%, 60% và 40% tương ứng cho Vương quốc Anh, Na Uy và Đức. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu giữa các nước và theo thời gian.

1.7.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Ở Việt Nam, Nguyễn Việt Dũng (2009) đã áp dụng mơ hình Ohlson cho dữ liệu nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007 cho kết quả R2 là 40%. Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng là giai đoạn TTCK Việt Nam mới thành lập, tổng số cổ phiếu lưu hành mới chỉ 152 và các qui định về chất lượng thơng tin kế tốn cơng bố chưa hồn chỉnh.

Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) cũng vận dụng mơ hình hồi quy Ohlson để xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thơng tin kế tốn. Bài nghiên cứu đã lấy dữ liệu của 430 công ty niêm yết trên hai sàn HSX và HNX được thu thập trong năm 2009. Ngoài ra, để xem xét tác động của các yếu tố vĩ mơ đến kết quả của mơ hình, tác giả đã phân dữ liệu 430 công ty theo hai dạng dữ liệu là 215 công ty lớn và 215 công ty vừa và nhỏ ( theo điều 3, Nghi định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 của Chính phủ, các doanh nghiệp khơng phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh được xếp loại nhỏ và vừa nếu đáp ứng điều kiện: có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người). Kết quả cho R2

của 430 công ty là 43%, R2 của công ty nhỏ là 45,10% và của công ty lớn là 45,87%.

Thơng tin kế tốn đã trở nên ngày càng quan trọng, đặc biệt hơn trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay thì càng phát huy vai trị của nó. Về mặt nội bộ, TTKT giúp các nhà quản trị nắm được tồn bộ hoạt động của Doanh nghiệp mình, hiểu rõ q trình dịch chuyển nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp. Về phía bên ngồi Doanh nghiệp, thông qua TTKT giúp cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định lien quan đến việc mua hoặc bán cổ phiếu, đầu tư them hay rút vốn.

Trước Ohlson, đã có nhiều nhà nghiên cứu làm thế nào để định giá chứng khoán. Khởi nguồn là Markowitz (1952 – 1959) đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về định giá bằng thuyết về sự lựa chọn danh mục, tiếp sau đó Sharpe (1964) đã phát triển các tài sản tài chính trong mơ hình định giá CAPM, Ross (1976) cung cấp các lý thuyết định giá tài sản APT và Wei (1988) đã nỗ lực thống nhất hai lý thuyết này . Sau lý thuyết giá thì có nhiều mơ hình dựa trên cổ tức và dòng tiền, tuy nhiên cũng như lý thuyết giá, các mơ hình dựa trên cổ tức và dịng tiền đều gặp khó khăn khi trong việc dự đốn giá trị tương lai của cổ tức, do đó khơng thể tính tốn chính xác giá trị nội tại của cổ phiếu được. Một phương pháp khác cũng được sử dụng tiếp sau đó là phương pháp chiết khấu dịng tiền trong tương lai, tuy nhiên phương pháp này cũng gặp khó khăn bởi vì dịng tiền có thể đến từ những thay đổi về tiền mặt, góp vốn, chi trả cổ tức và vay rịng, nhưng dịng tiền cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, nhà máy, thiết bị và nếu phức tạp hơn, khấu hao có ảnh hưởng đến thu nhập nhưng khơng có ảnh hưởng đến dịng tiền, điều này nếu dùng lâu dài sẽ dẫn đến việc mất lòng tin đối với thơng tin kế tốn. Cho đến năm 1995 khi Ohlson đưa ra mơ hình định giá Ohlson, mà theo Lo và Lys (2000) thì mơ hình Ohlson đứng trong số những phát triển quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trường vốn trong những năm đầu thập niên 90 và nó cung cấp một nền tảng để xác định lại mục tiêu thích hợp trong việc xác định giá trị nghiên cứu.

Về cơ bản mơ hình Ohlson giả định rằng giá trị của cổ phiếu có thể tính được từ giá trị sổ sách và giá trị hiện tại ròng của những khoản thu nhập bất thường . Mơ hình

nghiên cứu này bao gồm hai phần chính: mơ hình định giá thu nhập cịn lại và mơ hình động lực thơng tin tuyến tính. Mơ hình định giá thu nhập còn lại thể hiện giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và giá trị hiện tại của thu nhập bất thường trong tương lai .Tuy nhiên, mơ hình định giá thu nhập cịn lại là một ứng dụng của mơ hình chiết khấu cổ tức và sự phát triển của nó khơng thể được quy cho Ohlson (1995), cả Dechow và các cộng sự (1999), Loo và Lys (2000) đã chỉ ra rằng sự đóng góp thực sự của Ohlson (1995) xuất phát từ mơ hình của ơng về động lực thơng tin tuyến tính.

Động lực thơng tin tuyến tính cố gắng xác định cơ chế của thu nhập bất thường và liên kết thông tin hiện tại đến thu nhập bất thường trong tương lai, điều này đã cho phép sự phát triển của một mơ hình định giá của một công ty. Tuy nhiên, thực nghiệm của mơ hình động lực thơng tin tuyến tính của Ohlson (1995) là khơng dễ dàng, bởi vì nó chứa biến νt là một chỉ biểu thị các thông tin về thu nhập bất thường mà vẫn chưa được thể hiện trong BCTC hiện tại, nhưng ảnh hưởng đến thu nhập bất thường trong tương lai. Người ta thường không quan sát được hoặc rất khó quan sát vì đặc tính vốn có của nó. Tuy nhiên, νt đóng một vai trị quan trọng trong các thực nghiệm và dường như là chìa khóa để cải thiện của các thực nghiêm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, cố gắng để xác định νt bằng cách sử dụng các biến kế tốn khác nhau (ví dụ, Myers 1999; Hand và Landsman 1998, 1999; Dechow et al. 1999), Koji Ota (2001), tuy nhiên đều rất khó và một trong số đó đã thực nghiệm bằng cách giả sử cho biến νt là một hằng số, sau đó sử dụng các phương pháp hồi qui để kiểm tra mối tương quan giữa nó và các biến thơng tin kế tốn. Tất cả đều đi đến kết luận mơ hình Ohlson (1995) có khả năng giải thích giá cổ phiếu đương thời và có khả năng dự đoán lợi nhuận chứng khoán trong tương lai.

Dựa trên mơ hình Ohlson, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra các giá trị liên quan của thông tin BCTC tại các thị trường khác nhau: từ Mỹ (Collins và các cộng sự, 1997) đến các nước khác phát triển như Anh, Đức, Na Uy (King và Langli, 1998). Kết quả thường nghiêng về mối quan hệ rất chặt chẽ giữa

giá cổ phiếu và các thơng tin BCTC. Ví dụ, Collins và các cộng sự (1998) cho thấy rằng thơng tin BCTC theo mơ hình Ohlson giải thích 54% của giá cổ phiếu biến ở Mỹ Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vai trò của thu nhập giảm theo thời gian. King và Langli (1998) sử dụng một mơ hình hồi quy của thu nhập và giá trị sổ sách trên giá cổ phiếu và báo cáo một năng giải thích của 70%, 60% và 40% tương ứng cho Vương quốc Anh, Na Uy và Đức. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu giữa các nước và theo thời gian.

CHƯƠNG 2

THỰC NGHIỆM MƠ HÌNH OHLSON TRÊN SÀN HSX VÀ NHẬN ĐỊNH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN BCTC CỦA CÁC CƠNG

TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)