Giá trị vốn hóa thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 44)

2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.3. Giá trị vốn hóa thị trường

Tổng hợp thông tin từ báo cáo thường niên của Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2012 cho thấy thị trường chứng khoán hoạt động năm đầu tiên với giá trị vốn hóa thị trường trên HSX là 986 tỷ đồng, từ năm 2001 đến 2004 giá trị vốn hóa thị trường tăng chậm. Giá trị vốn hóa thị trường tăng ấn tượng vào năm 2006 lên tới 147 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với năm 2005. Năm 2007 giá trị vốn hóa đạt ở mức 364 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 2,5 lần so với năm liền kề. Sở dĩ giá trị vốn hóa thị trường đạt giá trị cao trong hai năm 2006 và 2007, là do hai năm đó thị trường chứng khốn Việt Nam chứng kiến sự chào sàn của các cơng ty Nhà nước cổ phần hóa có mức vốn lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), Tổng công ty phân bón và hóa chất Dầu Khí (DPM), Tổng cơng ty cổ phần khoan và dịch vụ Dầu Khí (PVD). Nhưng năm 2008, cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên giá trị vốn hóa giảm hơn 54%. Năm 2009, NĐT có kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế nên giá trị vốn hóa có tăng và tiếp tục tăng qua năm 2010, đạt mức 591 tỷ đồng. Năm 2011, thế giới hứng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, Việt Nam cũng không ngoại lệ nên năm này giá trị

vốn hóa thị trường giảm xuống cịn 453 tỷ đồng. Năm 2012, con số này là 678 tỷ đồng.

Hình 2.1 Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của Sở giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)