Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 Hằng số -0,269 0,203 -1,326 0,187 RF 0,407 0,050 0,441 8,068 0,000 0,569 1,758 SF 0,104 0,038 0,130 2,740 0,007 0,753 1,328 SP 0,130 0,043 0,149 3,057 0,003 0,715 1,398 DF 0,072 0,034 0,097 2,152 0,033 0,837 1,195 AI 0,229 0,051 0,223 4,501 0,000 0,691 1,447 CA 0,124 0,059 0,116 2,119 0,036 0,570 1,753 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor) nhỏ (nhỏ hơn 3) cho thấy các biến độc lập này khơng có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Kết quả cho thấy các giả định trên đều đạt yêu cầu. Như vậy, tác giả chấp nhận 06 giả thuyết đặt ra trong mơ hình nghiên cứu chính thức.
6 nhân tố đo lường Xu hướng thay đổi ngân hàng của khách hàng nêu trên đều thực sự ảnh hưởng đến IX với mức ý nghĩa sig < 0,05. Các nhân tố này đều có tác động dương đến xu hướng thay đổi ngân hàng của khách hàng (do hệ số Beta dương). Cụ thể, nhân tố uy tín kém tác động mạnh nhất đến xu hướng thay đổi ngân hàng của khách hàng (với Beta = 0,441), tiếp theo là nhân tố sự cố gây tức giận (Beta = 0,223). Các nhân tố cịn lại có tác động nhưng ở mức yếu hơn như nhân tố sản phẩm của dịch vụ nghèo nàn (Beta = 0,149), phản hồi các lỗi dịch vụ chậm (Beta = 0,13), thái độ tốt đối với quảng cáo của ngân hàng cạnh tranh (Beta = 0,116) và khoảng cách (Beta = 0,097). Điều này có nghĩa là khi uy tín kém, phản hồi các lỗi dịch vụ chậm, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, khoảng cách, sự cố
gây tức giận và thái độ tốt đối với quảng cáo của ngân hàng cạnh tranh tăng lên thì xu hướng thay đổi ngân hàng của khách hàng tăng lên và ngược lại.
4.7. Kiểm định các giả thuyết:
Kết quả mơ hình hồi quy hồn chỉnh trên cho thấy xu hướng thay đổi ngân
hàng của khách hàng chịu sự tác động dương của các nhân tố: Uy tín kém, phản hồi các lỗi dịch vụ chậm, sản phẩm của dịch vụ nghèo nàn, khoảng cách, sự cố gây tức giận và thái độ tốt đối với quảng cáo của ngân hàng cạnh tranh. Trong đó, Uy tín kém là nhân tố tác động mạnh nhất đến xu hướng thay đổi ngân hàng của khách hàng với hệ số ảnh hưởng là 0,441, tiếp đến là sự cố gây tức giận, sản phẩm của dịch vụ nghèo nàn, phản hồi các lỗi dịch vụ chậm, thái độ tốt đối với quảng cáo của ngân hàng cạnh tranh và cuối cùng là khoảng cách. Các giả thuyết đặt ra đều được chấp nhận, cụ thể như sau: