Tỷ lệ các loại sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 44 - 55)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Số cơng ty cơng bố

BCTC chưa kiểm tốn 248 261 266 277 289

Số cơng ty có lợi nhuận tăng(hoặc bớt lỗ) sau kiểm toán

91 104 81 95 72

Tỷ lệ cơng ty có lợi nhuận tăng(hoặc bớt lỗ) sau kiểm toán

36.69% 39.85% 30.45% 34.30% 24.91%

Số cơng ty có lợi nhuận giảm(hoặc tăng lỗ) sau kiểm toán

133 119 129 118 175

Tỷ lệ cơng ty có lợi nhuận giảm(hoặc tăng lỗ) sau kiểm toán

53.63% 45.59% 48.50% 42.60% 60.55%

Tỷ lệ công ty có lãi

thành lỗ sau kiểm tốn 0.81% 1.15% 0.75% 0.36% 0.69% Tỷ lệ có lỗ thành lãi sau

kiểm toán 1.21% 1.15% 0.00% 0.36% 0.69%

Ta thấy tỷ lệ cơng ty có lợi nhuận giảm sau kiểm tốn ln vượt trội so với tỷ lệ cơng ty có lợi nhuận tăng và hiển nhiên lớn hơn rất nhiều tỷ lệ cơng ty có lợi nhuận sau kiểm tốn khơng thay đổi, đặc biệt tỷ lệ này trong năm 2015 là 2,4 lần.

Một vấn đề đặt ra ở đây là nếu sai sót kế tốn được coi là ngẫu nhiên, khi một sai sót xảy ra thì xác xuất 50% làm tăng lợi nhuận và cũng 50% làm giảm lợi nhuận. Thì tỷ lệ cơng ty có lợi nhuận tăng(hoặc giảm lỗ) sau kiểm tốn và tỷ lệ cơng ty có lợi nhuận giảm(hoặc tăng lỗ) sau kiểm tốn phải có xu hướng cân bằng nhau qua các năm. Theo tác giả chênh lệnh vượt trội giữa số lượng cơng ty có lợi nhuận giảm sau kiểm tốn và cơng ty có lợi nhuận tăng sau kiểm tốn ngụ ý hai vấn đề:

 Các cơng ty đã cố tình gian lận lợi nhuận, cụ thể làm tăng lợi nhuận trong BCTC trước kiểm tốn, nghĩa là hành vi sai sót khơng phải ngẫu nhiên mà có chủ đích. Hoặc:

 Hành vi sai sót là ngẫu nhiên, nhưng do cấu trúc của nguyên tắc kế tốn mà kết quả của sai sót đó có xu hướng làm tăng lợi nhuận công ty. Tuy nhiên nếu thế đây là điểm yếu của nguyên tắc kế toán?.(Vấn đề này cần nghiên cứu sâu hơn).

Như vậy nếu giả thiết nguyên tắc kế tốn khơng có xu hướng làm tăng lợi nhuận từ những sai sót ngẫu nhiên thì ta kết luận rằng trong số các BCTC chưa kiểm toán trên sàn chứng khoán Tp.HCM chắc chắn có hàm chứa chủ đích gian lận chứ khơng đơn thuần là sai sót.

3.2.2. Thực trạng sai lệch nghiêm trọng lợi nhuận trƣớc và sau kiểm tốn

Theo thơng tư số 155/2015/TT-BTC “hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”: Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh lũy kế từ đầu năm tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính q 2 đã cơng bố so với báo cáo tài chính bán niên được sốt xét; hoặc tại báo cáo tài chính q 4 đã cơng bố so với báo cáo tài chính năm được kiểm tốn có sự chênh lệch từ 5% trở lên thì phải có cơng văn giải trình với SGDCK. Như vậy mức chênh lệch đó được coi là khơng bình thường(nghiêm trọng) và cần phải cơng khai ngun nhân.

Bảng 3.4 trình bày tỉ lệ các cơng ty có sai lệch lợi nhuận từ 5% và 10% trở lên so với tổng số công ty công bố BCTC chưa kiểm tốn.

Bảng 3.4: Tỷ lệ các cơng ty chênh lệnh lợi nhuận sau kiểm

toán từ 5% và 10% trở lên

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Số công ty công bố

BCTC chưa kiểm toán 248 261 266 277 289

Phần trăm số lượng BCTC có chênh lệnh lợi sau kiểm toán nhuận từ 5% trở lên

39.52% 32.95% 34.21% 23.47% 39.10%

Phần trăm số lượng BCTC có chênh lệnh lợi sau kiểm toán nhuận từ 10% trở lên 29.03% 24.52% 24.44% 15.88% 26.99% Tỉ lệ cơng ty có chênh lệch lợi nhuận từ 10% trở lên so với từ 5% trở lên 0.73 0.74 0.71 0.68 0.69 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong 5 năm, năm thấp nhất cũng có 23,47%(năm 2014) cơng ty có BCTC trước kiểm tốn xuất hiện sai lệch lợi nhuận so với sau kiểm toán là từ 5% trở lên, nếu tính bình qn cả 5 năm thì tỷ lệ là 33,85%.

Tỉ lệ cơng ty có chênh lệch lợi nhuận từ 10% trở lên so với cơng ty có chênh lệnh từ 5% trở lên là rất đáng lưu ý. Số liệu trong bảng cho thấy trong suốt 05 năm, nếu cứ 100 công ty phạm phải sai sót chênh lệch lợi nhuận từ 5%(nghiêm trọng) trở lên thì trong số đó thấp nhất cũng đến 68 cơng ty phạm phải sai sót từ 10%. Nếu tính trung

bình trong 5 năm thì trong 100 cơng ty có chênh lệnh lợi nhuận từ 5% trở lên có 71 cơng ty có chênh lệnh từ 10% trở lên.

Có điều gì đó ẩn chứa đằng sau thực tế này, điều gì khiến các cơng ty khi phạm phải sai sót lợi nhuận sau kiểm tốn từ 5% trở lên thì 71% trong số đó “ưa thích” mức sai sót gấp đơi trở lên. Vấn đề này xin dành cho các nghiên cứu khác sâu hơn.

Tóm tắt chƣơng 3

Trong chương này ngồi nội dung trình bày các gian lận BCTC điển hình của một số cơng ty. Qua phân tích sai lệch lợi nhuận trước và sau kiểm tốn của các công ty trên sàn chứng khoán Tp.HCM, luận văn đã đi đến kết luận có ý nghĩa như sau: nếu giả thiết ngun tắc kế tốn khơng có xu hướng làm tăng lợi nhuận từ những sai sót ngẫu nhiên thì ta kết luận rằng trong số các BCTC chưa kiểm toán trên sàn chứng khốn Tp.HCM chắc chắn có hàm chứa chủ đích gian lận chứ khơng đơn thuần là sai sót.

Ngồi ra tác giả cũng tìm thấy một vấn đề khi nghiên cứu sâu hơn có thể đưa đến kết luận quan trọng về tình trạng gian lận BCTC chưa kiểm tốn. Đó là câu hỏi: điều gì khiến các cơng ty khi phạm phải sai lệch lợi nhuận từ 5% trở lên thì 71% trong số đó “ưa thích” mức sai lệch gấp đôi(10%) trở lên?.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIAN LẬN BCTC CỦA

DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SGDCK TP.HCM

Trong chương này tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Thực hiện các phân tích thơng kê mơ tả dữ liệu, kiểm định giả thiết nghiên cứu bằng công cụ kiểm định t hai mẫu độc lập và hồi qui logistic. Cuối cùng trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu đạt được.

4.1. Mơ hình và biến nghiên cứu 4.1.1. Mơ hình nghiên cứu

Dựa vào nghiên cứu của Summers và Sweeney(1998), Dalnial và cộng sự (2014), Nia(2015), Person(1995) và Beneish(2004), luận văn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận BCTC theo mơ hình nghiên cứu sau đây

FFR = b0 + b1*Ln(TD/TA) + b2*Ln(TD/TE) + b3*Ln(CA/TA) + b4*Ln(INV/TA) + b5*(WC/TA) + b6(NP/REV)

+ b7*Ln(REC/REV) + b8*Ln(REV/TA) + e Trong đó:

- FFR (Fraudulent Financial Reporting) thể hiện khả năng xảy ra gian lận, được mã hóa ở dạng nhị phân với giá trị 1 là gian lận và 0 là không gian lận.

- TD/TE, TD/TA là địn bẩy tài chính.

- CA/TA, INV/TA, REC/REV là chỉ số kết cấu tài sản. - WC/TA là chỉ số thanh khoản.

- NP/REV là tỷ số sinh lợi.

4.1.2 Các biến nghiên cứu

Để xác định DN gian lận BCTC, luận văn căn cứ vào sai lệnh lợi nhuận giữa BCTC trước và sau kiểm toán của các DN niêm yết.

Theo hướng dẫn của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) về xác định sai sót trọng yếu trên tổng thể BCTC là khi các điều chỉnh kế toán làm chênh

lệch lợi nhuận trước thuế từ 5%-10%, các kiểm toán viên đề cao nguyên tắc thận trọng có thể chọn mức 5%. Cũng theo thông tư số 155/2015/TT-BTC “hướng dẫn

công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”: Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh lũy kế từ đầu năm tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính q 2 đã cơng bố so với báo cáo tài chính bán niên được sốt xét; hoặc tại báo cáo tài chính q 4 đã cơng bố so với báo cáo tài chính năm được kiểm tốn có sự chênh lệch từ 5% trở lên thì phải có cơng văn giải trình với SGDCK. Như vậy

mức chênh lệnh đó được coi là khơng bình thường(nghiêm trọng) và cần phải cơng khai ngun nhân. Dựa vào đó, luận văn định nghĩa:

Cơng ty có khả năng gian lận là cơng ty mà BCTC sau kiểm tốn xuất hiện giảm lợi

nhuận từ 10% trở lên so với trước kiểm toán, sai lệnh như vậy được coi là nghiêm trọng, cơng ty buộc phải giải trình ngun nhân với sở giao dịch chứng khốn.

Cơng ty khơng gian lận là công ty mà BCTC sau kiểm tốn khơng chệnh lệch hoặc

chênh lệnh lợi nhuận không quá 1% so với trước kiểm toán.

Biến độc lập

Với mục tiêu nhận diện sự khác nhau của tỷ số tài chính giữa cơng ty có khả năng gian lận và không gian lận, đồng thời đánh giá ảnh hưởng các tỷ số này trong việc phát hiện cơng ty có khả năng gian lận BCTC trên SGDCK Tp.HCM. Theo đó, để thực hiện kiểm định những giả thuyết nghiên cứu, các nhóm tỷ số tài chính sau được xem xét: Tỷ số đòn bẩy tài chính, tỷ số sinh lợi, tỷ số thanh khoản, tỷ số kết cấu tài sản

Tỷ số địn bẩy tài chính:

TD/TE = Tổng nợ/vốn chủ sở hữu TD/TA = Tổng nợ/ Tổng tài sản

Địn bẩy tài chính là một trong những tỷ số xác định khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ(Alkhatib và Marji, 2012). Đòn bẩy càng cao thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm các điều khoản vay nợ, khơng hồn thành nghĩa vụ nợ và khó vay mượn thêm(Dalnial và cộng sự, 2014). Mặt khác, cơng trình của Christie (1990) cho rằng địn bẩy có khả năng tương quan với chính sách kế tốn thu nhập, nếu những chính sách này khơng đủ giúp công ty tránh được vi phạm các điều khoản trong nợ vay thì ban điều hành bị áp lực đi đến ghi nhận thấp các khoản nợ khác. Cho nên, địn bẩy tài chính được kỳ vọng có tương quan thuận với khả năng gian lận BCTC, nghĩa là đòn bẩy càng cao thì khả năng gian lận càng lớn.

Tỷ số kết cấu tài sản

CA/TA = Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản INV/TA = Hàng tồn kho/ Tổng tài sản

REC/REV = Các khoản phải thu ngắn hạn Khách Hàng/ Doanh thu thuần Các khoản phải thu có chứa tài khoản “giảm trừ các khoản phải thu” dễ được dùng để thực hiện gian lận do được xác định dựa vào đánh giá chủ quan của Ban điều hành(Feroz, Park và Wetzel, 1991). Hàng tồn kho cũng vậy, “tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho” có giá trị phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của Ban điều hành về mức độ hư hỏng hoặc lỗi thời của hàng hóa tồn kho. Summers và Sweeney (1998) xác nhận các tài khoản này được sử dụng để thực hiện gian lận.

Nghiên cứu về các công ty gian lận chỉ ra rằng hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn(Feroz et al.,1991).

Beasley và cộng sự(1999) xác nhận rằng các khoản phải thu và hàng tồn kho là những biến quan trọng khi xác định rủi ro gian lận và chúng là những tài khoản

thường bị làm sai lệch nhất. Các khoản phải thu và hàng tồn kho có giá trị càng cao thì càng có rủi ro về ghi nhận q giá trị tài khoản này, nghĩa là tăng nguy cơ gian lận.

Tỷ số thanh khoản

WC/TA = (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/ Tổng tài sản

Cơng ty có thanh khoản thấp mắc phải nguy cơ cao không thực hiện được nghĩa vụ chi trả trong hoạt động thường xuyên, mắc nhiều lỗi hơn trong BCTC(Kreutzfelt và Wallace, 1986), và lãnh đạo cơng ty dễ có khả năng tham gia vào gian lận (Dalnial và cộng sự., 2014).

Tỷ số thanh khoản được kỳ vọng có tương quan ngược với khả năng gian lận BCTC, tỷ số càng thấp thì nguy cơ gian lận càng cao.

Tỷ số sinh lợi:

NP/REV = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

Cơng ty có lợi nhuận thấp thường vi phạm nhiều lỗi trong BCTC hơn những công ty khác (Kreudfelt và Wallace, 1986) và dẫn đến công ty cố gắng gian lận BCTC bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí(Spathis 2002).

Tỷ số sinh lợi được kỳ vọng có tương quan ngược với khả năng gian lận BCTC, tỷ số càng thấp thì nguy cơ gian lận càng cao.

Tỷ số vịng quay vốn

REV/TA = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

Tỷ số này thể hiện khả năng tạo ra doanh thu dựa trên tài sản cơng ty và qua đó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty.

Các cơng ty gian lận có lẽ ít khả năng cạnh tranh hơn cơng ty không gian lận trong việc sử dụng tài sản tạo doanh thu, nói cách khác khi ít có khả năng hơn trong việc tạo ra doanh thu nên dẫn đến động lực gian lận BCTC(Dalnial và cộng sự, 2014).

Tỷ số vòng quay vốn được kỳ vọng có tương quan ngược với khả năng gian lận BCTC, tỷ số càng thấp thì nguy cơ gian lận càng cao.

Biến phụ thuộc

FFR (Fraudulent Financial Reporting) thể hiện khả năng xảy ra gian lận, được mã hóa ở dạng nhị phân với giá trị 1 là gian lận và 0 là không gian lận.

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận BCTC, luận văn sử dụng mơ hình kiểm định hồi qui logistic. Cụ thể, biến độc lập được chọn thông qua phương pháp phân tách hồi qui ngược (Stepwise backward) để xác định những tỷ số tài chính nào thực sự có ý nghĩa thống kê trong việc phát hiện khả năng gian lận BCTC. Luận văn phải thực hiện kiểm tra các giả thuyết hồi qui logistic, đánh giá và khắc phục các khuyết tật hồi qui, xác định giá trị của mơ hình hồi qui.

Để xác định có sự khác biệt trong các chỉ tiêu tài chính đối với các cơng ty có khả năng gian lận và khơng gian lận BCTC, luận văn áp dụng kiểm định t hai mẫu độc lập(Independent Sample t-test) cho từng biến độc lập.

4.3. Thu thập và xử lý dữ liệu 4.3.1. Thu thập dữ liệu 4.3.1. Thu thập dữ liệu

Mô tả tổng thể

Tổng thể trong nghiên cứu này là tỷ số tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên SGDCK Tp.HCM từ năm 2011-2015.

Số lượng doanh nghiệp niêm yết từ 2011-2015 biến động trong khoảng 301 đến 308. Sau khi trừ ra 15 công ty là ngân hàng bảo hiểm và chứng khoán, ta được số doanh nghiệp trong trong 05 năm dao động từ 286 đến 293.

Mẫu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu gồm các tỷ số tài chính tính từ BCTC kết thúc năm, với cơng ty có khả năng gian lận là BCTC chưa kiểm tốn, với cơng ty khơng gian lận là BCTC đã kiểm toán.

Trong các nghiên cứu về khả năng gian lận BCTC và phá sản của công ty, các mẫu được xây dựng có sự đối ứng về BCTC của hai loại công ty ở cùng ngành và cùng thời điểm, vì các cơng ty cùng nghành, cùng thời điểm sẽ có cùng mơi trường kinh doanh và tương tự nhau trong chính sách kế toán (Pierre and Anderson, 1984). Ngoài ra rất nhiều nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu đối ứng trên cơ sở xét sự tương đồng của nhiều đặc tính. Những đặc tính bao gồm qui mơ vốn và doanh thu(Zhang và công sự, 1999), ngành và khu vực kinh tế(Raghupathi, Schkade & Raju 1991), vị trí địa lý(Salchengerger, Cinar và Lash, 1992). Hầu hết các nghiên cứu sử dụng đặc tính về tài sản và ngành để xây dựng mẫu dữ liệu đối ứng, như: Altman (1968), Beaver (1966), Deakin (1972), Leshno và Spector (1996) và Zavgren (1983). Mẫu dữ liệu đối ứng nhằm làm giảm sai số ngẫu nhiên của mẫu và đảm bảo các kiểm định thống kê trở nên nhạy hơn.

Trong mơ hình nghiên cứu tác giả dùng mẫu cặp (paired-sample), mỗi cơng ty có khả năng gian lận sẽ được lấy đối ứng và ngẫu nhiên với một công ty không gian lận ở cùng nghành và cùng thời điểm.

Cả hai loại công ty được thu thập từ tất cả các công ty niêm yết không thuộc nghành tài chính và dịch vụ tài chính trên SGDCK Tp.HCM trong 5 năm, từ 2011-2015. Nguồn dữ liệu BCTC và phân nghành được cung cấp bởi Vietstock, DN trong mẫu được chọn thận trọng như sau:

 Tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2015, tất cả các cơng ty có khả năng gian lận được chọn, sau đó chọn các công ty đối ứng, cùng nghành, không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 44 - 55)