- Kế toán ngân quỹ: Thực hiện việc thu, chi tiền mặt nhanh gọn
2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm
2010
Để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2009 - 2010, ta có thể tham khảo số liệu ở bảng 03 sau.
Qua số liệu bảng 03, ta rút ra một vài nhận xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010 như sau:
− Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 11.014 triệu đồng (mức tương đối là 27%) so với năm 2009. Đây là kết quả đáng thất vọng của công ty, tuy nhiên nếu xem xét họ Sông Đà trên HNX cũng như những doanh nghiệp cùng ngành sẽ thấy được xu hướng chung là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm so với năm ngoái và việc giảm này được lý giải là do việc Chính phủ giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát đồng thời giá nguyên vật liệu đầu vào biến động thất thường đã làm chùn chân các nhà đầu tư. Do vậy việc doanh thu thuần giảm là điều dễ hiểu.
− Giá vốn hàng bán giảm 8.826 triệu đồng, giảm 26% so với năm 2009. Quy mô doanh thu giảm so với năm 2009 dẫn đến giá vốn hàng bán giảm so với năm 2009 là điều đương nhiên. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ giảm doanh thu. Vì vậy, Công ty vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra những biện pháp để đảm bảo tốc độ tăng doanh thu
thuần cao hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận gộp cho Công ty.
− Xét riêng hoạt động tài chính thì doanh thu hoạt động tài chính của Công ty là nhỏ, chủ yếu là lãi tiền gửi. Trong khi đó, chi phí tài chính toàn bộ đều là lãi vay lại lớn. Lãi tiền gửi nhỏ hơn lãi vay làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính âm. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì Công ty là doanh nghiệp mà hoạt động chính là hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, chi phí lãi vay 2009 giảm so với năm 2010 là do trong năm 2009 Chính phủ có gói hỗ trợ lãi suất 4% giúp các doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh. Do đó, chi phí tài chính năm 2010 cao hơn 2009 là điều lý giải được và cho thấy Công ty chưa có biện pháp để giảm khoản chi phí này.
− Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2010 giảm 1.777 triệu đồng (tương ứng với tốc độ giảm là 52,48%) so với năm 2009. Tốc độ giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn tốc độ giảm doanh thu cho thấy nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần phát huy tốt việc này trong những năm tiếp theo để có thể đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
− Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 1.214 triệu đồng, giảm 51,42% so với năm 2009. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp được kiểm soát ở mức tốt tuy nhiên do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp nhỏ hơn so với tốc độ giảm của khoản mục lợi nhuận nên phần lợi nhuận Công ty thu được năm nay giảm sâu so với năm 2009.
Qua phân tích số liệu ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 của Công ty, ta thấy trong năm 2010, Công ty đã có những nỗ lực rất lớn trong việc giữ vững và phát triển thị trường, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn nhưng Công ty vẫn chứng tỏ được năng lực của mình trong việc quản lý chi phí để tạo ra sản phẩm với giá thành hợp lý. Tuy nhiên,
doanh thu của Công ty giảm xuống cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có những vấn đề nhất định.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010 vừa qua được chính xác hơn, ta nghiên cứu một số chỉ tiêu lợi nhuận trong 2 năm 2009-2010.
Qua việc tính toán trên, ta nhận thấy các chỉ tiêu lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty năm 2010 đều giảm mạnh so với năm 2009. Cụ thể là:
− Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác: Nếu như năm 2009 là 1 đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong kỳ tham gia tạo ra 1,56 đồng doanh thu thì sang năm 2010 với 1 đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác chỉ tạo ra 0,88 đồng doanh thu. Trong khi vốn cố định và vốn dài hạn khác của năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 thì chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lại giảm, điều này cho thấy công tác quản lý tài sản cố định và vốn dài hạn của Công ty chưa tốt, chưa sử dụng hết công suất của tài sản cố định. Điều này gây ra lãng phí và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác của Công ty giảm đi.
− Chỉ tiêu vòng quay tài sản: Do đặc điểm ngành là ngành xây dựng nên vòng quay tài sản thường thấp hơn so với các ngành khác. Trong năm 2009, vòng quay tài sản là 0,45 thì sang năm 2010 chỉ tiêu này chỉ còn 0,2. Chỉ tiêu này phản ánh việc tổ chức và quản lý dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp, nó còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của ngành, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý và sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp. Việc tổng tài sản năm 2010 tăng cao so với năm 2009 và doanh thu thuần đã không tăng tương ứng là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này giảm xuống.
− Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không phân đối tượng được hưởng là ai, trong năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi
vay của Công ty là 4% có nghĩa là với 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì công ty chỉ đạt 4%. Trong khi đó, năm 2010 thì tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty đã giảm 50%. Điều này đã cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đã giảm đi rõ rệt, qui mô vốn kinh doanh năm 2010 được mở rộng so với năm 2009, mà tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế của lại giảm đi đã cho thấy Công ty đã có những đầu tư kém hiệu quả, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
− Chỉ tiêu tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng): Chỉ tiêu này cho thấy việc quản lý chi phí và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Nếu như năm 2009, hệ số này ở mức 4,3% thì tới năm 2010 hệ số này chỉ còn 2,86%. Mặc dù, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty được quản lý tương đối tốt với năm sau thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, việc doanh thu trong kỳ giảm mạnh đã khiến cho hệ số lãi ròng năm 2010 giảm so với năm 2009.
− Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2010 là 0,75% giảm mạnh so với năm 2009. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100đ vốn kinh doanh bỏ ra đem lại cho Công ty 0,75đ lợi nhuận trước thuế (sau khi đã trả lãi vay) so với năm 2009 chỉ tiêu này đã giảm 70,68%, lý giải cho nguyên nhân trên là do trong năm 2010 Công ty đã đẩy mạnh đầu tư vào tài sản làm cho giá trị tài sản năm 2010 tăng hơn 65% so với năm 2009, bên cạnh đó sự sụt giảm về doanh thu năm 2010 so với năm 2009 đã kéo sâu thêm chỉ tiêu này, làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh giảm mạnh.
− Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2010 là 0,56% giảm 70,69% so với năm 2009. Chỉ tiêu này cho biết năm 2010 cứ 100đ vốn kinh doanh bỏ ra thì Công ty thu được 0,56 lợi nhuận sau thuế, năm 2009 thu được 1,92đ lợi nhuận sau thuế. Mặc dù công tác quản lý chi phí tương đối tốt nhưng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh (ROA) vẫn giảm do vòng quay toàn bộ vốn bị giảm mạnh hơn 50%. Từ đó thấy được vấn đề sử dụng tài sản của Công ty còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Qua theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây, ta nhận thấy lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm sút. Cùng với xu hướng đó là những biểu hiện chưa tốt trong việc duy duy trì và phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích diễn biến các tỷ suất lợi nhuận qua hai năm 2009 và 2010 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty còn nhiều hạn chế. Do đó, công tác huy động, sử dụng và quản lý vốn cần được chú trọng nâng cao nhiều hơn nữa.