Nguồn thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 38)

Biến Tên biến Nguồn số liệu

BB/GDP (%) Cán cân ngân sách/Tổng thu nhập

quốc nội www.ieconomics.com

CA/GDP (%) Cán cân tài khoản vãng lai/Tổng

thu nhập quốc nội Wordbank

FDI/GDP (%) Đấu tư trực tiếp nước ngoài/Tổng

sản phẩm quốc nội

Được tính tốn dựa trên số liệu của Wordbank

INF (%) Tỷ lệ lạm phát Wordbank

EX (Nội

tệ/USD) Tỷ giá hối đoái Wordbank

3.3. Mơ hình nghiên cứu

Dựa trên số liệu hàng năm của 10 quốc gia đang phát triển tại Châu Á, luận văn tiến hành chạy mơ hình hồi quy ước lượng Pool OLS, FEM, REM, GLS. Để tìm hiểu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước, tác giả luận văn dựa trên mơ hình hồi quy dữ liệu bảng của Anoruo & Ramchander (1998), có dạng sau:

(BB/GDP)it =β1 + β2i(CA/GDP)it +β3i (FDI/GDP)it +β4iINFit +β4iEXit +

β4iGDPit +ɛ t (3.1)

Trong đó: BB/GDP là cân đối ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quốc nội, CA/GDP là cán cân tài khoản vãng lai trên tổng sản phẩm quốc nội, FDI/GDP là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trên tổng sản phẩm quốc nội, EX là biến tỷ giá hối đoái, GDP là tổng sản phẩm quốc nội, i và t lần lượt là chỉ mục quốc gia, thời gian,

ɛ là sai số ngẫu nhiên của mơ hình.

3.4. Giới thiệu các biến

Để loại trừ xu hướng đi lên trong thâm hụt do sự gia tăng về mức giá và tăng trưởng kinh tế, chuỗi thâm hụt danh nghĩa được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia (Xie & Chen, 2014). Trọng tâm chính của luận văn là tìm hiểu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách, gồm: cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên, để tránh làm sai lệch kết quả, luận văn sử dụng các biến kiểm soát. Các biến này bao gồm tỷ giá hối đoái (EX), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát (INF).

Lạm phát (%) có thể có tác động đến các khoản thu và chi của chính phủ thơng qua sự gia tăng danh nghĩa về thuế suất và khung thuế, và thông qua việc lập chỉ số giá các khoản thu và chi. Ngoài tác động này, lạm phát có thể tác động đến cân đối ngân sách bằng cách giả định các chính phủ điều chỉnh chính sách trong trường hợp lạm phát, ví dụ như lạm phát cao làm giảm khả năng cạnh tranh và rủi ro gây áp lực lên tỷ giá cố định cho các nước tham gia vào một thỏa thuận tỷ giá hối đoái (Perotti & Kontopoulos, 2002). Nó cũng có thể làm tăng lãi suất dài hạn và do đó có tác động tiêu cực đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, các chính phủ cũng có

thể sử dụng lạm phát để làm giảm giá trị thực của nợ chính phủ danh nghĩa. Như vậy, hiệu quả tổng thể của lạm phát đối với các cân đối ngân sách nhà nước không rõ ràng (Tujula, Mika; Guido, 2004).

Tỷ giá hối đoái (Nội tệ/USD). Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến cân đối ngân sách thông qua sự tác động đến xuất nhập khẩu của một quốc gia. Đồng thời, tỷ giá hối đoái tăng cũng làm tăng nợ công (Carrera & Vergara, 2012). Điều này cũng tác động đến cân đối ngân sách. Để tránh sai lệch khi hồi quy, biến tỷ giá hối đoái sẽ được lấy logarit Nepe.

Tổng sản phẩm quốc nội (USD). Tăng trưởng kinh tế, gia tăng GDP là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô luôn được các nhà chính sách quan tâm. Nếu chính phủ sử dụng chính sách tài khố mở rộng hay chính sách tài khố thắt chặt để tác động đến tổng cầu, những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu thuế hay chi tiêu chính phủ. Do đó, tác động đến cân đối ngân sách nhà nước (Tujula, Mika; Guido, 2004). Để tránh sai lệch khi hồi quy, biến tỷ giá hối đoái sẽ được lấy logarit Nepe.

3.5. Các bước tiến hành

Kiểm định tính dừng bằng kiểm định nghiệm đơn vị của Levin-Lin-Chu. Với giả

thiết H0: Dữ liệu bảng có nghiệm đơn vị H1: Dữ liệu bảng ổn định.

Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, thì dữ liệu sẽ có tính dừng.

Hồi quy Pool OLS, FEM, REM. Sau khi thực hiện kiểm định tính dừng của dữ liệu

10 quốc gia đang phát triển tại Châu Á, tác giả bài khoá luận tiến hành hồi quy theo mơ hình 3.1. bằng các ước lượng Pool OLS, FEM, REM.

Để xem xét tính hiệu quả của kỹ thuật Pooled OLS và REM, luận văn sử dụng kiểm định LM test, với giải thiết

H0: Var (β0i) = 0 H1: Var (β0i) # 0

Nếu giả thiết H0 được chấp nhận, mơ hình Pooled OLS hiệu quả hơn. Nếu khơng đủ bằng chứng để bác bỏ giả thiết H0, mơ hình REM hiệu quả hơn.

Để so sánh tính hiệu quả của hai mơ hình FEM, REM, luận văn sử dụng kiểm định

Hausman. Mục đích của kiểm định này là xem xét giữa ɛ i và uit có bị hiện tượng tự

tương quan hay khơng. Kiểm định Hausman có giả thiết như sau:

H0: ɛ i và biến độc lập không tương quan

H1: ɛ i và biến độc lập có tương quan

Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, FEM sẽ hiệu quả hơn, và ngược lại, nếu không đủ bằng chứng để bác bỏ giả thiết H0, REM sẽ hiệu quả hơn.

Dựa vào kết quả kiểm định LM test và kiểm định Hausman, bài khoá luận sẽ lựa chọn mơ hình hiệu quả nhất. Sau đó, tác giả bài khoá luận thực hiện kiểm định các bệnh của mơ hình như: đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan.

Đa cộng tuyến: là hiện tượng mà các biến giải thích trong mơ hình có sự

tương quan với nhau.

Phương sai thay đổi: là hiện tượng phương sai của biến phụ thuộc thay đổi

khác nhau ứng với từng giá trị của biến độc lập. Hiện tượng phương sai thay đổi sẽ làm ước lượng không được hiệu quả. Các kiểm định White, kiểm định Park hay kiểm định Breusch Pargan thường được sử dụng để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi có xảy ra trong kết quả ước lượng hay khơng.

Tự tương quan: là quan hệ tương quan giữa các thành viên của chuỗi của

các quan sát được sắp xếp theo thời gian (như trong dữ liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (như trong dữ liệu chéo). Các kiểm định BG (Breusch – Godfrey), kiểm định Durbin-Watson và phương pháp đồ thị để kiểm tra hiện tượng tự tương quan có xảy ra hay khơng.

Hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS. Sau khi thực hiện kiểm định các

hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan, tác giả luận văn thực hiện hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS.

3.6. Kết luận

Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu của luận văn. Để nghiên cứu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước, tác giả luận văn thu thập số liệu hàng năm của 10 quốc gia

đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2017. Luận văn sử dụng phương pháp định tính và định lượng bằng hồi quy Pool OLS, FEM, REM, GLS theo mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là cân đối ngân sách trên tổng sản phẩm quốc nội (BB/GDP), biến độc lập là cán cân tài khoản vãng lai trên tổng sản phẩm quốc nội (CA/GDP), đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trên tổng sản phẩm quốc nội (FDI/GDP). Tác giả sử dụng biến tỷ giá hối đoái (EX), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) làm các biến kiểm sốt của mơ hình hồi quy.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC

TẾ ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.1. Phân tích định tính thực trạng cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á

4.1.1 . Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển nằm ở khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1991 đến năm 2017, kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, với tổng sản phẩm quốc nội tăng qua các năm. Năm 1991, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trường, tập trung sản xuất kinh doanh, mức GDP đạt 9,6 tỷ USD. Năm 1992, GDP là 9,8 tỷ USD. Từ năm 1993 đến năm 2008, kinh tế được hồi phục, không ngừng tăng trưởng, GDP đã đạt đến mức 99,1 tỷ USD năm 2008. Từ năm 2009 đến năm 2015, GDP của Việt Nam vượt mức 100 tỷ USD mỗi năm. Hai năm trở lại đây, GDP Việt Nam đã vượt mức 200 tỷ USD, đạt 205 tỷ USD năm 2016 và 223 tỷ USD năm 2017.

Ngân sách nhà nước Việt Nam qua các năm hầu như đều ở trong tình trạng bị thâm hụt. Đỉnh điểm là những năm sau năm 2009. Mức thâm hụt cao như vậy, vì năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng xảy ra ở Mỹ và các nước châu Âu ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Do đó, năm 2009, Chính phủ đã sử dụng gói kích cầu 160.000 tỷ đồng, nhằm khôi phục nền kinh tế. Gói kích cầu đã làm cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt trầm trọng, -4,2%/GDP. Năm 2010, năm 2011, ngân sách nhà nước tiếp tục bị thâm hụt ở mức -2,1%/GDP năm 2010 và -0,5%/GDP năm 2011. Đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp áp lực lớn khi tiếp tục rơi vào tình trạng bị khủng hoảng tài chính. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mơ, chính phủ đã có những chính sách thuế mới với giãn thuế, giảm thuế. Điều này làm xấu đi ngân sách nhà nước, mức thâm hụt năm 2012, 2013, 2014, 2015 lần lượt là -3,4%; -5%; -4,4%; -

4,6% tính trên GDP. Ngân sách nhà nước Việt Nam tiếp tục bị thâm hụt vào năm 2016 và năm 2017.

Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam cũng bị thâm hụt trong một khoảng thời gian dài, từ năm 1991 đến năm 2010. Đối với một quốc gia đang chuyển đổi và đang phát triển, tình trạng thâm hụt kéo dài vì phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ để tạo cơ sở ban đầu cho hoạt động sản xuất. Nhưng từ năm 2011 đến 2017, cán cân tài khoản vãng lai đã có những cải thiện và thặng dư. Năm 2011, giá trị hàng xuất khẩu 1.287 triệu USD, nhập khẩu 684 triệu USD, cán cân thương mại thặng dư 593 triệu USD, đạt mức 0,2%/GDP (Tổng cục Hải quan). Đặt biệt năm 2012, cán cân thương mại thặng dư 6%/GDP. Những năm tiếp theo, cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam tiếp tục thặng dư, từ năm 2013 đến năm 2017 lần lượt là 4,5%/GDP; 5,1%/GDP; 0,5%/GDP, 4,01%/GDP và 2,7%/GDP. Tuy nhiên, cán cân thương mại thặng dư khơng phải vì Việt Nam đã cải thiện được năng suất lao động, năng lực cạnh tranh hay có sự thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý mà do tổng cầu giảm (Tô Trung Thành, 2016).

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, ban đầu, từ năm 1991 đến năm 1996 đều tăng. Nhưng đến năm 1997, đã bắt đầu có sự sụt giảm, từ 2,22 tỷ USD năm 1997 xuống còn 1,95 tỷ USD năm 2005. Điều này có thể do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997, đồng thời, một phần do sự cạnh tranh của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Năm 2006, Việt Nam đã thu hút được 2,4 tỷ USD tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Đây chính là một bước ngoặc lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Sau năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài thuần năm 2008 đạt 9,58 tỷ USD, và những năm sau đó từ năm 2009 đến năm 2015 luôn ở mức trên 7 tỷ USD. Năm 2016, Việt Nam chính thức ký kết tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), làm cho nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng, năm 2016 Việt Nam thu hút được 12,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 14,1 tỷ USD trong năm 2017.

Lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1991 đến năm 2017 có nhiều biến động. Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995, vì những ảnh hưởng của việc đổi tiền mới năm 1985, lạm phát của Việt Nam đều ở mức trên hai con số. Từ năm 1995 đến năm 2004, chính phủ dần kiểm sốt được lạm phát, lạm phát đã giảm xuống dưới 10%. Năm 2004, dịch cúm gia cầm bùng nổ, tác động làm giá thực phẩm tăng đột biến. Vì vậy, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong năm tiếp theo, lạm phát năm 2005 của Việt Nam tăng đến mức 18,81%. Năm 2006 và năm 2007, lạm phát Việt Nam đã được kiểm sốt. Tuy nhiên, năm 2008, bong bóng bất động sản bùng nổ, lạm phát Việt Nam tăng vọt lên mức 22,67%. Năm 2009 và năm 2010, lạm phát có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, năm 2011, việc phá giá đồng nội tệ cùng với việc tăng giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu đã đẩy làm phát tăng nhanh. Mức lạm phát năm 2011 của Việt Nam là 21,26%. Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2012 đến năm 2017, những chính sách tiền tệ kết hợp với chinh sách tài khóa đã giúp lạm phát giảm. Đến năm 2017, mức lạm phát chỉ còn 4,12%.

Tỷ giá hối đoái của Việt Nam tăng đều qua các năm. Từ năm 1991 đến năm 1997, Việt Nam theo đuổi chính sách tỷ giá cố định, tính trung bình hàng năm, mức tỷ giá 10.954 VNĐ/USD. Năm 1998, tỷ giá hối đoái tăng nhanh, 13.268 VNĐ/USD. Sau năm 1999, chính phủ đã có những thay đổi về chính sách quản lý tỷ giá, từ cơ chế tỷ giá hối đoái cố định sang cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi có sự quản lý của nhà nước, tỷ giá năm 1999 là 13.943 VNĐ/USD. Trong những năm tiếp theo, tỷ giá hối đoái tiếp tục tăng nhẹ và đạt mức trên 20.000 VNĐ/USD kể từ năm 2011.

Chi tiết các chỉ số kinh tế về cân đối ngân sách nhà nước, cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2017 sẽ được trình bày trong phụ lục 01.

4.1.2 . Thái Lan

Trong bốn thập kỷ qua, Thái Lan đã có những tiến bộ đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, chuyển từ một quốc gia có thu nhập thấp sang một quốc gia có thu nhập cao.

Từ năm 1991 đến năm 1997, Thái Lan có thâm hụt tài khoản vãng lai tính trung bình -5,99% GDP/năm. Đặc biệt, năm 1996, thâm hụt tài khoản vãng lai chiếm 8,02%/GDP. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra, chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá, cán cân tài khoản vãng lai của Thái Lan đã được cải thiện và thặng dư, chiếm 12,53%GDP. Trong những năm tiếp theo từ năm 1999 đến năm 2004, cán cân tài khoản vãng lai của Thái Lan tiếp tục thặng dư. Năm 2005, cán cân tài khoản bị thâm hụt ở mức -4,03%/GDP. Năm 2006, cuộc đảo chính chính trị diễn ra, làm nền kinh tế Thái Lan bị ảnh hưởng, đồng bath bị giảm giá, cán cân tài khoản vãng lai thặng dư. Trong những năm 2007 đến năm năm 2017, cán cân tài khoản vãng lai của Thái Lan hầu hết đều thặng dư qua các năm.

Cán cân ngân sách nhà nước của Thái Lan thặng dư trong giai đoạn 1991-1996. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cán cân tài khoản vãng lai bị thâm hụt trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 5 năm 1995, chính phủ Thái Lan đã cấp giấy phép BIBF (Bangkok International Banking Facility) cho các ngân hàng Thái Lan. Điều này cho phép các ngân hàng BIBF được hưởng lợi từ lãi suất cao bằng cách vay mượn từ các tổ chức tài chính nước ngồi với lãi suất thấp và cho các doanh nghiệp trong nước vay lại. Nhiều khoản vay được cấp cho hoạt động bất động sản, tạo ra bong bóng kinh tế. Đến cuối năm 1996, bong bóng bất động sản bắt đầu vỡ; chính phủ đã đóng cửa 18 cơng ty tín thác và ba ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)