Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 63 - 92)

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (10) = 2062,80

Prob>chi2 = 0,0000

Giá trị p_value của kiểm định phương sai thay đổi nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, Vì vậy, giả thiết H0 bị bác bỏ, nghĩa là mơ hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Dựa vào kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ở bảng 4.6 và kiểm định phương sai thay đổi ở bảng 4.7, mơ hình khơng bị hiện tượng đa cộng tuyến nhưng xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.

4.2.4. Kết quả hồi quy GLS

Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả luận văn sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS). Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS sẽ được trình bày trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả hồi quy GLS

BB/GDP Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

CA/GDP 0,0817527 0,0268602 3,04 0,002 0,029108 0,1343977 FDI/GDP 0,1767145 0,0261056 6,77 0,000 0,125549 0,2278805 INF -0,003531 0,005561 -0,63 0,525 -0,014430 0,0073686 EX -0,108286 0,1733861 -0,62 0,532 -0,448116 0,2315448 GDP 0,5125893 0,2696184 1,9 0,057 -0,015853 1,041032 _cons -15,46499 6,978144 -2,22 0,027 -29,1419 -1,788076

4.2.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu:

Dựa vào kết quả hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS ở bảng 4.8, cán cân tài khoản vãng lai có tác động cùng chiều đến cân đối ngân sách nhà nước tại mức ý nghĩa 10%. Khi tăng 1% trong thặng dư cán cân tài khoản vãng lai trên tổng thu nhập quốc gia sẽ cải thiện cân đối ngân sách nhà nước trên tổng thu nhập quốc gia

0,08% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của Hatemi & Shukur (2002), Kim & Kim (2006), Marinheiro (2008), Kalou & Paleologou (2012), Trachanas & Katrakilidis (2013). Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc gia cũng có ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách nhà nước tại mức ý nghĩa 10%, ngân sách nhà nước sẽ được cải thiện 0,18% khi đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng thu nhập quốc nội tăng 1%. Điều này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Kipyegon (2016). Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy việc làm, chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia tiếp nhận FDI. Đồng thời, thuế thu nhập doanh nghiệp thu được từ các công ty xuyên quốc gia góp phần bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước (Kipyegon, 2016). Mối quan hệ cùng chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng thu nhập quốc nội và cân đối ngân sách nhà nước trên tổng thu nhập quốc nội hàm ý rằng, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng sẽ cải thiện khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Ngoài ra, tổng thu nhập quốc nội ảnh hưởng cùng chiều đến việc cân đối ngân sách nhà nước tại mức ý nghĩa 10%, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các nước OECD của Tujula và các cộng sự (2004).

4.3. Kết luận

Chương 4 trình bày kết quả phân tích định tính và định lượng về tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á. Kết quả phân tích định tính cho thấy ngân sách nhà nước và cán cân tài khoản vãng lai của mẫu nghiên cứu hầu hết bị thâm hụt. Điều này phù hợp với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 10 quốc gia đang phát triển có xu hướng ngày càng tăng nhờ các chính sách, mơi trường đầu tư ngày càng thuận lợi. Để phân tích định lượng, luận văn sử dụng hồi quy Pool OLS, FEM, REM, GLS, trong đó phương pháp GLS phù hợp với mơ hình nhất. Kết quả hồi quy GLS thu được, cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc gia, GDP có tác động cùng chiều đến cân đối ngân sách nhà nước tại mức ý nghĩa 10%.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận của nghiên cứu

Các nhà làm chính sách thường chỉ nghiên cứu tác động của thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách nhà nước, để từ đó có những điều chỉnh để cải thiện cán cân ngân sách nhà nước. Luận văn này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á, bao gồm: cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngồi. Qua phân tích định tính, có thể thấy các quốc gia trong mẫu nghiên cứu bị thâm hụt ngân sách nhà nước và cán cân tài khoản vãng lai trong suốt hầu hết giai đoạn nghiên cứu. Các quốc gia này đã và đang hội nhập quốc tế với các nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Đối với phân tích định lượng, bằng cách tiến hành hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS dựa trên dữ liệu gồm 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 1991-2017, luận văn tìm ra tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước, gồm: cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngoài là cùng chiều. Tác động cùng chiều đều có ý nghĩa thống kê, thể hiện rằng, để cải thiện ngân sách nhà nước, các nhà làm chính sách có thể tác động thông qua việc gia tăng thặng dư cán cân tài khoản vãng lai và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

5.2. Hàm ý và kiến nghị về chính sách

Dựa vào kết quả nghiên cứu này, các nhà làm chính sách có thể phân tích, xác định mối quan hệ giữa các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách để định hướng chính sách phù hợp nhằm cải thiện tình hình thâm hụt ngân sách gia tăng hiện nay tại các quốc gia đang phát triển. Kết hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm cùng với nền tảng lý thuyết, luận văn đưa ra một số đề xuất nhằm đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.

5.2.1. Chính sách tác động cán cân tài khoản vãng lai

Cần xây dựng chính sách xuất nhập khẩu hợp lý để khuyến khích hoạt động xuất khẩu, tập trung phát triển các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của quốc gia. Để tăng xuất khẩu, các chính phủ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng những chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước bằng cách giảm thuế cho đầu tư vốn và các hoạt động nghiên cứu, phát triển. Các chính phủ cũng có thể hỗ trợ, thành lập các cơ sở đạo tạo để cải thiện kỹ năng của lực lượng lao động, đặc biệt chú trọng, đầu tư tiền vào giáo dục nói chung. Để hạn chế nhập khẩu, cần tập trung phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành sản xuất trong nước để thu hút người dân tiêu dùng hàng nội địa, giảm bớt lượng hàng hóa nhập khẩu. Các chính phủ có thể đánh thuế nhập khẩu cao hơn. Nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng, từ đây có thể tăng thu ngoại tệ, giảm chi ngoại tệ, cải thiện được cán cân tài khoản vãng lai. Do đó, việc cân đối ngân sách nhà nước cũng được cải thiện.

Về chính sách tỷ giá hối đối. Các chính phủ có thể sử dụng cơng cụ của chính sách tiền tệ, dùng nội tệ để mua ngoại tệ, tác động làm tăng tỷ giá hối đoái, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cán cân tài khoản vãng lai được cải thiện. Kết quả, ảnh hưởng đến việc cải thiện ngân sách nhà nước.

5.2.2. Chính sách tác động đầu tư trực tiếp nước ngồi

Để cải thiện cán cân ngân sách nhà nước cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi bằng cách cải thiện mơi trường kinh tế vĩ mơ và kinh tế vi mơ. Các chính phủ cần tập trung vào tăng trưởng kinh tế, giữ tỷ giá hối đoái ổn định, kiểm sốt tốt lạm phát. Bên cạnh đó, mơi trường chính trị ổn định cũng cần thiết để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Về cải cách kinh tế vi mơ, cần đơn giản hóa mơ hình kinh doanh, tăng cường quyền sở hữu, cải thiện tính linh hoạt của thị trường lao động, khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo cơ sở đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hệ thống pháp luật và chính sách thuế cũng cần điều chỉnh để thu hút được FDI. Mở cửa thị trường, cho phép dòng vốn FDI, giảm hạn chế về FDI, cung cấp các điều kiện mở, minh bạch, đáng tin cậy cho tất cả các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chính phủ có thể thành lập các tổ chức, cơ quan nhà nước để hỗ trợ những nhà đầu tư tiếp cận, thơng qua các quy định, quy trình của nước sở tại theo đúng pháp luật. Ngồi ra, cần có những chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư. Về chính sách thuế, các chính phủ có thể giảm mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp để thu hút FDI.

Các chính phủ cần phải cải cách hành chính, loại bỏ những thủ tục cấp phép đầu tư không cần thiết, công bố thông tin minh bạch để các nhà đầu tư tiếp cận thơng tin chính xác, kịp thời. Đặc biệt, phịng chống tham nhũng cần phải thực hiện tốt.

Để thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, các nước có thể tham gia vào các thỏa thuận quản lý quốc tế để tăng tính hấp dẫn.

Sau khi thu hút được nguồn vốn FDI, các quốc gia sở tại phải biết tận dụng được thế mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng và phân bổ nguồn vốn FDI hợp lý, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế để tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, cản thiện cân đối ngân sách nhà nước.

5.2.3. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Để thúc đẩy kinh tế phát triển, các chính phủ có thể thơng qua sự cải tiến, bằng cách phát triển, tạo điều kiện cho các mơ hình khởi nghiệp, tạo nguồn thu cho thế hệ mai sau. Các chính phủ cũng nên loại bỏ những luật không cần thiết, không rõ ràng, cải thiện hệ thống luật để người dân có thể tiếp cận luật dễ dàng, sản xuất kinh doanh tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Ngồi ra, để khuyến khích người dân tích cực lao động, các chính phủ có thể rút ngắn thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp và yêu cầu người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp tình nguyện tham gia các tổ chức phi lợi nhuận. Nhờ các hoạt động xã hội, người thất nghiệp có thể học hỏi được các kỹ năng, tích lũy thêm kinh nghiệm có lợi cho cơng việc tiếp theo của mình. Từ đây, năng suất lao động có thể tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp cũng có thể giảm, góp phần tăng tổng sản phẩm quốc nội.

Ngồi ra, các chính phủ có thể hạ lãi suất để kích thích đầu tư. Cần nâng cao, giám sát chất lượng sản phẩm hàng hóa trong nước, để người dân tiêu dùng nhiều hơn. Bên cạnh đó, các chính phủ có thể kết hợp với những chính sách tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để cải thiện được tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, ngân sách nhà nước cũng được cải thiện.

5.3. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á. Các quốc gia trong mẫu tuy rằng có sự tương đồng về tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng dân số, tăng trưởng GDP bình quân đầu người, nhưng vẫn cịn có khác biệt về những chỉ số kinh tế khác. Chính vì vậy, những kết luận rút ra từ sự khác biệt của các quốc gia có thể khác nhau. Bên cạnh đó, luận văn chỉ dừng lại phân tích tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước thông qua hai thành phần quan trọng là cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngồi. Do đó, luận văn có thể được phát triển theo các hướng sau: thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác. Thứ hai, sử dụng các thành phần khác của cán cân thanh toán quốc tế như dự trữ ngoại hối, đầu tư gián tiếp nước ngoài để nghiên cứu tác động đến việc cân đối ngân sách nhà nước. Cuối cùng, mở rộng số liệu cán cân thanh toán quốc tế để nghiên cứu trực tiếp tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước.

5.4. Kết luận

Chương 5 trình bày kết luận chung của luận văn. Qua nghiên cứu thực nghiệm tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á, kết quả thu được cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động cùng chiều với cân đối ngân sách nhà nước. Vì vậy, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị chính sách để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước thông qua tác động đến cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, luận văn cũng gặp hạn chế về mặt số liệu và chỉ dừng lại nghiên cứu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước thông qua hai thành phần quan trọng của mình là

cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngồi. Đây cũng có thể là hướng để luận văn có thể phát triển mở rộng.

5.5. Kết luận chung

Luận văn nghiên cứu thực nghiệm tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2017. Thực hiện hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS, tác giả luận văn tìm thấy mối quan hệ cùng chiều của cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngồi và cân đối ngân sách nhà nước. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị về chính sách để cải thiện ngân sách nhà nước, các chính phủ có thể tác động cán cân tài khoản vãng lai thông qua chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, tăng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Algieri, B. (2013). An empirical analysis of the nexus between external balance

and government budget balance: The case of the GIIPS countries. Economic

Systems, 37(2), 233–253.

2. Alkswani, M. (2000). The Twin Deficits Phenomenon in Petroleum Economy: Evidence from Saudi Arabia. Economic Research Forum.

3. Anoruo, E., & Ramchander, S. (1998). Current account and fiscal deficits:

Evidence from five developing economies of Asia. Journal of Asian Economics,

9(3), 487–501.

4. Arjomand, M., Emami, K., & Salimi, F. (2016). Growth and Productivity; The

Role of Budget Deficit in the MENA Selected Countries. Procedia Economics and

Finance, 36(16), 345–352.

5. Bagnai, A. (2006). Structural breaks and the twin deficits hypothesis.

International Economics and Economic Policy, 3(2), 137–155.

6. Baltagi, B. H. (2008). Econometric Analysis of Panel Data (3rd ed.). John Wiley

& Sons Ltd.

7. Beetsma, R., Giuliodori, M., & Klaassen, F. (2008). The effects of public spending shocks on trade balances and budget deficits in the European Union.

Journal of the European Economic Association, 6(2‐ 3), 414–423.

8. Boariu, A., & Bilan, I. (2007). Inflationary effects of budget deficit financing in contemporary economies, (January 2007), 77–82.

9. Bond, E. W., & Samuelson, L. (1986). Tax holidays as signals. The American Economic Review, 76(4), 820–826.

10. Bunescu, L., & Comaniciu, C. (2014). Analysis of correlation between tax revenues and other economic indicatiors in European Union member states. Studies

in Business & Economics, 9(1).

11. Cameron, G. (2004). Macroeconomics IV  : The National Budget Constraint.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 63 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)