Các Chỉ Số Đánh Giá Cho Từng Nhân Tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, nghiên cứu tại tại công ty cổ phần cơ điện thủ đức (Trang 43 - 49)

Nhân Tố Biến Quan Sát

 Hiểu rõ chính sách lương, thưởng.

 Chính sách lương, thưởng công bằng, minh bạch.

 Thu nhập so với các công ty cùng nghành khác.

Cơ Hội Đào Tạo và Thăng

Tiến

 Quan tâm đến vấn đề đào tạo cho nhân viên.

 Chương trình đào tạo phù hợp và cần thiết cho công việc.

 Được tạo điều kiện học hỏi nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc.

 Cơ hội thăng tiến

Cấp Trên

 Năng lực chuyên môn.

 Giao tiếp với cấp trên.

 Lắng nghe ý kiến và hổ trợ trong công việc.

 Đối xử công bằng với cấp dưới.

 Cấp trên ghi nhận sự đóng góp đối với công ty.

 Cấp trên bảo vệ trước những người khác khi cần thiết.

 Sự ủy quyền của cấp trên.

Đồng Nghiệp

 Sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết.

 Đồng nghiệp thân thiện và hòa đồng.

 Đồng nghiệp tận tâm với công việc.

 Sự phối hợp trong công việc.

 Đồng nghiệp đáng tin cậy.

Bản Chất Công Việc

 Hiểu rõ nội dung công việc.

 Công việc giúp sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau.

 Có quyền quyết định trong cơng việc

 Cấp trên phản hồi về kết quả công việc.

 Công việc phù hợp với năng lực.

 Cơng việc có tầm quan trọng đối với cơng ty.

Điều Kiện Làm Việc

 Đầy đủ công cụ, trang thiết bị làm việc và bảo hộ lao động.

 Nơi làm việc an toàn và thú vị.

 Làm thêm giờ.

 Thời gian đi lại từ nhà đến cơ quan.

Phúc Lợi Công Ty

 Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

 Nghỉ phép và nghỉ bệnh.

 Du lịch nghỉ dưởng hàng năm.

 Hỗ trợ từ cơng đồn.

 Sự đảm bảo của công việc.

 Các phúc lợi khác.

Sự Thỏa Mãn Chung Đối Với Công Việc

 Hài lịng với cơng việc.

 Tin rằng có một cơng việc tốt.

 Làm việc lâu dài.

Kết Quả Thực Hiện Cơng

Việc

 Hồn thành đầy đủ nhiệm vụ.

 Thực hiện công việc kịp tiến độ.

 Hồn thành cơng việc với chất lượng tốt.

 Sẵn sàng nhận thêm việc

2.5. Tóm tắt

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Thủ Đức bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ cấu lao động hiện tại của công ty làm cơ sở để đánh giá kết quả nghiên cứu ở phần sau. Phần chính yếu trong chương này, tác giả hệ thống lại một số khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu chuyên đề đã được thực hiện trước đây liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên. Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa của các nhân tố, đồng thời đề xuất mơ hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết với bảynhân tố lần lượt là thu nhập, cơ hội đào tạo - thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, phúc lợi, bản chất công việc và thang đo cho kết quả thực hiện cơng việc. Ngồi ra các khía cạnh của từng nhân tố cũng được xác định để đưa vào bảng câu hỏi nghiên cứu sử dụng cho phần nghiên cứu sơ bộ ở chương sau.

CHƯƠNG 3 : Phương Pháp Nghiên Cứu

3.1. Giới thiệu chương 3

Chương 2 tác giả đã trình bày về cơ sở lý thuyết của sự thỏa mãn công việc, kết quả thực hiện cơng việc từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc, và sự thỏa mãn công việc tác động đến kết quả thực hiện công việc. Dựa trên cơ sở lý thuyết trong cái bài báo chuyên đề của các nhà nghiên cứu trước đây tác giả đã xây dựng các chỉ số đánh giá cho từng nhân tố.

Mục đích của chương 3 nhằm giới thiệu các bước thực hiện nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo, đánh giá thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu và kiểm định sự khác biệt của các tổng thể con. Đồng thời tác giả cũng trình bày cách thức lấy mẫu và thu thập thông tin nghiên cứu.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo 2 bước : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1 : Phương Pháp Nghiên Cứu

STT Dạng Phương Pháp Kỹ Thuật Mẫu Địa Điểm

1 Sơ Bộ Định Tính Thảo Luận Tay Đơi 5 EMC

2 Chính Thức Định Lượng Phỏng Vấn Thông qua Bảng Câu Hỏi 250 EMC Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp nghiên cứu định tính. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá ra những nhân tố khác tác động lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngoài những nhân tố đã được đưa ra trong mơ hình nghiên cứu, đồng thời kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ và khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp của các phát biểu trong thang đo. Từ đó bổ sung, điều chỉnh hoặc loại bỏ các biến quan sát trong thang đo lý thuyết nhằm phù hợp với thực tế tại công ty. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng hình thức thảo luận tay

đơi đối với một số nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Thủ Đức (EMC). Kết quả của nghiên cứu sơ bộ thông qua việc thảo luận tay đôi, một số câu hỏi tác giả đưa ra đã được điều chỉnh từ ngữ để rõ ràng và dễ hiểu hơn đối với người được phỏng vấn. Một số câu hỏi được tách thành hai câu để người được khảo sát dễ dàng đưa ra câu trả lời của mình, đồng thời một số câu hỏi khác cũng được loại bỏ để phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Thảo luận tay đôi đến người thứ sáu, tác giả nhận thấy ý kiến đóng góp của người này đã bao hàm các ý kiến của những người trước đó. Do đó việc thảo luận tay đơi phục vụ cho phần nghiên cứu sơ bộ được kết thúc ở người thứ năm.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với thang đo chính thức được hiệu chỉnh từ thang đo sơ bộ. Mục đích của nghiên cứu này để sàng lọc các biến quan sát không cần thiết, xác định lại các thành phần của thang đo, xác định độ tin cậy, kiểm định giá trị của thang đo và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng hình thức phát bảng câu hỏi cho các nhân viên đang làm việc tại EMC.

3.3. Qui trình nghiên cứu

Hình 3.1 : Quy Trình Nghiên Cứu

3.3.1. Xây dựng thang đo

Thang đo chính thức được xây dựng dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính ở trên. Có 9 khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là :

 Thu nhập : ký hiệu là TN.

 Cơ hội đào tạo và thăng tiến : ký hiệu là CH.

 Cấp trên : ký hiệu là CT.

 Đồng nghiệp : ký hiệu là DN.

 Bản chất công việc : ký hiệu là BC.

 Điều kiện làm việc : ký hiệu là DK.

 Phúc lợi công ty : ký hiệu là PL.

Các Nhân Tố ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công

Việc

Lý Thuyết :

− Sự thỏa mãn công việc.

− Kết quả thực hiện công việc.

− Thang đo JDI

Thảo Luận Nhóm Điều chỉnh thang đo Thang đo chính Khảo Sát

− Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha.

− Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố EFA

Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định mơ hình và các giả thuyết Kiểm định sự bằng nhau giữa các tổng thể con bằng phương pháp ANOVA Đánh giá kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị

 Sự thỏa mãnchung đối với công việc : ký hiệu là TM.

 Kết quả thực hiện công việc : ký hiệu là KQ.

Các biến quan sát của các nhân tố trên được đo lường bằng thang đo Likert năm điểm cụ thể như sau:

3.3.1.1. Thu nhập

Thu nhập (TN) được đo lường bởi 4 biến quan sát được ký hiệu và thể hiện như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, nghiên cứu tại tại công ty cổ phần cơ điện thủ đức (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)