- Nội dung của bảng câu hỏ
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠ
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TDCT CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ĐẾN NĂM
TMCP Á CHÂU ĐẾN NĂM 2015
Song song với định hướng phát triển chung, ACB cũng đã đề ra định hướng phát triển dịch vụ TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng từ năm 2008 đến năm 2015. Từ năm 2008 đến năm 2015 sẽ chia làm 2 giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1 từ năm 2008 đến năm 2011: ACB sẽ thành lập Trung tâm thanh toán bao gồm bộ phận thanh toán, bộ phận xử lý điện liên hệ với nước ngoài và bộ phận quan hệ quốc tế. Khi Trung tâm TTQT hình thành, các chứng từ TTQT hiện đang được xử lý tại các chi nhánh sẽ được từng bước chuyển về xử lý tại Trung tâm thanh toán; tách bộ phận TTQT tại các chi nhánh thành hai bộ phận là bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận xử lý chứng từ.
này có nhiệm vụ nhận điện, xử lý điện (bước cuối cùng) và chuyển điện ra nước ngoài thông qua bộ phận Swift, tư vấn nghiệp vụ khi các chi nhánh có nhu cầu, liên hệ với ngân hàng nước ngoài và ngân hàng đại lý. Bước đầu, Trung tâm thanh toán vẫn thực hiện chức năng của Phòng TTQT Hội sở và ở chi nhánh bộ phận TTQT sẽ được tách thành 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là bộ phận tiếp xúc và nhận chứng từ từ khách hàng, bộ phận này tương lai sẽ tiếp xúc, nhận toàn bộ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp (gồm có nhu cầu về tín dụng, tài khoản và TTQT). Bộ phận thứ hai là bộ phận chuyên xử lý nghiệp vụ TTQT, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ và lưu hồ sơ.
- Giai đoạn hai từ năm 2012 đến năm 2015: chuyển tất cả các bộ phận nghiệp vụ TTQT tại các chi nhánh về Trung tâm thanh toán. Tại các chi nhánh chỉ còn lại bộ phận tiếp xúc khách hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ sơ bộ, sao chụp chứng từ đưa vào mạng nội bộ và gửi về Trung tâm thanh toán để xử lý. Ở giai đoạn một, chứng từ giữa các chi nhánh và Trung tâm thanh toán vẫn liên lạc bằng fax và chi nhánh chỉ fax những chứng từ ở bước cuối cùng vì đã có bộ phận xử lý nghiệp vụ tại chi nhánh. Ở giai đoạn hai, toàn bộ chứng từ được chuyển về Trung tâm thanh toán để xử lý. Sẽ sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại để lưu dữ liệu các chứng từ để các chi nhánh và Trung tâm thanh toán có thể truy xuất bất kỳ lúc nào. Như vậy, hồ sơ gốc nhận từ khách hàng và ngân hàng nước ngoài chỉ được lưu tại chi nhánh và được nhập vào dữ liệu điện tử để có thể truy xuất trên toàn hệ thống. Hệ thống lưu trữ dữ liệu này giúp giảm áp lực lưu giấy tờ tại Trung tâm thanh toán. Sau khi Trung tâm thanh toán đã đi vào hoạt động ổn định, sẽ tiến tới thành lập các Trung tâm TTQT khu vực để giảm áp lực cho Trung tâm thanh toán về khối lượng công việc và về nhân sự.
Việc thành lập Trung tâm thanh toán sẽ tạo điều kiện để các chi nhánh có thể tập trung vào việc chăm sóc và phát triển khách hàng, nâng cao hiệu quả về mặt số lượng và chất lượng khách hàng, doanh số, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, Trung tâm thanh toán giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ TTQT chuyên nghiệp, hạn chế sai sót về mặt nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, thực hiện phương châm
an toàn – hiệu quả – nhanh chóng. Trong tương lai xa hơn nữa, ACB sẽ tiến tới không những phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp mà còn phục vụ khách hàng là các ngân hàng qua việc thực hiện nghiệp vụ và xử lý chứng từ TTQT cho các ngân hàng khác.