CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
2.3.2.1 Doanh số thanh toán quốc tế
Mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng, số lượng chi nhánh hoạt động TTQT ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại đã tác động tích cực đến việc tăng trưởng doanh số TTQT. Tăng trưởng trong hoạt động TTQT một phần còn do chính sách tín dụng của ACB về tài trợ xuất nhập khẩu.
Năm 2007 doanh số TTQT đạt 2.810 triệu USD, tăng gần gấp 5 lần so với năm 2004, đến ngày 30/06/2008 đạt 1.959 triệu USD. Doanh số TTQT 5 năm qua không ngừng tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 đạt 66,95%, năm 2006 là 73,10% và năm 2007 là 64,81%.
Cùng với xu hướng của cả nước, doanh số nhập khẩu luôn cao hơn doanh số xuất khẩu (doanh số nhập khẩu chiếm khoảng 55% trong tổng doanh số), doanh số
TTQT nhập khẩu của ACB liên tục tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số (chiếm khoảng 70%) và có xu hướng tăng. Năm 2005 doanh số TTQT nhập khẩu đạt 728 triệu USD tăng 66,21% so với năm 2004 (438 triệu USD), năm 2006 là 1.170 triệu USD tăng 60,71%, năm 2007 đạt 1.990 triệu USD tăng 70,09%. Doanh số TTQT xuất khẩu của ACB chiếm khoảng 30% trong tổng doanh số TTQT và tăng đáng kể qua các năm. Năm 2004 doanh số TTQT xuất khẩu đạt 152 triệu USD, đến năm 2005 là 257 triệu USD tăng 69,08%, năm 2006 đạt 535 triệu USD tăng 108,17%, năm 2007 đạt 820 triệu USD tăng 53,27%.
Bảng 2.1: Doanh số và phí dịch vụ thanh toán quốc tế từ năm 2004-2008:
Nguồn: Báo cáo về dịch vụ thanh toán quốc tế của ACB[1]
ACB đã đưa ra chính sách tài trợ xuất nhập khẩu linh hoạt. Bên cạnh việc sử dụng tài sản đảm bảo là bất động sản, ACB còn nhận thế chấp bằng hàng hóa và cấp tín dụng tín chấp. ACB có chủ trương chú trọng đến tài trợ xuất khẩu bằng những chính sách tín dụng và ưu tiên hoạt động xuất khẩu trong các loại phí thu từ những dịch vụ phục vụ hoạt động này. Hiện nay, ACB đã thực hiện tài trợ sau khi giao hàng và tài trợ để sản xuất hàng xuất khẩu.
Mặc dù có những bước phát triển đáng kể trong hoạt động thanh toán quốc tế nhưng so với tổng doanh số xuất nhập khẩu của cả nước thì doanh số TTQT của ACB chỉ chiếm khoảng 1,01% trong năm 2004, năm 2005 chiếm 1,42%, năm 2006 là 2,01% và năm 2007 chiếm 2,53%. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Đến 30/06/08
tiềm năng của ACB về dịch vụ thanh toán quốc tế còn rất lớn và có thể mở rộng thị phần về dịch vụ này.