CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTMCP VN
4.1.2.2 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Tốc độ tăng trưởng tín dụng có sự biến động mạnh mẽ qua từng năm.
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 0 50000000000000 100000000000000 150000000000000 200000000000000 250000000000000 300000000000000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu ROA ROE
Năm 2008, lãi suất bị đẩy lên mức cao khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi khó có thể tiếp cận vay vốn ngân hàng. Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 30%. Theo đó, các NHTM khơng cịn khả năng đẩy tín dụng tăng trưởng nóng và trên thực tế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm. Việc NHNN thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam tăng trở lại mức 44.65% vào năm 2009.
Từ năm 2010 -2013, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do cuộc chạy đua lãi suất huy động tăng cao làm cho lãi suất cho vay tăng cao, đồng thời nợ xấu tăng cao do bong bóng bất động sản và sự khủng hoảng của nền kinh tế. Lúc này, nền kinh tế chưa thực sự hồi phục, giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục, thị trường chứng khoán sụt giảm, các doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn nên lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp sản xuất cần vốn khó tiếp cận cịn các doanh nghiệp chịu được mức lãi suất cao hầu hết là đầu tư ngắn hạn, phi sản xuất nhưng thuộc đối tượng mà các ngân hàng TMCP phải giảm tỷ trọng cho vay. Bên cạnh đó, NHNN ln nhấn mạnh các giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất để phấn đấu đạt mục tiêu không quá 7% trong năm và đây là điều kiện cơ bản để ổn định, giảm dần lãi suất thị trường. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng TMCP giảm cịn 36.05% năm 2010 và 18.61% năm 2011 và 14.24% năm 2012.
Năm 2013 là năm khởi sắc hơn về tăng trưởng tín dụng do NHNN đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng vay với lãi suất hợp lý nhằm đẩy mạnh tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể là NHNN chỉ đạo tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên nhưng khơng kiểm sốt tỉ trọng cho vay đối với lĩnh vực khơng khuyến khích; cho phép các ngân hàng tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn để thanh tốn ra nước ngồi tiền hàng nhập khẩu xăng dầu và đặc biệt sẽ không quy định trần lãi suất cho vay chung cho mọi đối tượng vay mà
chỉ áp dụng cho một số ngành, lĩnh vực ưu tiên là 12%/năm. Do đó, năm 2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng đạt 14.78%.
Năm 2014, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thuận lợi hơn nhờ môi trường kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định nên tăng trưởng tín dụng trong năm phục hồi với mức đạt 17.83%.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 đã có sự tiến bộ vượt trội đạt 26.54% thể hiện sự điều hành thận trọng của NHNN khi tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất trực tiếp, đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng thực chất và bền vững hơn thay vì chảy vào các lĩnh vực tăng trưởng nóng, dễ tạo ra bong bóng như trước kia.
Từ năm 2016-2017, NHNN thực hiện kiểm sốt mức tăng trưởng tín dụng cũng như mức lạm phát của nền kinh tế nên tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm cịn 22.48% trong năm 2016 và 19.89% trong năm 2017.
Biểu đồ 4. 3 Thể hiện tương quan giữa dư nợ cho vay của các ngân hàng được đo lường bởi tỷ lệ giữa Cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng và TSSL của
ngân hàng được đại diện bởi ROA và ROE.
Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của các Ngân hàng
- 0.1000000 0.2000000 0.3000000 0.4000000 0.5000000 0.6000000 0.7000000 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ROA ROE CHO VAY
Qua đó có thể thấy rằng mối tương quan của hai biến số này có xu hướng cùng chiều trong giai đoạn nghiên cứu từ 2008 – 2017. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì sẽ có mức tỷ suất sinh lợi càng cao.
4.1.2.3 Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSIT)
Năm 2008, NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát. Chính sách tiền này đã gây ra sự thiếu hụt trầm trọng thanh khoản của các NHTM và dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động của ngân hàng.
Năm 2009, các NHTM ln trong tình trạng căng thẳng về nguồn vốn khi lạm phát tăng cao, kênh tiết kiệm không quá hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhờ vào những chính sách hỗ trợ của NHNN mà tốc độ tăng vốn huy động của các NHTM đạt 29% năm 2009.
Sự hỗ trợ vốn của ngân hàng rất cần thiết để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Tốc độ tăng vốn huy động năm 2010 đạt 31.13%.
Bước sang năm 2011, tình hình thiếu vốn huy động vẫn đang trở thành bài toán đáng lo ngại với các NHTM khi lãi suất huy động lên cao. Hoạt động vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ tăng vốn huy động năm 2011 đạt 17.17%.
Từ năm 2012-2016, tốc độ tăng huy động vốn của các NHTM được ổn định, chỉ dao động nhẹ xoay quanh từ 19-22% do nền kinh tế bắt đầu đi vào ổn định, lạm phát được duy trì ở mức ổn định. Năm 2017, tốc độ tăng huy động vốn có giảm nhẹ xuống còn 14.95%.
Biểu đồ 4. 4 Thể hiện tương quan giữa tỷ lệ Tiền gửi trên tổng tài sản của các ngân hàng và TSSL của ngân hàng được đại diện bởi ROA và ROE.
Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của các Ngân hàng
Qua đó có thể thấy rằng mối tương quan của hai biến số này có xu hướng cùng chiều trong giai đoạn nghiên cứu từ 2008 – 2017. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản càng cao thì sẽ có mức tỷ suất sinh lợi càng cao.