Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 35 - 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

Haynes G , Dunnagan T , Christopher S (2003), mục đích của cuộc điều tra này là để xác định các yếu tố quyết định dựa trên một số các biến nhân khẩu học và tâm lý trong một nhóm phụ nữ mang thai đến tiêu thụ rượu. Dữ liệu được thu thập trên một mẫu phụ nữ mang thai, 232 người đã đồng ý để tham gia vào một chiến dịch can thiệp phòng chống tác hại của rượu. Các biến quan tâm bao gồm các dân tộc, tuổi tác, giáo dục, tình trạng hơn nhân, tình trạng sức khỏe, tình trạng việc làm. Ngồi ra, các biến tâm lý đã được thu thập trong cơng tác hỡ trợ xã hội, vai trị trong gia đình, sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy bất hợp pháp. Biến phụ thuộc là đã sử dụng bất kỳ rượu trong thời gian mang thai và một thước đo lạm dụng được dựa trên một số điểm tổng hợp, được tạo ra từ các câu hỏi liên quan đến hành vi tiêu dùng rượu. Phân tích hồi quy Logistic cho thấy các biến độc lập (biến nhân khẩu học và tâm lý) đã được tiên đoán là sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu. Kết quả cho thấy rằng chủng tộc, độ tuổi và tình trạng sức khỏe yếu ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng rượu và lạm dụng rượu. Các kết quả về các yếu tố tâm lý chưa thực sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng rượu. Tuy nhiên, có vấn đề tâm thần ảnh hưởng tích cực đến việc lạm dụng rượu.

Crystal L. Park, Christoffer Grant (2005), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rượu, giới tính, rủi ro tâm lý và yếu tố phịng ngừa đến hậu quả tích cực và tiêu cực của các sinh viên đại học. Nghiên cứu 181 sinh viên đánh giá về số lượng rượu được tiêu thụ, hậu quả tiêu cực và tích cực của sử dụng rượu và ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Kết quả chỉ ra rằng đàn ông và phụ nữ khác biệt khi đánh giá về hậu quả, việc tiêu thụ rượu để lại hậu quả đối với nam giới nhiều hơn

hẳn so với nữ giới. Hơn nữa, khi kiểm soát tiêu thụ rượu càng thắt chặt, hiệu quả thì hậu quả từ việc tiêu thụ rượu sẽ giảm. Kết quả cho thấy rằng rủi ro tâm lý, yếu tố phịng ngừa ảnh hưởng tích cực đến hậu quả của việc tiêu thụ rượu. Nghiên cứu này là cuộc thảo luận về ý nghĩa cho những nỗ lực can thiệp đối với việc lạm dụng rượu. Marques-Vidal P, Dias CM (2005), nghiên cứu hành vi tiêu thụ rượu ở Bồ Đào Nha. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu đối với người có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên tham gia tiêu dùng các loại rượu, bia. Kết quả cho thấy nhu cầu tiêu thụ rượu bia của người dân mỗi tuần rất cao. Nam giới thường tiêu thụ những sản phẩm này cao hơn nữ giới. Những người dưới 50 tuổi có xu hướng tiêu thụ rượu cao hơn những người trên 50 tuổi. Trình độ giáo dục của đối tượng điều tra cũng liên quan tới xu hướng tiêu dùng rượu bia ngày càng cao.

K. Michael Cummings, Geoffrey T. Fong, Ron Borland (2009), nghiên cứu cho rằng có rất ít nghi ngờ rằng nghiện nicotin duy trì sử dụng thuốc lá và việc sử dụng thuốc lá đáp ứng nhu cầu sinh học. Tuy nhiên, sự đa dạng hành vi sử dụng thuốc lá quan sát giữa các quốc gia cho rằng yếu tố sinh học một mình hồn tồn khơng thể giải thích nhu cầu sử dụng thuốc lá. Nghiên cứu này xét vai trò của môi trường xã hội trong sự hiểu biết hành vi sử dụng thuốc lá và những nỗ lực để kiềm chế thuốc lá. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng mơi trường xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các yếu tố sinh học đối với việc tham gia vào việc sử dụng nicotin. Sử dụng thuốc lá được phản ánh như là sản phẩm của sự tương tác giữa các đại lý và yếu tố mơi trường. Chính sách chính phủ hay sự can thiệp kiểm soát thuốc ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các đại lý, nhà máy sản xuất, môi trường và người sử dụng thuốc lá.

Sadan Caliskan (2009), nghiên cứu nhu cầu, khả năng và các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế-xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu về thuốc lá. Mẫu nghiên cứu 600 phiếu điều thu được từ cuộc khảo sát các đối tượng có liên quan đến chất kích thích và cồn đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Theo kết quả kinh tế lượng mơ hình Logistics, các yếu tố có tác động đáng kể về xác suất của việc hút thuốc là giới tính, tốt nghiệp đại học, đến độ tuổi 50 trở lên, sử dụng thuốc lá của người dân. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu về thuốc là giới tính, thu nhập, tốt

nghiệp đại học, đa số người hút thuốc trong xã hội và sự hiện diện của người hút thuốc trong gia đình.

Dias P, Oliveira A, Lopes C (2011), nghiên cứu này đo lường hành vi sử dụng rượu, bia tại Bồ Đào Nha. Mẫu nghiên cứu là 1489 nữ và 925 Nam, là người lớn, trưởng thành. Các câu hỏi điều tra xã hội học bao gồm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng thất nghiệp; hành vi cá nhân như hút thuốc, thể chất và chế độ ăn kiêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy Nam giới thường có xu hướng lạm dụng rượu bia hơn phụ nữ. Người lớn tuổi có xu hướng không sử dụng rượu bia nhiều hơn những người trẻ và trưởng thành. Trình độ giáo dục thấp, sử dụng thuốc lá nhiều và ít ăn kiêng ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu và hành vi sử dụng, lạm dụng rượu bia.

Mahnoush Reisi và các cộng sự (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hút thuốc dựa trên mơ hình cấu trúc sức khỏe và niềm tin (HBM) của sinh viên đại học Iran. Mẫu nghiên cứu bao gồm 382 sinh viên đại học, phương pháp nghiên cứu sử dụng Chi2 và T-test. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ và hành vi của người hút thuốc và không hút thuốc có sự khác biệt. Các yếu tố chi phí, nhận thức sức khỏe, lợi ích cộng đồng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thuốc lá.

Muli, N; Lagan, Briege M (2017) cho rằng để xã hội ngày càng phát triển thì việc nghiên cứu hành vi ngày càng quan trọng. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu xu hướng tiêu dùng thực phẩm có cồn của sinh viên trong độ tuổi 18-29 tại Northern Ireland. Kết quả nghiên cứu cho thấy để giảm nhu cầu và giảm lạm dụng rượu trong tương lai cần tập trung thay đổi quan niệm xã hội và thái độ đối với việc tiêu thụ chất có cồn. Nhân tố từ phía gia đình và mơi trường xã hội có ảnh hưởng đến việc lạm dụng rượu bia của giới trẻ.

Kang Y, Cheah, Rasiah R (2017), mục tiêu của nghiên cứu này là để kiểm tra các yếu tố kinh tế-xã hội đến hành vi tiêu thụ rượu ở nam giới trưởng thành ở Malaysia. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu đại diện trên toàn quốc bao gồm 13.756 người được hỏi đang sử dụng rượu. Phương pháp nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy logistic được áp dụng để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ rượu. Kết quả cho thấy độ tuổi càng trẻ, người có thu nhập cao hơn, yếu tố dân tộc, trình độ giáo dục tốt, cư dân đô thị, nhân viên khu vực tư nhân, lao động tự do và

hút thuốc lá có liên quan đến một khả năng cao hơn của tiêu thụ rượu. Các nghiên cứu về chủ đề này dường như có ý nghĩa quan trọng đối với thực thi chính sách.

Bảng 2.1. Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu

Tác giả Năm Nội dung Phương

pháp Kết quả

Haynes G , Dunnagan T , Christopher S

2003 Các yếu tố quyết định tiêu thụ rượu trong một nhóm phụ nữ

mang thai Hồi quy

Logistic

Chủng tộc, độ tuổi và sức khỏe ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng rượu và lạm dụng rượu. Các yếu tố tâm lý chưa thực sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng rượu. Tuy nhiên, vấn đề tâm thần ảnh hưởng tích cực đến việc lạm dụng rượu.

Crystal L. Park, Christoffer Grant

2005 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rượu của các sinh viên đại học

Hồi quy Logistic

Hậu quả đối với nam giới nhiều hơn hẳn so với nữ giới. Hơn nữa, khi kiểm soát tiêu thụ rượu càng thắt chặt, hiệu quả thì hậu quả từ việc tiêu thụ rượu sẽ giảm. Rủi ro tâm lý, yếu tố phòng ngừa ảnh hưởng tích cực đến hậu quả tiêu thụ rượu.

Marques-Vidal P, Dias CM (2005).

2005 Nghiên cứu hành vi tiêu thụ rượu ở Bồ Đào Nha

Hồi quy Logistic

Nam giới, người dưới 50 tuổi thường tiêu thụ sản phẩm này cao hơn. Trình độ giáo dục của đối tượng điều tra cũng liên quan tới xu hướng tiêu dùng rượu bia ngày càng cao.

Sadan Caliskan 2009 Nghiên cứu nhu cầu và khả năng chi tiêu về thuốc lá

Hồi quy Logistic

Các yếu tố có tác động đáng kể về xác suất của việc hút thuốc là giới tính, tốt nghiệp đại học, đến độ tuổi 50 trở lên, sử dụng thuốc lá của người dân và thu nhập. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu về thuốc là giới tính, thu nhập, tốt nghiệp đại học, người hút thuốc trong xã hội và người hút thuốc trong gia đình. K. Michael Cummings,

Geoffrey T. Fong, Ron Borland

2009 Tác dộng của yếu tố môi trường đến việc tham gia sử dụng thuốc lá

Hồi quy Logistic

Môi trường xã hội đóng một vai trị quan trọng trong việc xác định các yếu tố sinh học đối với việc tham gia vào việc sử dụng nicotin. Chính sách chính phủ hay sự can thiệp kiểm soát thuốc ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các đại lý, nhà máy sản xuất, môi trường và người sử dụng thuốc lá.

Dias P, Oliveira A, Lopes C

2011 Đo lường hành vi sử dụng rượu, bia tại Bồ Đào Nha

Chi2 và T- test

Nam giới và người lớn tuổi thường có xu hướng lạm dụng rượu bia. Trình độ giáo dục, sử dụng thuốc lá nhiều và ít ăn kiêng ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu và hành vi sử dụng, lạm dụng rượu bia

Mahnoush Reisi và các cộng sự

2014 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hút thuốc của sinh viên đại học Iran

Chi2 và T- test

Thái độ và hành vi của người hút thuốc và không hút thuốc có sự khác biệt. Các yếu tố chi phí, nhận thức sức khỏe, lợi ích cộng đồng ảnh hưởng tiêu cực đến

việc tiêu thụ thuốc lá. Kang Y, Cheah,

Rasiah R

2017 Các yếu tố kinh tế-xã hội đến hành vi tiêu thụ rượu ở nam giới trưởng thành ở Malaysia

Hồi quy Logistic

Tuổi, thu nhập, dân tộc, trình độ giáo dục tốt, cư dân đô thị, nhân viên khu vực tư nhân, lao động tự do và hút thuốc lá có liên quan đến khả năng tiêu thụ rượu cao hơn.

Muli, N; Lagan, Briege M

2017 Xu hướng tiêu dùng thực phẩm có cồn của sinh viên trong độ tuổi 18-29 tuổi tại Northern Ireland

Hồi quy Logistic

Quan niệm xã hội, thái độ đối với việc tiêu thụ chất có cồn, nhân tố từ phía gia đình và mơi trường xã hội có ảnh hưởng đến việc lạm dụng rượu bia của giới trẻ.

Có thể thấy trong nghiên cứu này đối với những môi trường kinh tế, chính sách và văn hóa, trình độ nhận thức khác nhau, kinh nghiệm, thời điểm nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu khác nhau … Có thể có những ảnh hưởng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu bia). Có thể thấy yếu tố giới tính, trình độ, chủng tộc, độ tuổi, thu nhập, người hút thuốc trong gia đình và xã hội, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng rượu và lạm dụng rượu. Thái độ và hành vi của người hút thuốc và không hút thuốc có sự khác biệt. Các yếu tố chi phí, nhận thức sức khỏe, lợi ích cộng đồng ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ thuốc lá. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng tích cực đến việc lạm dụng rượu. Mơi trường xã hội đóng một vai trị quan trọng trong việc xác định các yếu tố sinh học đối với việc sử dụng nicotin. Khi kiểm soát tiêu thụ rượu bia càng thắt chặt, hiệu quả thì hậu quả từ việc tiêu thụ rượu bia sẽ giảm. Chính sách chính phủ hay sự can thiệp kiểm soát thuốc ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các đại lý, nhà máy sản xuất, môi trường và người sử dụng thuốc lá. Như vậy mơ hình nghiên cứu của tác giả sẽ dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi người tiêu dùng, quyết định và xu hướng tiêu dụng và nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu có liên quan về hành vi sử dụng hàng hóa đặc biệt có hại cho sức khỏe như thuốc lá và chất liên quan đến cồn. Nghiên cứu kế thừa, bổ sung và phát triển trên nền tảng các nghiên cứu như: Muli, N; Lagan, Briege M (2017); Kang Y, Cheah, Rasiah R (2017), Sadan Caliskan (2009) và tham khảo các cơng trình nghiên cứu khác có liên quan. Các biến độc lập chia thành hai nhóm: (1) yếu tố người tiêu dùng và (2) yếu tố môi trường xã hội. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và mơ hình hồi quy Bianary Logistics thơng qua phần mềm SPSS trích xuất dữ liệu phân tích nghiên cứu để bàn luận, kiến nghị giải pháp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả trình bày lý thuyết hàng hóa có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu bia), khái niệm hành vi người tiêu dùng, mơ hình lý thuyết hành vi tiêu dùng, quyết định và xu hướng tiêu dùng và nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu có liên quan về hành vi sử dụng hàng hóa đặc biệt có hại cho sức khỏe như thuốc lá và chất liên quan đến cồn. Từ đó đưa ra hướng nghiên cứu định lượng với các biến độc lập chia thành hai nhóm: (1) yếu tố người tiêu dùng và (2) yếu tố môi trường xã hội. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và mơ hình hồi quy Bianary Logistics thông quan phần mềm SPSS trích xuất dữ liệu phân tích nghiên cứu để bàn luận, kiến nghị giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)