Mô tả và giải thích các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh kiên giang (Trang 37 - 42)

Chương 3 : MƠ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.5. Mô tả và giải thích các biến nghiên cứu

ROA: Là biến phụ thuộc đo lường bằng %, được tính bằng lợi nhuận sau thuế

chia cho tổng tài sản bình quân, nghiên cứu sử dụng thước đo để đánh giá TSSL trên tài sản.

ROE: Là biến phụ thuộc đo lường bằng %, được tính bằng lợi nhuận sau thuế

chia cho vốn chủ sở hữu, nghiên cứu sử dụng thước đo để đánh giá TSSL trên vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ nợ phải trả (X1): Là biến độc lập đo lường bằng %, có ảnh hưởng TSSL

của DN. Việc duy trì một tỷ lệ nợ phải trả phù hợp sẽ ảnh hưởng tích cực đến TSSL (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nợ phải trả cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến TSSL của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Olutunla và Obamuyi (2008) nói lên tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. Vì thế, biến tỷ lệ nợ phải trả được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến ROA, ROE của DN.

Tỷ lệ nợ phải thu (X2): Là biến độc lập có ảnh hưởng đến TSSL, việc giữ tỷ

lệ nợ phải thu ở mức hợp lý thực chất là tài trợ vốn người mua sẽ giúp DN dễ dàng tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu duy trì tỷ lệ nợ phải thu cao, đồng nghĩa với doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến TSSL của DN. Nghiên cứu của Teruel và Solano (2007) nói lên tỷ lệ nợ phải thu/tổng doanh thu có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Vì thế, biến tỷ lệ nợ phải thu được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến ROA, ROE của DN.

Tỷ lệ đầu tư TSCĐ (X3): Là biến độc lập có ảnh hưởng đến TSSL của DN.

Trong một nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) chỉ ra rằng tỷ lệ TSCĐ/tổng tài sản lại có tác động tiêu cực với TSSL của DN. Tuy nhiên, việc đầu tư vào TSCĐ (trang bị mới tài sản cố định, nâng cao kỹ thuật cơng nghệ...) cũng có thể làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nếu tài sản cố định được các doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả. Vì thế, tỷ lệ đầu tư TSCĐ được kỳ vọng cùng chiều hoặc ngược chiều đến ROA, ROE của DN.

Bảng 3.1: Các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu

Stt Tên biến Ký

hiệu Cách đo lường Kỳ vọng

dấu

Cơ sở lý thuyết

A Biến phụ thuộc

1 TSSL trên tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân + Teruel và Solano (2007); Saeedi và Mahmoodi (2011) 2 TSSL trên vốn chủ sở hữu ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân +

B Biến độc lập

1 Tỷ lệ nợ phải trả X1 Nợ phải trả bình quân/Tổng tài sản bình quân +, - Olutunla và Obamuyi (2008)

2 Tỷ lệ nợ phải thu X2 Nợ phải thu bình quân/Doanh thu thuần +, - Teruel và Solano (2007)

3 Tỷ lệ đầu tư TSCĐ X3 TSCĐ bình quân/tổng tài sản bình quân +, - Nhựt và Thảo (2014)

4 Tỷ lệ chi phí quản lý X4 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý/Tổng chi

phí sản xuất kinh doanh +, - Nhựt và Thảo (2014)

5 Quy mô DN X5 Ln (Tổng tài sản bình quân) +, - Lý thuyết kinh tế quy mô;

Yuqi (2008)

6 Quy mô doanh thu X6 Ln (Doanh thu thuần) + Olutunla và Obamuyi (2008)

7 Thời gian hoạt động X7 Số năm hoạt động của DN tính đến 31/12/2015 + Nhựt và Thảo (2014)

8 Quy mô lao động X8 Ln (Tổng số lao động) + Olutunla và Obamuyi (2008)

9 Giới tính người quản lý X9 Nếu là nam giới nhận giá trị 1; Nữ giới giá trị 0 +, - Girlie Ndoro (2012) 10 Ngành nghề X10 Nếu là ngành “Nông nghiệp” nhận giá trị 1; Các

ngành khác nhận giá trị 0 +, - Syed Ali Raza (2011)

(Nguồn: Tổng hợp lý thuyết có liên quan)

Tỷ lệ chi phí quản lý (X4): Là biến độc lập có ảnh hưởng đến TSSL của DN.

DN chi cho bán hàng (hoa hồng, môi giới, marketing, …) càng nhiều sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc bán hàng, thúc đẩy tăng doanh thu. Chi cho quản lý DN nhiều sẽ thúc đẩy việc quản lý tốt hơn, từ đó ảnh hưởng tích cực đến TSSL. Tuy nhiên, việc tăng chi phí phải hợp lý, trong một số trường hợp, chi phí tăng nhưng sử dụng khơng hiệu quả lại làm lãng phí nguồn lực, làm giảm TSSL của DN. Vì thế, tỷ trọng chi phí quản lý được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến ROA, ROE của DN.

Quy mô DN (X5): Là biến độc lập được tính bằng cách lấy ln(tổng tài sản), có

ảnh hưởng đến TSSL của DN. Theo lý thuyết cơ bản về lợi thế kinh tế nhờ quy mơ thì cơng ty có quy mơ càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao. Tuy nhiên, quan điểm ngược lại cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mơ cơng ty và hiệu quả tài chính, nếu quy mơ cơng ty q lớn nhiều khi lại tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính do một số vấn đề về tham nhũng và một số lý do khác (Yuqi, 2008). Mặt khác, cơng ty lớn có thể hoạt động thiếu hiệu quả do q trình kiểm sốt kém, điều này cũng gây tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính. Ở Việt Nam, khả năng quản lý, kiểm sốt DN chưa tốt. Vì vậy, quy mơ DN được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến ROA, ROE của DN.

Quy mô doanh thu (X6): Là biến độc lập, trong mơ hình này, doanh thu thuần

được tính bằng cách lấy ln(doanh thu thuần), có ảnh hưởng TSSL của DN, là chỉ tiêu quan trọng, cung cấp cho nhà quản trị bên trong và bên ngoài DN những căn cứ đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của DN để từ đó đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Vì thế quy mơ doanh thu thuần được kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA, ROE của DN.

Thời gian hoạt động (X7): Là biến độc lập có ảnh hưởng đến TSSL của DN.

DN hoạt động càng lâu năm thì TSSL càng cao do đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường. Vì thế, thời gian hoạt động được kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA, ROE của DN.

của DN), có ảnh hưởng đến TSSL của DN. DNNVV sử dụng nhiều lao động, khi cần mở rộng kinh doanh, DN sẽ tăng sử dụng lao động làm tăng lợi nhuận. Số lượng lao động trong DN càng lớn thể hiện quy mô hay độ lớn về nhân sự của DN càng lớn và điều này giúp cho DN có khả năng huy động được nguồn chất xám giúp cho DN hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế, quy mơ lao động được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều đến ROA, ROE của DN.

Giới tính người quản lý (X9): Là biến giả (Nam nhận giá trị là 1; Nữ nhận giá

trị là 0), giới tính lãnh đạo cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến TSSL của DN. Nam giới là người quản lý DN sẽ có nhiều mối quan hệ như quan hệ với nhân viên, đối tác, các cơ quan quản lý địa phương… để có thể giúp cho DN hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm nhân khẩu học, phụ nữ thường có tính cận thận, quản lý tài chính thận trọng, chi tiêu chặt chẽ hơn nam giới nên trong nhiều trường hợp, DNNVV do nữ giới quản lý sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tức là có TSSL cao hơn. Vì vậy, giới tính người quản lý được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến ROA, ROE của DN.

Ngành nghề (X10): Theo phân ngành kinh tế, ở Việt Nam có 3 ngành chính:

(i) Nơng, lâm nghiệp và thủy sản; (ii) Công nghiệp – Xây dựng và (iii) Thương mại, dịch vụ. Nghiên cứu sử dụng biến giả cho ngành nghề (1: là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; 0: ngành khác).

Các ngành nghề khác nhau sẽ có TSSL khác nhau. Thơng thường, ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có TSSL thấp hơn so với các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp – xây dựng do hoạt động nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai và tác động của giá cả nông sản thất thường.

Tuy nhiên, đặc thù ở tỉnh Kiên Giang, hoạt động nông nghiệp chủ yếu là khai thác nguồn lợi tự nhiên (thủy sản) nên ít tốn chi phí đầu tư và thường thu được lợi nhuận cao. Vì vậy, ngành nghề được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến ROA, ROE của DN.

Kết luận chương 3

Chương 3 trình bày mơ hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan, đề tài sử dụng TSSL trên tài sản (ROA) và TSSL trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường TSSL tại DNNVV.

Các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại DNNVV gồm có: Tỷ lệ nợ phải trả; Tỷ lệ nợ phải thu; Tỷ lệ đầu tư TSCĐ; Tỷ lệ chi phí quản lý; Quy mơ DN; Quy mô doanh thu; Thời gian hoạt động; Quy mơ lao động; Giới tính người quản lý; Ngành nghề.

Từ mơ hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu được trình bày tại chương 3, đây là cơ sở cho việc phân tích thực trạng về TSSL tại các DNNVV và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang sẽ được trình bày trong chương 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh kiên giang (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)