Biến độc lập Ký hiệu Đvt Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Giá trị kiểm định P>|t| VIF Tỷ lệ nợ phải trả X1 % 0,244 0,029 8,39 0,000 1,44 Tỷ lệ nợ phải thu X2 % -0,005 0,023 -0,23 0,821 1,18 Tỷ lệ đầu tư TSCĐ X3 % 0,028 0,024 1,17 0,240 2,25 Tỷ lệ chi phí quản lý X4 % 0,911 0,047 19,22 0,000 1,23 Quy mô DN X5 Tr.đồng -11,148 0,797 -13,99 0,000 2,72
Quy mô doanh thu X6 Tr.đồng 7,670 0,633 12,12 0,000 3,45 Thời gian hoạt động X7 Năm -0,038 0,092 -0,41 0,681 1,17
Quy mô lao động X8 Người 3,977 0,835 4,76 0,000 3,45
Giới tính quản lý X9 -0,121 1,017 -0,12 0,905 1,00
Ngành nghề X10 5,510 1,783 3,09 0,002 3,40
Hằng số 16,240 5,180 3,14 0,002
R2 (%)
F- Giá trị kiểm định tổng thể của mơ hình Mức ý nghĩa của mơ hình Prob > F
47,84 78,42 0,00
Kiểm định phần dư phương sai cho thấy giá trị kiểm định chi2 = 531,04 và mức ý nghĩa kiểm định Prob > chi2 = 0,000 = 0,00% < 5%: cho thấy có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.
Bảng 4.12: Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi trong mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ROE
Đvt: đơn vị Yếu tố Giá trị chi2 Độ tự do (df) Mức ý nghĩa (p)
Phương sai của sai số thay đổi 531,04 63 0,0000
Độ lệch (Skewness) 42,94 10 0,0000
Độ nhọn (Kurtosis) 12,04 1 0,0000
Cộng 586,02 74 0,0000
(Nguồn: Phụ lục 2)
4.3.3. Kết quả phân tích hồi quy
Do xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi trong phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROA, ROE nên đề tài thực hiện hồi quy sử dụng ước lượng vững của ma trận hiệp phương sai do White (1980) đề xuất để tính tốn lại giá trị kiểm định khi có phương sai thay đổi. Trên phần mềm Stata, việc này được thực hiện bằng cách thêm tùy chọn Robustness (Trần Thị Tuấn Anh, 2014).
Có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê đến ROA ở mức ý nghĩa 5% (do giá trị P>|t| nhỏ hơn 0,05) và phù hợp với kỳ vọng về dấu, do đó có ảnh hưởng đến ROA gồm: Tỷ lệ chi phí quản lý (X4); Quy mô DN (X5); Quy mô doanh thu (X6); Quy mô lao động (X8); Ngành nghề (X10). Và 5 biến độc lập khơng có ý nghĩa thống kê đến ROA ở mức ý nghĩa 5% (giá trị P>|t| lớn hơn 0,05), do đó ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến ROA gồm: Tỷ lệ nợ phải trả (X1); Tỷ lệ nợ phải thu (X2); Tỷ lệ đầu tư TSCĐ (X3); Thời gian hoạt động (X7) và Giới tính người quản lý (X9).
Có 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê đến ROE ở mức ý nghĩa 5% (do giá trị P>|t| nhỏ hơn 0,05) và phù hợp với kỳ vọng về dấu, do đó có ảnh hưởng đến ROA gồm: Tỷ lệ nợ phải trả (X1); Tỷ lệ chi phí quản lý (X4); Quy mô DN (X5); Quy mô doanh thu (X6); Quy mô lao động (X8); Ngành nghề (X10).
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROA, ROE với vòng lặp Robustness sau khi hiệu chỉnh
Biến độc lập Ký
hiệu Đvt
ROA ROE VIF
Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Giá trị kiểm định P>|t| Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Giá trị kiểm định P>|t| Tỷ lệ nợ phải trả X1 % -0,024 0,022 -1,10 0,272 0,244 0,040 6,02 0,000 1,44 Tỷ lệ nợ phải thu X2 % 0,017 0,021 0,80 0,426 -0,005 0,028 -0,18 0,854 1,18 Tỷ lệ đầu tư TSCĐ X3 % 0,028 0,020 1,43 0,152 0,028 0,027 1,05 0,293 2,25 Tỷ lệ chi phí quản lý X4 % 0,714 0,090 7,93 0,000 0,911 0,126 7,23 0,000 1,23 Quy mô DN X5 Tr.đồng -9,493 0,937 -10,14 0,000 -11,148 1,16 -9,61 0,000 2,72
Quy mô doanh thu X6 Tr.đồng 6,780 0,667 10,16 0,000 7,670 0,829 9,25 0,000 3,45
Thời gian hoạt động X7 Năm -0,075 0,067 -1,12 0,264 -0,038 0,095 -0,40 0,689 1,17
Quy mô lao động X8 Người 3,122 0,693 4,50 0,000 3,977 0,943 4,22 0,000 3,45
Giới tính quản lý X9 -0,375 0,736 -0,51 0,611 -0,121 0,948 -0,13 0,898 1,00 Ngành nghề X10 4,867 1,555 3,13 0,002 5,510 2,012 2,74 0,006 3,40 Hằng số 15,958 3,902 4,09 0,000 16,240 5,315 3,06 0,002 R2 = 0,5013 F (10, 855) = 51,91 Prob > F = 0,0000 R2 = 0,4784 F (10, 855) = 45,30 Prob > F = 0,0000 (Nguồn: Phụ lục 3)
Và 4 biến độc lập khơng có ý nghĩa thống kê đến ROE ở mức ý nghĩa 5% (giá trị P>|t| lớn hơn 0,05), do đó ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến ROE gồm: Tỷ lệ nợ phải thu (X2); Tỷ lệ đầu tư TSCĐ (X3); Thời gian hoạt động (X7); Giới tính người quản lý (X9).
Phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROA:
ROA = 15,958 + 0,714X4 – 9,493X5 + 6,780X6 + 3,122X8 + 4,867X10 + ε (4.3) Phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROE:
ROE = 16,240 + 0,244X1 + 0,911X4 – 11,148X5 + 7,670X6 + 3,977X8
+5,510X10 + ε (4.4)
4.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tỷ lệ nợ phải trả (X1): Ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến ROE với hệ số
hồi quy là +0,244 (phù hợp với kỳ vọng về dấu). Do đó, tỷ lệ nợ phải trả có quan hệ cùng chiều với ROE. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ nợ phải trả tăng thêm 1% thì ROE của DNNVV sẽ tăng thêm 0,244%. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Gill, Biger và Mathur (2011); Olutunla và Obamuyi, 2008. Có thể lý giải như sau:
Tỷ lệ nợ phải trả trung bình tại DNNVV tỉnh Kiên Giang khá thấp, chỉ là 14,86%, nên việc tăng tỷ lệ nợ phải trả, tức là tăng cường địn bẩy tài chính sẽ giúp tăng hiệu quả. Do đó, các DNNVV tỉnh Kiên Giang cần tiếp tục tăng nợ phải trả hợp lý để hoạt động có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy, tỷ lệ nợ phải trả ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến ROA.
Tỷ lệ nợ phải thu (X2): Ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến ROA và
ROE. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Teruel và Solano (2007), Marian Siminica và cộng sự (2011), Simerly và Li (2000), Maleya và Muturi (2013). Nguyên nhân tỷ lệ nợ phải thu ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến TSSL là do tỷ lệ nợ phải thu trung bình trong mẫu nghiên cứu này là 4,80%, ở mức thấp nên chưa thực sự có tác động thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, nên chưa ảnh hưởng đến TSSL của DNNVV tỉnh Kiên Giang.
Tỷ lệ đầu tư TSCĐ (X3): Ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến ROA, ROE. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), R. Zeitun và G. G. Tian (2007).
Có thể lý giải như sau: Tỷ lệ đầu tư TSCĐ trung bình trong mẫu nghiên cứu này là 58,22%, ở mức vừa phải. Hơn nữa, TSCĐ của các DNNVV tỉnh Kiên Giang chủ yếu là những TSCĐ thông thường như đất đai, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển đã sử dụng lâu, cũ kỹ (Hiệp hội DN tỉnh Kiên Giang, 2016), nên hầu như ít ảnh hưởng đến TSSL của DN.
Từ kết quả này, các DN cần tăng đầu tư TSCĐ trong đó chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TSCĐ để nâng cao TSSL.
Tỷ lệ chi phí quản lý (X4): Ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến ROA, ROE
với hệ số hồi quy lần lượt là +0,714 và +0,911 (phù hợp với kỳ vọng về dấu). Tỷ lệ chi phí quản lý có quan hệ cùng chiều với ROA, ROE. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014).
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ chi phí quản lý tăng thêm 1% thì ROA, ROE của DNNVV sẽ tăng thêm tương ứng là 0,714% và 0,911%. Do vậy, DN cần đầu tư nhiều hơn vào khâu bán hàng và quản lý để đẩy mạnh bán hàng, khuyến khích quản lý DN tốt hơn, nâng cao TSSL cho DN.
Quy mô DN (X5): Ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến ROA, ROE với hệ số
hồi quy lần lượt là – 9,493 và – 11,148 (phù hợp với kỳ vọng về dấu). Quy mơ DN có ảnh hưởng ngược chiều đến ROA, ROE, phù hợp với nghiên cứu của Saeedi và Mahmoodi (2011) cho rằng ROA bị ảnh hưởng ngược chiều bởi quy mơ DN. Trong mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL của DNNVV tỉnh Kiên Giang được đề cập trong đề tài này thì quy mơ DN là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến TSSL của DN. Kết quả này ngược với nghiên cứu của Teruel và Solano (2007); R. Zeitun và G. G. Tian (2007); Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) cho rằng quy mơ DN có tác động cùng chiều với TSSL của DN. Nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yuqi (2008) khi cho rằng quy mơ DN có tác động ngược chiều đến TSSL của DN.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu ln(tổng tài sản của DN) tăng thêm 1 đơn vị, tức là tổng tài sản của DN tăng thêm 2,718 lần, thì ROA, ROE của DN sẽ giảm đi tương ứng 9,493% và 11,148%.
Có thể lý giải TSSL có quan hệ ngược chiều với quy mô DN tại DNNVV tỉnh Kiên Giang là do: (i) tài sản đưa vào sử dụng phải mất một thời gian mới có thể tạo ra lợi nhuận nên thông thường tài sản tăng lên trước rồi lợi nhuận mới tăng theo; Hoặc (ii) khả năng quản lý và kiểm soát của DN chưa tốt, chưa khai thác được lợi thế nhờ quy mô nên tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.
Quy mơ doanh thu (X6): Ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến ROA, ROE với
hệ số hồi quy lần lượt là +6,780 và +7,670 (phù hợp với kỳ vọng về dấu). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Teruel và Solano (2007), Olutunla và Obamuyi (2008), Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011).
Quy mô doanh thu có quan hệ cùng chiều với TSSL của DN và là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn xếp ở vị trí thứ hai, sau quy mơ DN, đến TSSL của DNNVV tỉnh Kiên Giang. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu ln(doanh thu thuần) tăng thêm 1 đơn vị, tức là doanh thu thuần tăng thêm 2,718 lần, thì ROA, ROE của DN sẽ tăng thêm tương ứng 6,780% và 7,670%.
Thời gian hoạt động (X7): Ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến ROA,
ROE ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thi Phương Thảo (2014), Henrik Hansen và cộng sự (2002), Panco, R., and Korn, H (1999), Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011).