Quá trình đánh giá xếp loại học sinh ở trƣờng học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của học sinh trung học cơ sở tại các xã ven biển thành phố quảng ngãi (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 3 : THẢO LUẬN KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.7 Quá trình đánh giá xếp loại học sinh ở trƣờng học

Tổng hợp kết quả nguyên nhân bỏ học của trẻ cho thấy rằng lý do trẻ bỏ học chủ yếu là “trẻ không kịp kiến thức trên lớp nên không muốn tiếp tục đến trƣờng”. Điều này không những xảy ra đối với những trẻ có kết quả học tập yếu kém mà cịn xảy ra đối với những trẻ có kết quả học tập trung bình và khá. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ bỏ học có kết quả học lực yếu kém chỉ chiếm 35% tổng số trẻ bỏ học, số học sinh có học lực trung bình chiếm đến 50% trong tổng số trẻ, thậm chí số trẻ có kết quả học tập khá chiếm 15% tổng thể.

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả nguyên nhân bỏ học của trẻ theo đối tƣợng phỏng vấn trẻ em

Nguyên nhân bỏ học Tỷ lệ

Học kém/chán học/không theo kịp bạn bè 52/75

Phải lao động 10/75

Không muốn học, muốn tham gia lao động 11/75

Thƣờng xuyên đau ốm 2/75

Tổng cộng 75/75

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả điều tra

Kết quả khảo sát 12 giáo viên tại 6 trƣờng THCS trên địa bàn khảo sát, 7/12 giáo viên sử dụng cụm từ trẻ “ngồi nhầm lớp” để giải thích cho hiện tƣợng trẻ không không theo kịp kiến thức trên lớp. Đánh giá sai học lực của học sinh, đặc biệt những học sinh không đủ điều kiện lên lớp sẽ gây ra hiện tƣợng trẻ không theo kịp các kiến thức ở các lớp tiếp theo. Đánh giá xếp loại học lực học sinh THCS đƣợc quy định tại Thông tƣ số 58/2011/TT- BGDĐT ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2011 bởi Bộ Giáo dục và đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các trƣờng áp dụng Thông tƣ này vào đánh giá và xếp loại học sinh THCS nhƣng điều chỉnh tỷ lệ xếp loại học lực trẻ theo một số chỉ tiêu quy định. Kết quả

khảo sát 3/4 giáo viên thuộc 4 trƣờng THCS đạt công nhận trƣờng chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là trƣờng chuẩn) cho biết rằng bên cạnh các trƣờng dựa vào Thông tƣ 58 đế đánh giá xếp loại học sinh thì các trƣờng bị một số chỉ tiêu chi phối làm cho q trình đánh giá học lực của học sinh khơng khách quan. Đối với trƣờng chuẩn, theo Thông tƣ số 47/2012/ TT-BGĐT về “Ban hành Quy chế công nhận trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng trung học phổ thơng có nhiều cấp đạt chuẩn quốc gia” ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo Dục, quy định tỷ lệ học sinh bỏ học và lƣu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học khơng q 1% (Phụ lục 8). Dựa vào các chỉ tiêu này, nếu nhƣ tỷ lệ học sinh lƣu ban, bỏ học và số học sinh yếu và kém cao hơn mức trần quy định thì các trƣờng sẽ điều chỉnh bằng cách nâng mức xếp hạn học lực của trẻ. Có 2/4 trƣờng chuẩn quốc gia cho rằng tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng biển khá cao so với mặt bằng chung các trƣờng ở vùng đồng bằng, nếu khống chế tỷ lệ học sinh bỏ học ở mức 1% thì hầu nhƣ các trƣờng khó có thể đạt đƣợc chỉ tiêu. Chính vì vậy nếu nhƣ tỷ lệ bỏ học của học sinh vƣợt tỷ lệ trần quy định thì các trƣờng sẽ đối phó bằng cách liệt kê những học sinh bỏ học thành chuyển trƣờng đến địa phƣơng khác, và số học sinh lƣu ban cộng với số học sinh nghỉ học đã đƣợc điều chỉnh nếu vƣợt quá chỉ tiêu 5% sẽ đƣợc xếp loại lại để có thể lên lớp. Bên cạnh đó, thực tế địa phƣơng cho thấy rằng phụ huynh không muốn đầu tƣ giáo dục nếu nhƣ trẻ lƣu ban và ngay cả bản thân trẻ cũng không muốn đến trƣờng nếu nhƣ trẻ không đƣợc lên lớp, do vậy nếu trẻ bị lƣu ban thì khả năng cao trẻ sẽ nghỉ học làm tăng tỷ lệ bỏ học ở các trƣờng bị ràng buộc chỉ tiêu này ở mức chỉ 1%. Ngoài ra, tỷ lệ bỏ học cao dẫn đến các xã không đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS, cũng là yếu tố là cho các trƣờng hạn chế tình trạng bỏ học của trẻ thơng qua giảm tỷ lệ lƣu ban bằng cách cho trẻ đƣợc lên lớp. Trong 6 xã ven biển, có 5 xã đạt chuẩn phổ cập THCS, chỉ duy nhất xã Nghĩa An vẫn chƣa đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS-đây là địa phƣơng có tỷ lệ bỏ học cao nhất và chiếm đến 50% tỷ lệ trẻ bỏ học ở 6 địa phƣơng ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng giải pháp để cũng cố kiến thức cho những trẻ “ngồi nhầm lớp” chính là phụ đạo cho trẻ. Theo các giáo viên đƣợc phỏng vấn, giải pháp này khơng mang lại hiệu quả vì trẻ bị ngồi “nhầm lớp” trong một thời gian dài đã mất kiến thức căn bản từ nhiều năm trong khi đó kiến thức phụ đạo chỉ bao hàm nội dung chƣơng trình đang học, do vậy khơng thu hút đƣợc trẻ đến lớp. Bên cạnh đó, tâm lý trẻ khơng muốn tham dự các lớp

dành cho học sinh cá biệt cho nên tỷ lệ trẻ tham dự các lớp này rất ít. Có 2/6 trƣờng đổi từ hình thức phụ đạo học sinh yếu sang phụ đạo cho cả lớp nhƣng mục đích vẫn hƣớng đến học sinh có học lực kém hơn, kết quả vẫn không thu hút đƣợc học sinh đến lớp. Cô Nguyễn Ngọc Minh N (Tịnh Hịa) có gần 5 năm trong việc củng cố kiến thức cho học sinh “ngồi nhầm lớp” cho rằng không đợi đến bậc THCS trẻ mới “ngồi nhầm lớp”, thực tế trẻ “ngồi nhầm lớp” ở giai đoạn tiểu học, việc phụ đạo kiến thức ở những năm đầu của bậc THCS hầu nhƣ chỉ để ôn tập những kiến thức của bậc tiểu học.

“Ngồi nhầm lớp” là nguyên nhân trẻ không theo kịp kiến thức ở trƣờng, kết quả khảo sát cho thấy rằng tình trạng đi học không chuyên cần của trẻ cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả học tập của trẻ. Tình trạng đi học khơng chun cần xảy ra do trẻ tham gia lao động hộ gia đình hoặc làm thuê cho các chủ sử dụng lao động tại địa phƣơng (đã đề cập ở mục 3.6). Ngoài ra, trẻ đi học khơng chun cần vì dành q nhiều thời gian để chơi game online hoặc truy cập internet. Tỷ lệ trẻ sử dụng thời gian để chơi điện tử hoặc truy cập internet chiếm tỷ lệ cao trong mẫu (38/75) trẻ, kết quả khảo sát cho thấy mạng xã hội và trò chơi điện tử là hai yếu tố trẻ sử dụng nhiều nhất chiếm đến 87% và 76% trẻ. Tính trung bình mỗi ngày trẻ trải qua 3,5 giờ để chơi game và truy cập internet, thời gian này chiếm gần hết khoản thời gian sau giờ đến trƣờng của trẻ. Hơn 50% (30/55) trẻ có thời gian giải trí hơn 4 giờ/ngày (phụ lục 9). Bên cạnh các điểm truy cập internet cơng cộng, sự sẵn có của các thiết bị truy cập internet ở các hộ gia đình, và một số trẻ cịn sở hữu thiết bị thông minh là nguyên nhân làm giảm tập trung vào học tập (phụ lục 10).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của học sinh trung học cơ sở tại các xã ven biển thành phố quảng ngãi (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)