Kiểm định nhân tố KMO và Barlett
Hệ số KMO .720
Kiểm định Barlett Giá trị kiểm định thống kê (Approx. Chi-Square) 271.057
Df 3
Sig. .000
Dựa vào bảng giải thích biến thì có 1 nhân tố được rút ra với hệ số Eigenvalue = 2.242 lớn hơn 1 và 1 nhân tố này giải thích được 74.737% biến thiên dữ liệu (Xem thêm phụ lục 9)
Sau khi sử dụng phương pháp trích Principal Component và phép quay Varimax, kết quả đạt được như sau: 3 biến quan sát của thang đo sự hài lòng của khách hàng được gom thành 1 nhân tố. Lần lượt xem xét sự phù hợp của từng biến quan sát, ta thấy rằng tất cả biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5. Như vậy là thang đo này đạt yêu cầu.
4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mơ hình lý thuyết được trình bày ở Chương 2 có 6 khái niệm nghiên cứu, là những cảm nhận của khách hàng về (1) thành phần đồng cảm, (2) thành phần tin cậy, (3) thành phần hữu hình, (4) thành phần đáp ứng, (5) thành phần năng lực phục vụ” và (6) sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng. Trong đó sự hài lịng của khách hàng là khái niệm phụ thuộc và 5 khái niệm còn lại là khái niệm độc lập và được giả định là các yếu tố tác động vào sự hài lòng của khách hàng.
4.3.1 Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đồng thời xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi
Phương trình hồi quy với hệ số beta chuẩn hoá được viết dưới dạng như sau:
Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5
Trong đó :
Y : Sự hài lòng của khách hàng X1 : Phương tiện hữu hình X2 : Năng lực phục vụ X3 :Đáp ứng
X4 : Đồng cảm X5 : Tin cậy β0 : hằng số
β1 β5 : hệ số hồi quy riêng phần ứng với các biến độc lập Xi