CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tái nghèo
2.4.8 Vay tín dụng
Hộ nghèo đa phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khi mà quy mơ đất ít thì họ cần có vốn để cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, người nghèo ít hoặc khơng có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng chính thức từ Chính phủ. Họ thường vay mượn tiền thơng qua nguồn tín dụng phi chính thức vì khơng gặp nhiều khó khăn trong thủ tục hành chính, khơng mất nhiều thời gian tuy nhiên họ sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi khơng có gì đảm bảo cho họ.
Theo Waheed (1996), trích trong Đinh Phi Hổ (2008), thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, thu nhập hộ gia đình thấp và tiết kiệm thấp. Mức tiết kiệm thấp làm cho hộ gia đình thiếu hụt vốn đầu tư dẫn đến thu nhập thấp. Thiếu vốn nên người nghèo không thể mua được nguyên liệu phục vụ sản xuất như giống, vật ni, vật tư, đầu tư máy móc, thiết bị tàu ghe lớn ... nên khó có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hay khai thác. Do vậy, để đảm bảo đủ vốn cho sản xuất, khai thác, người dân phải vay thêm vốn để thốt khỏi vịng luẩn quẩn nghèo đói. Tuy nhiên, các hộ nghèo thường khó vay được vốn từ phía thị trường với lãi suất thấp do khả năng trả nợ của họ không được đánh giá cao, họ cần một nguồn vốn hỗ trợ vượt nghèo từ các định chế chính thức.
Theo nghiên cứu nghèo tại 605 hộ gia đình tại 01 thị xã và 03 huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận của Võ Tất Thắng (2004), số tiền trung bình vay ở nhóm nghèo và nhóm khá nghèo lần lượt là 2.830 ngàn đồng, 4.767 ngàn đồng, trong khi đó, ở nhóm khá giàu và giàu lần lượt là 15.895 ngàn đồng, 18.031 ngàn đồng. Điều này cho thấy các hộ thuộc nhóm càng giàu sẽ có xu hướng vay tiền càng cao.
Hiện nay, có nhiều nguồn tín dụng giúp cho người nghèo thốt nghèo thơng qua các chương trình, dự án quốc gia về xóa đói giảm nghèo, nhưng vẫn cịn rất nhiều
người nghèo khơng thể tiếp cận được các nguồn tín dụng này. Những hộ gia đình nghèo lại ít có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ Chính phủ.