CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được tác giả sử dụng là các hộ dân đã thốt nghèo và tình trạng hiện tại có thể vẫn thốt nghèo hoặc bị tái nghèo. Sử dụng công thức chọn mẫu điều tra (N) theo Tabachnick và Fidell, 1996:
N=50+8*n
Trong đó: n là số biến độc lập.
Tác giả đưa ra 9 biến độc lập bao gồm: Tuổi chủ hộ, Giới tính chủ hộ, Học vấn chủ hộ, Việc làm, Quy mơ hộ gia đình, Số người phụ thuộc, Diện tích đất sản xuất, Vay tín dụng, Số tiền hỡ trợ. Như vậy, số mẫu điều tra = 50 + 8*9 = 122 quan sát. Để kết quả điều tra được chính xác hơn và trừ sai số, tác giả chọn 220 quan sát để điều tra ở các xã, thị trấn thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Dựa vào danh sách hộ
gia đình đã từng nghèo trước đây ở từng xã, thị trấn được Chi cục Thống kê huyện Lai Vung cung cấp, qua đó tác giả chọn ngẫu nhiên số quan sát ở từng xã, thị trấn và tổng số quan sát cả 11 xã, thị trấn là 220 quan sát. Cụ thể số lượng quan sát đại diện ở từng xã, thị trấn ở bảng sau:
Bảng 3.1 Số lượng quan sát ở từng xã, thị trấn
STT Xã, thị trấn Số hộ Số quan sát 1 Thị trấn Lai Vung 2,385 10 2 Hòa Long 2,631 10 3 Hòa Thành 2,159 12 4 Tân Dương 2,697 20 5 Long Thắng 3,245 20 6 Long Hậu 5,151 22 7 Tân Thành 3,944 19 8 Tân Phước 3,174 13 9 Vĩnh Thới 3,799 26 10 Tân Hòa 3,391 25 11 Định Hòa 2,509 19 12 Phong Hòa 4,464 24 Tổng cộng 39,549 220
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lai Vung và tác giả tổng hợp (2016).
Cách thức điều tra: Từ tháng 4/2017 đến tháng 10/2017, tiến hành điều tra tại các xã thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nguồn số liệu chính để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất tái nghèo của hộ gia đình ở huyện Lai Vung. Bảng khảo sát các hộ được tác giả thiết kế theo các chỉ tiêu các biến nghiên cứu theo giả thuyết có tác động lên khả năng tái nghèo của hộ dân.