Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế nghiên cứu thực nghiệm các công ty niêm yết tại TTCK việt nam (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Trong nghiên cứu này vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

Hạn chế trong các đo lường biến số “Hành vi tránh thuế”

Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường hành vi tránh thuế dựa trên 2 cách là thuế suất hiệu dụng (effective tax rate – ETRs) và chênh lệch trong lợi nhuận chịu thuế thực tế và sổ sách (book–tax gap - BTGs). Đây là các phương pháp mà số liệu chủ yếu phụ thuộc vào dữ liệu kế toán (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ) của doanh nghiệp. Do đó, các hành

vi tránh thuế chưa được phát hiện một cách đầy đủ nhất. Việc đo lường các biến đại diện cho hành vi tránh thuế, nếu được sử dụng trên các “báo cáo thuế” của doanh nghiệp thì mức độ chính xác sẽ gia tăng. Tuy vậy các “báo cáo thuế” của các doanh nghiệp tại Việt Nam thì rất khó, hoặc khơng thể tiếp cận.

Hạn chế trong mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu rất hạn chế trong việc mở rộng mẫu nghiên cứu, bởi vì dữ liệu cơ cấu cổ đông (tỷ lệ sở hữu) của doanh nghiệp trong nghiên cứu được tác giả thu thập bằng tay, đồng thời dữ liệu thiếu sự đồng bộ, do vậy, nghiên cứu rất hạn chế trong việc mở rộng mẫu nghiên cứu. Do đó, với mẫu nghiên cứu chỉ với 111 công ty cổ phần niêm yết trên HOSE và HNX là một con số thực sự hạn chế. Vì vậy cần có cỡ mẫu lớn hơn để có thể trả lời chính xác hơn về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hành vi tránh thuế của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam. Ngồi ra, việc quản lý việc cơng bố thông tin cịn yếu kém nên các dữ liệu cơng bố của doanh nghiệp chưa thực sự theo một chuẩn mực dẫn đến việc thu thập dữ liệu tại Việt Nam rất khó khăn và tính chính xác khó đảm bảo. Đặt biệt là các quy định về báo cáo thường niên khơng chặt chẽ, dẫn đến các có rất nhiều doanh nghiệp mà thông tin về cơ cấu cổ đông bị thiếu, không đầy đủ thơng tin. Ngồi ra, tác giả cũng chỉ tập trung vào các công ty đang niêm yết mà chưa tập trung vào nhóm các cơng ty chưa niêm yết. Các doanh nghiệp chưa niêm yết bị giới hạn về mặt dữ liệu, tuy nhiên, các doanh nghiệp này không bị ràng buộc bởi các chế tài công bố thông tin, hoặc không bị giám sát bởi “yếu tố thị trường”, do đó, nhóm này có thể hành vi tránh thuế còn diễn ra với mức độ cao hơn.

Giai đoạn nghiên cứu

Nghiên cứu rất hạn chế trong việc mở rộng giai đoạn nghiên cứu, theo đó, nghiên cứu chỉ đi vào giai đoạn từ 2010 đến 2016, đây là giai đọan mà nền kinh tế vĩ mô Việt Nam cũng có nhiều biến động với các vấn đề nội tại của kinh tế nước nhà (lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế thấp)… Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động rất mạnh và chịu sự chi phối của các rủi ro mang tính chất hệ thống. Do đó, hoạt

động của các doanh nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố và các yếu tố này có thể tác động lên hành vi tránh thuế mà các biến kiểm sốt trong mơ hình khơng thể nắm bắt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế nghiên cứu thực nghiệm các công ty niêm yết tại TTCK việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)