CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Thu thập dữ liệu nghiên cứu Các biến được sử dụng trong Luận văn
Những doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu phải thoả mãn các tiêu chí chọn mẫu được đề cập ở mục 3.1. Các mơ hình nghiên cứu trong mục 3.2 được hồi quy tuyến tính chéo chuỗi thời gian (time series cross sectional regresstion) với các biến được sử dụng nhằm thể hiện đặc điểm công ty và thị trường Việt Nam, cụ thể:
Leverage (đòn bẩy doanh nghiệp) là tỷ số của tổng nợ trên giá trị sổ sách
của tổng tài sản. Tỷ số này nói lên cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, xem xét liệu rằng doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là nợ vay hay vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. Thông thường, tuỳ theo môi trường ngành và các đặc điểm riêng biệt, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cấu trúc vốn khác nhau. Đây là biến phụ thuộc của mơ hình ước lượng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy doanh nghiệp gồm các nhân tố sau, việc xác định các nhân tố này hồn tồn có cơ sở và đảm bảo tính cốt yếu, dựa trên nền tảng nghiên cứu về cấu trúc vốn có liên quan đến đề tài:
Size (quy mơ doanh nghiệp) là logarit tự nhiên của giá trị sổ sách của tổng
tài sản, với năm gốc là năm 2007. Quy mơ thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp cũng như cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy. Một doanh nghiệp có lợi thế về quy mô sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường tài chính để huy động các nguồn vốn từ bên ngồi. Dưới góc nhìn tài chính, thì cơng ty có quy mơ càng lớn, thường đa dạng hố tốt hơn và có xác suất thất bại thấp hơn, do đó các doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn sẽ sử dụng nhiều nợ hơn, theo quan điểm của Harris và Raviv (1991), Rajan và Zingales (1995).
Profitability (khả năng sinh lợi) là tỷ số của thu nhập trước lãi vay, trước thuế và trước khấu hao (EBITDA - earnings before interest, taxes, depreciation and
amortization) trên giá trị sổ sách của tổng tài sản. Khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp liên quan đến ba khía cạnh. Một là, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi sử dụng các nguồn tài trợ bên trong và bên ngồi. Hai là, nói lên sức mạnh tài chính - dịng tiền doanh nghiệp tạo ra có đảm bảo được áp lực chi trả (nợ vay, cổ tức) trong tương lai hay không. Ba là, lợi nhuận doanh nghiệp càng cao thì khả năng
doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ thay vì các nguồn vốn bên ngoài khác. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, doanh nghiệp sinh lợi tốt sẽ có xác suất phá sản thấp (Fama và French, 2002), do đó các doanh nghiệp sinh lợi tốt thường vay nợ nhiều hơn để nhận lợi ích khấu trừ thuế (La Rocca và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, theo thuyết trật tự phân hạng vốn (Myers, 1984) các doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ thay vì huy động tài trợ từ bên ngồi. Andres và cộng sự (2014) lập luận rằng nếu đầu tư là cố định, khả năng sinh lợi cao hơn sẽ giảm tài trợ bên ngồi vì doanh nghiệp lo ngại tốn kém chi phí thơng tin. Lập luận này được ủng hộ bằng kết quả nghiên cứu của Campello và Giambona (2013), hệ số ước lượng của khả năng sinh lợi mang dấu âm. Vì vậy, Luận văn kỳ vọng sẽ tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ đòn bẩy.
Q (Tobin's Q) là tỷ số của giá trị thị trường của tổng tài sản trên giá trị sổ
sách của tổng tài sản. Đây hệ số thể hiện khả năng tài chính và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Myers (1977), Rajan và Zingales (1995) thì các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thường có xu hướng sử dụng ít nợ, thay vào đó là sử dụng tài trợ từ vốn cổ phần để tránh vấn đề đầu tư dưới chuẩn "under-investment".
Earnings Volatility (biến động lợi nhuận) là tỷ số của độ lệch chuẩn thu
nhập trước lãi vay, trước thuế và trước khấu hao trên giá trị sổ sách của tổng tài sản. Một doanh nghiệp có biến động lợi nhuận càng cao sẽ có xu hướng ưu tiên tài trợ nội bộ hoặc sử dụng vốn chủ sở hữu để giảm gánh nặng tài chính phải trả cho các chủ nợ. Campello và Giambona (2013) lập luận rằng, biến động dịng tiền có thể làm gia tăng chi phí kiệt quệ tài chính, do đó độ nhạy cảm của dịng tiền càng cao doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm tỷ lệ nợ mục tiêu.
Bài nghiên cứu tập trung vào vai trò của tài sản hữu hình và các yếu tố cấu thành của tài sản hữu hình, cụ thể:
Overall Tangibility (tổng tài sản hữu hình) là thước đo tiêu chuẩn cho tồn
đánh đổi cấu trúc vốn đều chứng minh rằng Tài sản hữu hình là nhân tố có tác động dương đến cấu trúc vốn. Theo Rajan và Zingales (1995), tài sản hữu hình có đặc tính giữ được giá trị khi thanh lý và giúp làm giảm các chi phí đại diện, do đó tác giả khuyến nghị các doanh nghiệp có nhiều tài sản hữu hình nên duy trì địn bẩy cao. Vai trò quan trọng của tài sản hữu hình cịn được cơng nhận qua nghiên cứu của Scott (1977) cho thấy các công ty không thể cung cấp tài sản bảo đảm phải trả lãi vay cao hơn hoặc buộc phải phát hành cổ phiếu thay vì sử dụng nợ.
Như đã đề cập ở mục tiêu nghiên cứu, luận văn tiến hành phân chia Overall
Tangibility thành các nhóm yếu tố hình thành bao gồm:
Land & Building (đất đai và nhà cửa) là tỷ số của giá trị sổ sách ròng của
đất đai và nhà trên giá trị sổ sách của tổng tài sản. Các yếu tố này cịn được gọi là bất động sản, ít phụ thuộc vào đặc trưng của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp lâm vào kiệt quệ tài chính, những tài sản trên có thể dễ dàng được chuyển nhượng với giá trị không bị sụt giảm đáng kể. Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng vay vốn của doanh nghiệp.
Machinery & Equipment (máy móc và trang thiết bị) là tỷ số của giá trị sổ
sách rịng của máy móc và thiết bị trên giá trị sổ sách của tổng tài sản. Nhóm động sản này phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề hoạt động cũng như những đặc trưng riêng của doanh nghiệp, và dễ bị mất giá khi trải qua thanh lý, nhất là khi thanh lý cho những đối tượng bên ngồi ngành.
Other Tangibles (tài sản hữu hình khác) là tỷ số của tài sản hữu hình khác
trên giá trị sổ sách của tổng tài sản.
Vì cả ba nhóm tài sản hữu hình được phân chia từ tổng tài sản hữu hình, do đó Luận văn kỳ vọng có thể tìm thấy tác động dương của các nhân tố này đến tỷ lệ đòn bẩy.
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến được sử dụng và kỳ vọng dấu tương ứng
Biến nghiên cứu Cơng thức tính tốn Kỳ vọng dấu
Leverage Tổng nợ/giá trị thị trường tổng tài
sản biến phụ thuộc
OverallTangibility Tổng tài sản hữu hình/giá trị sổ
sách tổng tài sản +
Land & Building Giá trị sổ sách đất đai và nhà/giá
trị sổ sách tổng tài sản +
Machinery & Equipment Giá trị sổ sách máy móc và thiết
bị/giá trị sổ sách tổng tài sản +
OtherTangibles Các tài sản hữu hình khác/giá trị
số sách tổng tài sản +
Size Logarit tự nhiên của giá trị thị
trường tổng tài sản +
Profitability
Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao/giá trị sổ sách tổng tài sản
-
Q Giá trị thị trường tổng tài sản/giá
trị sổ sách tổng tài sản -
EarningsVolatility
Độ lệch chuẩn thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao/giá trị sổ sách tổng tài sản
-
Trên đây là các biến chính được sử dụng trong luận văn để nghiên cứu mối quan hệ giữa địn bẩy với tài sản hữu hình và các yếu tố cấu thành nên tài sản hữu hình, theo các mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp. Các bước kiểm định sẽ được trình bày cụ thể trong phần thống kê mơ tả của Chương 4.