Tác giả Mẫu và nơi thu thập số liệu Các yếu tố ảnh hƣởng chính Mơ hình áp dụng PinLuarn,Hsin- HuiLin (2005) 180 người dùng ở Đài Loan sự tin cậy, nhận thức tính tự hiệu quả và chi phí tài chính
TPB kết hợp với TAM
Ja-Chul Gu, Sang- Chul Lee, Yung- Ho Suh (2009)
910 phiếu khảo sát qua internet của khách hàng tại ngân hàng WooriBank Hàn Quốc nhận thức hữu ích, sự tin tưởng và cảm nhận dễ sử dụng Mơ hình TAM Changsu Kim, Mirsobit Mirusmonov, In Lee(2009) 269 bảng câu hỏi được thu thập tại Hàn Quốc dễ sử dụng, tính hữu ích, khả năng tiếp cận và thuận tiện Mơ hình TAM mở rộng Riquelme và Rios (2010) 681 đáp viên đại cho người dân ở Singapore sự hữu ích, chuẩn mực xã hội, nhận thức rủi ro TAM, TPB, và IDT Sripalawat và cộng sự (2011) 195 bản câu hỏi được thu thập qua khảo sát online ở Thái Lan tiêu chuẩn chủ quan là yếu tố có ảnh hưởng nhất, sau đó là cảm nhận về tính hữu ích và sự tự chủ. TAM và TPB
16
Ulun
Akturan, Nuray Tezcan, (2012)
435 sinh viên đại học chưa sử dụng mobilebanking
cảm nhận dễ sử dụng và thái độ, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro bảo mật / quyền riêng tư và thái độ đã được phát hiện. Mơ hình Tam mở rộng Slade và cộng sự (2015) 268 phiếu khảo sát tại Anh nhận thức tính hữu ích và nhận thức dễ sử dụng Mơ hình SEM Hiram Ting, Yusman Yacob, Lona Liew và Wee Ming Lau (2015) 311 bảng câu hỏi được thu thập từ người Mã Lai và người Hoa ở Malaysia sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, sự tin tưởng và sự an tồn Mơ hình TPB Francisco Liébana- Cabanillas, Veljko Marinkovic, Iviane Ramos de Luna, Zoran Kalinic (2016) 191 phiếu trả lời hợp lệ nhận thức khả năng tương thích, nhận thức chủ quan, tính sáng tạo cá nhân, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích và nhận thức bảo mật Mơ hình TAM kết hợp phân tích SEM F.Munoz- Leiva,S.Climent- Climent,F.Liébana- Cabanillas (2016) 103 phiếu trả lời hợp lệ tại Châu Âu
tính dễ sử dụng, tính hữu ích, hình ảnh xã hội, sự tin tưởng và rủi ro Mơ hình TAM kết hợp lý thuyết khuếch tán sự đổi mới
17 Nhận thức dễ sử dụng Nhận thức tính hữu ích Nhận thức sự an toàn Ảnh hưởng xã hội
Sự đổi mới cá nhân
Ý định sử dụng dịch vụ thanh tốn di động -Giới tính -Tuổi -Học vấn -Thu Yeow Pooi Mun,
Haliyana Khalid, Devika Nadarajah (2017) 300 mẫu khảo sát từ bán đảo Malaysia nhận thức được tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức về độ tin cậy và ảnh hưởng xã hội Mơ hình TAM (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
2.2. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. 2.2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất 2.2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Như đã đề cập ở mục 2.1.3, có rất nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng mơ hình TAM để giải thích ý định sử dụng công nghệ của khách hàng. Theo Legris và cộng sự (2003), mơ hình TAM đã dự đốn thành cơng khoảng 40% việc sử dụng một hệ thống mới. Do vậy, nghiên cứu này lựa chọn ứng dụng mơ hình TAM nhưng bổ sung thêm các nhân tố nhận thức sự an toàn, ảnh hưởng xã hội và sự đổi mới cá nhân nhằm làm tăng cao khả năng giải thích của mơ hình. Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét các yếu tố về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, thu
18
nhập, trình độ học vấn.
2.2.2. Khái niệm các nhân tố và giả thuyết nghiên cứu Nhận thức về sự hữu ích Nhận thức về sự hữu ích
Nhận thức hữu ích được định nghĩa là "niềm tin chủ quan của người tiêu dùng tiềm năng rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ tăng cường hiệu suất công việc trong bối cảnh tổ chức ”(Davis và cộng sự, 1989). Trong nhiều trường hợp, nhận thức hữu ích cũng đã được xem như là một lợi thế tương đối; vì lý do này, Rogers (2003) coi nó là "Mức độ mà một sự đổi mới được coi là tốt hơn so với công nghệ cũ ”.Trong bối cảnh thanh tốn điện tử, nhận thức hữu ích sẽ cho biết việc sử dụng quy trình thanh tốn điện tử có thể hữu ích cho người sử dụng. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhận thức hữu ích trong bối cảnh các cơng nghệ mới thể hiện các kết quả và kết luận khác nhau. Một số các nghiên cứu cho kết quả yếu tố này có tác động tích cực đến ý định sử dụng (Pham & Ho, 2015), trong khi những người khác khơng cho thấy kết quả tích cực cho mối quan hệ này (Li, Liu, & Heikkilä, 2014). Theo Davis và cộng sự (1989), tính hữu ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng của người dùng cơng nghệ thơng tin. Cũng có một số bằng chứng thực nghiệm nhất định trong tài liệu công nghệ di động liên quan đến ý định của người dùng sử dụng công nghệ di động (Au & Kauffman, 2008; Mallat, 2007; Ondrus) & Pigneur, 2006). Người dùng sẽ sử dụng hệ thống thanh toán di động khi họ tìm thấy hệ thống này hữu ích cho nhu cầu giao dịch hoặc tài chính của họ. Do đó, giả thuyết thứ nhất được phát biểu như sau:
Giả thuyết H1: nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Nhận thức dễ sử dụng
Khái niệm nhận thức dễ sử dụng của một cá nhân liên quan đến hoạt động đơn giản, dễ dàng của một hệ thống nhất định (Davis, 1989). Mặt khác, nhận thức dễ sử dụng được coi là kỹ năng nhận thức để tiếp cận những thách thức đặt ra bởi các hệ thống thông tin (Venkatesh và Davis, 2000). Nó được kết hợp với đánh giá
19
của người dùng về nỗ lực liên quan đến việc sử dụng công nghệ theo thời gian (Venkatesh, 2000). Nhận thức dễ sử dụng là quan trọng nhất và cũng là tiền đề được tiếp cận rộng rãi nhất trong khi đánh giá việc chấp nhận thanh toán di động (Dahlberg et al., 2015) và ngân hàng di động (Baptista và Oliveira, 2016; Shaikh và Karjaluoto, 2015). Hai biến này bắt nguồn từ mơ hình TAM nổi tiếng (Davis, 1989) và chúng được coi là có liên quan, dự đốn đáng tin cậy về thái độ và ý định hướng tới việc sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào.
Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra bằng chứng liên quan giữa tính dễ sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ý định sử dụng công (Davis và cộng sự, 1989; Venkatesh & Davis, 1996, 2000; Agarwal & Prasad, 1999). Để khách hàng có thể chấp nhận sử dụng thanh tốn di động thì thanh tốn di động phải dễ học và dễ sử dụng. Do đó, giả thuyết thứ hai được phát biểu như sau:
Giả thuyết H2: tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Nhận thức sự an toàn
Nhận thức sự an toàn đề cập đến nhận thức về sự bảo mật chống lại rủi ro liên quan đến giao dịch trên thiết bị di động, đặc biệt là rủi ro rò rỉ dữ liệu bí mật sẽ dẫn đến tổn thất tài chính (Ooi và Tan, 2016). Đây là một trong những lý do chính khiến nhận thức sự an toàn được coi là một yếu tố cơ bản trong việc áp dụng công nghệ không dây mới. Yếu tố này là hồn tồn quan trọng để có các cơng cụ bảo vệ hệ thống thanh tốn chống lại hành động khơng mong muốn; đó là, khám phá những cách thức để người tiêu dùng cảm thấy an tồn khi sử dụng hệ thống thanh tốn. Shin (2009) đã tìm thấy nhận thức sự an tồn là yếu tố quyết định quan trọng nhất của ý định người dùng đối với dịch vụ ví điện thoại di động. Oliveira và cộng sự (2016) cũng báo cáo ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này đến dự định áp dụng thanh toán di động. Trong nghiên cứu so sánh của hai cơng nghệ thanh tốn di động khác nhau (SMS và NFC), ảnh hưởng đáng kể của nhận thức sự an toàn về ý định sử dụng đã được xác nhận trong cả hai trường hợp (Liébana-
20
Cabanillas và cộng sự, 2017). Do đó, giả thuyết thứ ba được phát biểu như sau:
Giả thuyết H3: nhận thức sự an tồn có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Ảnh hƣởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà người tiêu dùng nhận thấy rằng những người quan trọng khác (ví dụ: gia đình và bạn bè) tin rằng họ nên sử dụng công nghệ đặc biệt (Venkatesh et al., 2012). Nó phản ánh hiệu ứng các yếu tố môi trường như ý kiến của bạn bè, người thân, và cấp trên của người dùng về hành vi (Venkatesh et al., 2003), khi họ tích cực nó có thể khuyến khích người dùng chấp nhận dịch vụ thanh toán di động. Do đó giả thuyết thứ tư được phát biểu như sau:
Gỉa thiết H4: ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Nhận thức về sự đổi mới cá nhân
Kalinic và Marinkovic (2016) định nghĩa sự đổi mới cá nhân như "Sự sẵn sàng của một cá nhân để thử những điều mới, ví dụ,sản phẩm hoặc dịch vụ mới ”. Rogers (2003) trong lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, giải thích rằng những cá nhân sáng tạo hơn cũng có nhiều hoạt động hơn khi tìm kiếm thơng tin về các ý tưởng mới và họ áp dụng những đổi mới sớm hơn những người khác. Do đó, những cá nhân này trở nên có thẩm quyền hơn về mặt kỹ thuật. Ngồi ra, do năng lực kỹ thuật của họ, những người sớm chấp nhận sẽ xem xét sự phức tạp của những đổi mới cơng nghệ thơng tin ít phiền hà hơn những người khác, cho thấy ảnh hưởng trực tiếp lên nhận thức dễ dàng sử dụng các cải tiến công nghệ thông tin (Montazemi và Qahri-Saremi, 2015; Sam và cộng sự, 2014). Do đó, giả thuyết thứ năm được phát biểu như sau:
Giả thuyết H5: tính đổi mới cá nhân có ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
21
Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, yếu tố nhân khẩu học cũng được đưa vào nghiên cứu để xem có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ giữa các nhóm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập khác nhau hay không.
Nghiên cứu về sự chấp nhận và tiếp tục sử dụng công nghệ của Venkatesh và Morris (2000) kết luận rằng có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi khác nhau. Những người trẻ thường ưa thích sử dụng cơng nghệ hơn những người lớn tuổi. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng khách hàng nam có nhiều khả năng chấp nhận sử dụng công nghệ mới hơn so với khách hàng nữ. Nghiên cứu của Laforet và Li (2005); Monsuwe và cộng sự (2004) cũng cho ra kết quả tương tự.
Về thu nhập, nghiên cứu của Alafeef và cộng sự (2011) kết luận rằng thu nhập thấp là nguyên nhân khiến cho người Jordan né tránh sử dụng mobile banking. Nghiên cứu của Polatoglu và Ekin (2001) chỉ ra rằng những người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến là những người trẻ tuổi, giàu có và trình độ học vấn cao. Tương tự, Mattila và cộng sự (2003) cũng tìm thấy trình độ học vấn và thu nhập cao có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với sự chấp nhận ngân hàng trực tuyến của khách hàng ở Phần Lan.
Từ đó, giả thuyết 6 được phát biểu như sau:
H6.1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh tốn qua điện thoại thơng minh giữa nam và nữ.
H6.2: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thơng minh giữa các nhóm tuổi.
H6.3: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thơng minh giữa các nhóm trình độ học vấn.
H6.4: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thơng minh giữa các nhóm thu nhập.
22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã hệ thống hóa các cơ sơ lý thuyết liên quan đến đề tài như
Khái niệm về thanh toán điện tử, thanh toán qua điện thoại thông minh, các hình thức thanh tốn qua điện thoại thơng minh.
Các mơ hình nghiên cứu liên quan đến ý định hành vi của khách hàng, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước về ý định sử dụng dịch vụ thanh tốn qua điện thoại thơng minh của khách hàng cá nhân.
Dựa vào các ý thuyết trên, chương 2 đã đưa ra mơ hình nghiên cứu cho đề tài và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định.
23
CHƢƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TỐN QUA ĐIỆN THOẠI THƠNG MINH CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV ĐỒNG NAI.
Sau khi đưa ra được mơ hình nghiên cứu chính thức, để phân tích mức độ tác động của từng yếu tố, tác giả tiến hành xây dựng thang đo và thiết kế bảng khảo sát. Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha, sau đó tiến hành phân tích nhân tố EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,2009). Sau khi thang đo đã đạt độ tin cậy và các biến không phù hợp đã bị loại, tác giả tạo biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố. Trước khi thực hiện kiểm tra hồi quy, tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc, từ đó sẽ chọn những nhân tố độc lập thực sự có tương quan với nhân tố phụ thuộc và đưa những nhân tố này vào hồi quy.
Tình hình về quá trình triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh tại BIDV cũng được luận văn giới thiệu ở chương 3 phần 3.1. Nội dung phần 3.1 là thông tin thực tiễn để tác giả phân tích các kết quả con số xử lý thống kê về tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ qua điện thoại thông minh của khách hàng ở phần 3.2.
3.1. Giới thiệu ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam
3.1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam,...
24
- Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. - Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV).
- Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Hịa mình trong dịng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư¬ và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khơi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước,...
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều