2.2. Các bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn
2.2.2. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nahum Biger, Nam V. Nguyen và Quyen X. Hoang (2008)
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp chưa niêm yết tại Việt Nam trong hai năm 2002-2003, kết quả nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên cùng với quy mô của doanh nghiệp và tỷ lệ sở hữu của ban quản lý và địn bẩy tài chính tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời và lợi ích từ thuế phi nợ vay của DN. Địn bẩy tài chính cũng có tương quan với đặc điểm ngành của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính có tương quan âm với tài sản cố định và tương quan dương với cơ hội tăng trưởng, kết quả này trái ngược với các nghiên cứu ở các nước khác. Thuế thu nhập doanh nghiệp tác động âm và không đáng kể đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Tran Dinh Khoi Nguyen và N. Ramachandran (2006)
Nghiên cứu của Tran Dinh Khoi Nguyen và N. Ramachandran về cấu trúc vốn của các DNVVN tại Việt Nam đã chỉ ra rằng các DNVVN của Việt Nam chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Cấu trúc sở hữu cũng ảnh hưởng đến cách thức các DNVVN tài trợ cho hoạt động của mình. Cấu trúc vốn của các DNVVN tại Việt Nam có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, quan hệ thân thuộc và mối quan hệ với các ngân hàng; nhưng có quan hệ âm với tài sản cố định. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp không tác động đến cấu trúc vốn của các DNVVN Việt Nam. Tác động mạnh của các yếu tố như cấu trúc sở hữu của công ty, quy mô, mối quan hệ
23
với ngân hàng, và quan hệ thân thuộc phản ánh sự mất cân xứng trong tiến trình chu chuyển các nguồn tài chính ở các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
Nghiên cứu của Hidenobu Okuda, Lai Thi Phuong Nhung (2010)
Hidenobu Okuda và Lai Thi Phuong Nhung (2010) phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch TP.HCM và Sở giao dịch Hà Nội với dữ liệu từ năm 2006 – 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy. (1) Tỷ lệ nợ của các cơng ty niêm yết có thể được giải thích bởi lý thuyết Modigliani và Miller có điều chỉnh và lý thuyết Chi phí người đại diện (agency cost theory). (2) Để vay dài hạn các nguồn vốn từ bên ngồi, tài sản thế chấp đóng vai trị quan trọng, cho dù đó là cơng ty tốt và đã niêm yết. (3) Các cơng ty có vốn góp của nhà nước ít có động lực tận dụng được lợi ích từ thuế phải trả bằng cách đi vay nợ. (4) Trong việc huy động vốn dài hạn, các cơng ty có vốn góp của nhà nước được xem là ít rủi ro hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. (5) Khơng có sự khác biệt giữa các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn công ty niêm yết trên Sở giao dịch TP. HCM và Sở giao dịch Hà Nội. (6) Khi so sánh với các nghiên cứu của Nguyen (2006) và Biger (2008) về các DNVVN, thì cấu trúc vốn các cơng ty niêm yết có thể được giải thích bằng các lý thuyết tốt hơn. Từ những kết luận như trên, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về chính sách. (1) Việc bảo vệ nhà đầu tư bên ngoài cần được đẩy mạnh hơn nữa. (2) Cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình tự do hóa và cổ phần hóa khu vực ngân hàng.
Như vậy, mặc dù vấn đề phân tích cấu trúc vốn của doanh nghiệp ở trong nước đã được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu này được thực hiện trên hai nhóm DN: nhóm doanh nghiệp chưa niêm yết và nhóm DN niêm yết. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện việc so sánh quyết định cấu trúc vốn giữa DN niêm yết và DN chưa niêm yết. Hơn nữa, đa phần các nghiên cứu này đều tiếp cận theo phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc vốn tĩnh, trong khi đó các nghiên cứu định lượng cịn ít và hạn chế nhiều về phương pháp tiếp cận, chưa có nghiên cứu nào phân tích cơ chế điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của DN tại Việt Nam.
24