Chiến lược cường độ :

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược Công ty cổ phần may Việt Tiến. (Trang 27 - 29)

Là con chim đầu đàn trong ngành dệt may Việt nam nhưng Việt tiến luôn nố lực để gia tăng thị phần của mình, cải tiến vị thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hàng may măc thời trang đầy cạnh tranh với vô số các công ty trong nước và ngoài nước.

»

» Thâm nhập thị trường : Việt tiến gia tăng các nỗ lực marketing. Slogan của công ty là: “Hãy cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống với Việt tiến”, gây nhiều thiện cảm cho khách hàng. Việt Tiến đang thực hiện các phương thức quảng cáo, khuyến mại theo từng thời điểm thích hợp. Thời gian tới, Công ty sẽ lựa chọn một Công ty chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông để thực hiện các kế hoạch quảng cáo truyền thông và khuyến mãi mang tính chuyên nghiệp, phù hợp với hướng phát triển của Công ty. Công ty xây dựng thương hiệu là đem đến cho người tiêu dùng những mong muốn ước ao nghe, nhìn, cảm nhận, tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm May Việt Tiến, thông qua logo, nhãn hiệu, biểu tượng luôn luôn đổi mới nhằm gây ấn tượng tốt đẹp nhất khi sử dụng trên tất cả các loại sản phẩm đa dạng. Năm 2007,

Qu¶n TrÞ ChiÕn Lîc - Nhãm 2

Việt Tiến thực hiện hợp đồng licence mua bản quyền thương hiệu MANHATTAN của Cty Perry Ellis International Europe, Limited sử dụng cho thời trang nam cao cấp: áo sơ mi, quần tây, veston, áo thun,... Đầu 2008, Việt Tiến tung ra thị trường hai thương hiệu thời trang nam mới, sang trọng, đẳng cấp dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, những người thành đạt... là San Sciaro và Manhattan, trong đó thương hiệu Manhattan do hai tập đoàn của Mỹ nhượng quyền kinh doanh. DN đã tham gia Tuần lễ thời trang Thu Đông 2008 là một trong những nội dung chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm đưa thương hiệu cao cấp như San-Sciaro, Manhattan phát triển mạnh tại thị trường nội địa cũng như vươn ra thị trường quốc tế.

»

» Phát triển thị trường : Ngoài các thị trường quen thuộc nôi địa, MỸ, EU, Nhật, các nước Đông nam á, hiện Việt tiến đã và đang giới thiệu và bán, xuất khẩu sản phẩm ở các nước Đông âu, Nga, Châu phi,... Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, doanh số ở các thị trường đều giảm nên càng chú trọng hơn tới phát triển thị trường mới, đặc biệt DN quan tâm hơn thị trường trong nước đầy tiềm năng mà nhiều DN may mặc Viêt nam đã bỏ trống trong nhiều năm qua.

»

» Phát triển sản phẩm : Việt Tiến đang thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng lên 40%, đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất là các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, T-Tup, Sciaro, Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân nhãn hiệu Vie-Laross.

5. Chiến lược liên minh, hợp tác ,M&A… :

Theo May Việt Tiến, tổng số nhà đầu tư chiến lược gồm 2 đơn vị là Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co.Ltd (Hongkong). Tổng số cổ phần bán

Qu¶n TrÞ ChiÕn Lîc - Nhãm 2

cho nhà đầu tư chiến lược là 3.680.000 cổ phần, trong đó: Công ty Southisland Garment SDN.BHD 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co.Ltd (Hongkong) 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ). Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) là một trong những khách hàng truyền thống đã có quá trình hợp tác với May Việt Tiến nhiều năm qua và đang là 1 trong những khách hàng chủ lực của công ty chuyên đặt hàng sản xuất áo Jacket, bộ thể thao. Như đã nói ở trên Việt tiến, ngoài 21 đơn vị trực thuộc con liên doanh liên kết với 15 công ty trong nước và gần 10 DN nước ngoài không chỉ ở lĩnh vưc may mặc, sản xuất nguyên vật liệu, máy móc ngành dêt may mà còn nhiều mặt hàng, lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược Công ty cổ phần may Việt Tiến. (Trang 27 - 29)