Kiểm định giá trị thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 66 - 68)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

4.1. Quy trình nghiên cứu

4.1.3.3. Kiểm định giá trị thang đo

Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F các nhân tố có ý nghĩa hơn (F<k). Khi thang đo đã đạt độ tin cậy, các biến sẽ tiếp tục được kiểm định trong phân tích EFA với các điều kiện sau:

- Hệ số tương quan giữa các biến đo lường phải lớn hơn 0.3

- Phép kiểm định Barlett có Sig bé hơn hoặc bằng 5%: ma trận tương quan là

ma trận đơn vị, các biến có quan hệ với nhau.

- Hệ số KMO (Kraiser – Meyer – Olkin) càng gần 1 càng tốt vì phần chung

giữa các biến càng lớn. Để sử dụng EFA, hệ số KMO phải lớn hơn hoặc bằng 0.5

- Số lượng nhân tố trích: kiểm tra số lượng nhân tố trích phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo. Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng một (≥1)

- Hệ số tải nhân tố của biến (Factor loading) ≥0.50: biến được xem là có ý

nghĩa thực tiễn (đo lường giá trị hội tụ của thang đo), nếu biến có hệ số tải nhân tố <0.50 sẽ bị loại.

- Chênh lệch hệ số tải nhân tố (Factor loading) của một biến trên nhân tố biến

đo lường và nhân tố biến không đo lường ≥0.30 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

- Tổng phương sai trích TVE ≥0.50: thang đo được chấp nhận.

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, 39 biến được rút gọn còn 36 biến, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Với mức ý nghĩa α = 0.05 (độ tin cậy 95%), sử dụng phương pháp trích Principal Component và phép xoay vng góc Varimax, kết quả phân tích EFA như sau:

Từ phụ lục 4, ta có hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) = 0.769 > 0.5 thấy rằng tương quan giữa các biến trong mỗi nhóm đủ lớn để áp dụng phương pháp EFA. Giá trị Sig, của kiểm định Barlett bằng 0.000 nhỏ hơn α vì thế khơng chấp nhận giả thiết các biến không tương quan nhau, xét về tổng thể các biến có sự tương quan với nhau, kluận phân tích EFA hợp lý .

Từ bảng ở phụ lục 4, ta có 8 nhân tố được trích tại Eigenvalues>1, vậy số lượng nhân tố trích là 8 nhân tố từ 36 biến quan sát. Tổng phương sai trích sau khi quay (Rotation Sums of Squared Loadings) TVE là 65.626% >50%, vậy thang đo được chấp nhận. 8 nhân tố giải thích được 65.626% biến thiên của dữ liệu .

Từ bảng Rotated Component Matrixa (phụ lục 4), tất cả các biến quan sát của 8 nhân

tố đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0.5, đảm bảo sự hội tụ các nhân tố nên khơng có biến nào bị loại, đồng thời khơng tạo ra thêm nhân tố mới.

Kết luận, phân tích EFA thang đo đáp ứng được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Hiệu chỉnh lại thang đo

Như vậy với kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, mơ hình nghiên cứu quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Tây Ninh, các biến quan sát được nhóm lại thành 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc là trung bình của các thang đo thành phần, lần lượt như sau:

- ANTOAN gồm 3 biến: AT1, AT2, AT3

- HINHANH gồm 5 biến: HA1, HA3, HA4, HA5, HA6

- TAICHINH gồm 3 biến: TC1, TC2, TC3

- THUANTIEN gồm 6 biến: TT1, TT2, TT3, TT4, TT6, TT7

- NHANVIEN gồm 3 biến: NV1, NV2, NV3

- ANHHUONG gồm 3 biến: AH1, AH2, AH3

- SPHAMDVU gồm 6 biến: SPDV1, SPDV2, SPDV3, SPDV4, SPDV5,

SPDV6

- CHIEUTHI gồm 4 biến: CT1, CT2, CT3, CT4

- QUYETDINH gồm 3 biến: QD1, QD2, QD3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)