Hàm ý cho nhà quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái (eco bags) của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 63)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.3 Hàm ý cho nhà quản trị

Liên quan đến khía cạnh quản trị và kinh doanh, nghiên cứu này cũng cung cấp một số thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu thành phần “Thái độ” (TD) có tác động mạnh nhất đến “ý định sử dụng” (YD) của người tiêu dùng (Beta = 0.274), kế đến là các thành phần “Chuẩn chủ quan” (CCQ) (Beta = 0.267), “Kiến thức” (KT) (Beta = 0.219) và thành phần tác động yếu nhất là “Kiểm soát hành vi cảm nhận” (KSHV) (Beta = 0.203). Kết quả này có ý nghĩa sau:

Hiện nay, phong trào sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông ngày càng phổ biến, nếu như trước đây việc sử dụng túi sinh thái chỉ là các khuyến cáo thì ngày nay nó trở nên bắt buộc, hầu như các hệ thống của Metro tại Tp.HCM đã khơng cịn cung cấp miễn phí các túi ni-lơng nữa hoặc chỉ cung cấp cho khách hàng một số lượng rất ít, người tiêu dùng muốn sử dụng thêm bắt buộc họ phải bỏ tiền túi mua các túi sinh thái, siêu thị Metro muốn thay đổi yếu tố “Thái độ” của người tiêu dùng đối với túi sinh thái bằng hình thức bắt buộc. Đây là ví dụ cho các cơ quan môi trường tham khảo, khi thực hiện các chương trình nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông bằng túi sinh thái trước khi mong muốn người tiêu dùng tự nguyện hay có thái độ tích cực với việc sử dụng túi sinh thái cần có các biện pháp bắt buộc hay có qui định chế tài về việc sử dụng túi ni-lông. Ở các nước phát triển như Hà Lan, Đan Mạch chính phủ đanh thuế rất cao người tiêu dùng hay doanh nghiệp sử

dụng túi ni-lơng trong việc đóng gói hay đựng hàng hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra “Thái độ” có tầm quan trọng và ảnh hưởng nhất đến việc sử dụng túi sinh thái, nên các biện pháp đưa ra cần phải tập trung làm thay đổi “Thái độ” của người tiêu dùng. Bởi vì thái độ được xác định dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một sản phẩm nào đó. Cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được tác hại của túi ni-lông đến môi trường, sức khỏe con người, sinh vật, hình thành thói quen tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa thân thiện với mơi trường, từng bước loại bỏ thói quen sử dụng túi ni-lơng, thay thế bằng túi sinh thái. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất túi sinh thái cần tạo ra những sản phẩm có chất lượng và có thể cần một chiến lược giá phù hợp vì đây là những tiền tố cơ bản của sự thỏa mãn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng dương đến “Ý định tiêu dùng”. Khi người tiêu dùng cảm nhận được sức ép hay mong muốn của những người xung quanh thì “ý định tiêu dùng” của họ càng cao. Điều này có hàm ý quan trọng trong công tác quảng cáo và chiêu thị của các doanh nghiệp. Các chiến lược quảng cáo không những hướng đến chính bản thân người tiêu dùng mà còn phải nhắm đến những người ảnh hưởng đến họ, chẳng hạn vợ (chồng), con cái, bạn bè, đồng nghiệp…

Tiếp đến khả năng “Kiểm soát hành vi cảm nhận” của người tiêu dùng càng mạnh thì ý định tiêu dùng càng cao. Các doanh nghiệp kinh doanh túi sinh thái cần tìm hiểu kỹ hơn những yếu tố nào tác động mạnh nhất để tăng khả năng “kiểm soát hành vi” của người tiêu dùng và loại bỏ những yếu tố cản trở trong “kiểm soát hành vi cảm nhận” nhằm tăng “ý định sử dụng” của người tiêu dùng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra được “kiến thức” cũng có ảnh hưởng dương đến ý định sử dụng. Các phương tiên truyền thơng ngày nay cũng có ít chương trình tun truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của túi sinh thái. Do đó các cơ quan chức năng nên có nhiều hơn nữa các chương trình giáo dục ý thức nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, qua đó làm tăng “ý định sử dụng” túi sinh thái của người tiêu dùng.

5.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước, cơ quan môi trường

Trong nỗ lực “xanh hóa” mơi trường, dần dần loại bỏ túi ni-lơng, Nhà nước và các cơ quan mơi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra các chính sách, biện pháp, pháp chế nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông của người tiêu dùng bằng túi sinh thái. Vì vậy, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho túi ni-lông

Túi ni-lông được sử dụng rất rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, được nhiều người, đặc biệt là các bà nội trợ, rất ưa chuộng bởi đa công dụng, rất tiện lợi và rẻ tiền.

Để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, các cơ quan chức năng cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này. Khoản tiền chênh lệch đó sẽ được sử dụng vào mục đích bảo vệ mơi trường. Nâng giá thành sản phẩm chắc chắn sẽ giảm thiểu tình trạng cung cấp túi ni-lơng miễn phí cho khách hàng. Điều đó sẽ thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lơng của người dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của túi ni-lông

Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà nước hay các cơ quan môi trường là phải triển khai hiệu quả các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm sử dụng túi ni-lơng.Hình thức tun truyền bao gồm: Trực tiếp bằng lực lượng tuyên truyền viên (lực lượng chủ đạo là Hội Phụ nữ); gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh địa phương). Bên cạnh đó, sẽ đưa nội dung tuyên truyền giảm sử dụng túi nilon vào hoạt động ngoại khóa ở các trường học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Nội dung tuyên truyền nhấn mạnh tác hại kinh tế, xã hội và môi trường của túi nilon; định hướng giảm sử dụng túi nilon và các giải pháp thay thế, các biện pháp mỗi cá nhân có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày…

Thực tế cho thấy, mỗi khi có thơng tin mới phát hiện về các chất độc hại như “hóa chất nhuộm cốm”, “thuốc nhuộm hạt dưa, tương ớt, gà làm sẵn…”, hoặc, mới đây nhất là thịt heo siêu nạc ...có khả năng gây ung thư, ngay lập tức, các loại sản này bị người tiêu dùng quay lưng, tẩy chay, không sử dụng. Trong khi đó, vì sao người tiêu dùng vẫn thờ ơ với việc tuyên truyền về sự độc hại của túi ni-lông như nhiễm kim loại nặng gây ung thư, nhiễm khuẩn gây bệnh… Lý do là ít người biết được “nguồn gốc”, “xuất xứ” của lọai sản phẩm này.

Theo qui định, nguyên liệu để sản xuất túi ni-lông phải là nhựa PE (polyetylen) tinh khiết. Song, giá thành nhựa PE khá cao do phải nhập khẩu. Vì vậy, đa phần túi ni-lơng có mặt trên thị trường là sản phẩm của các cơ sở tái chế thủ công. Nguyên liệu sản xuất túi ni-lông chủ yếu được thu mua từ các vựa ve chai. Tất cả các lọai rác thải, phế thải có dính dáng đến nhựa đều có thể trở thành “nguyên liệu”: Túi đựng thức ăn thừa, bịch nhựa, chai đựng dầu nhờn, lọ hóa chất, nắp hộp sơn, vỏ chai nước rửa chén, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh, bồn cầu ... Thậm chí, một số cơ sở sản xuất túi ni-lơng chuyên thu mua rác thải y tế như bơm tiêm thuốc, dây truyền máu, bình nhựa truyền dịch...

Trong quá trình sản xuất túi ni-lơng, các loại tạp chất như đất cát, rác rưởi, dầu nhờn, dầu nhớt, sơn, chất tẩy rửa… khơng hề được xử lý. Ngịai ra, người sản xuất còn cho thêm các lọai phụ gia như phẩm màu, bột đá, hóa chất khử mùi …Các hóa chất độc hại này tồn lưu trong thành phẩm sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể người, gây bệnh ung thư.

Như vậy, để việc tuyên truyền có hiệu quả, hãy cho người dân “mục sở thị” qui trình sản xuất túi ni-lơng qua các phóng sự điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, TV… Chắc chắn khi đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc hơn khi muốn sử dụng túi ni-lông, đặc biệt là dùng với sản phẩm thực phẩm.

Quản lý qui trình sản xuất túi ni-lơng

Độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng môi trường…song, hiện nay, qui trình sản xuất túi ni-lơng vẫn bị thả nổi, không ai quản lý hay kiểm sóat. Khơng những thế, túi ni-lơng chưa có các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng sản phẩm và độ an toàn. Nếu việc sản xuất túi ni-lơng được quản lý chặt chẽ thì việc sử dụng sản phẩm này sẽ khơng thể thỏai mái như hiện nay. Đó cũng là một biện pháp giảm thiểu tình trạng rác thải túi ni-lơng.

Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất túi sinh thái

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất những sản phẩm túi sinh thái, dễ phân hủy trong môi trường như: túi giấy dễ phân hủy, túi xách được làm từ nơng sản (lục bình, tre nứa…). Chẳng hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ mơi trường.

Các ưu đãi này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tích cực hướng tới thực hiện đầu tư trên các sản phẩm của mình nhằm tạo ra một lợi ích kép cho doanh nghiệp. Một mặt, doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước, mặt khác quan trọng hơn là thị phần sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được mở rộng. Xu thế của người tiêu dùng hiện đại khi mua sản phẩm hàng hóa khơng chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả mà cịn xem xét đến các yếu tố sức khỏe, mơi trường của sản phẩm.

Khuyến khích các siêu thị, trung tâm thương mại cam kết tham gia chương trình giảm sử dụng túi ni lơng đựng hàng.

Để giảm thiểu túi ni-lơng trong cuộc sống thì bắt buộc phải có sự tham gia của các trung tâm thương mại, siêu thị vì người tiêu dùng sử dụng túi ni-lơng nhiều

gia các chương trình tuyên truyền giảm sử dụng túi ni-lông chung của thành phố (treo những poster về tác hại môi trường của túi ni-lông, treo khẩu hiệu nhắc nhở khách hàng mang theo túi riêng của họ tại những nơi dễ thấy trong siêu thị, tuyên truyền giảm sử dụng túi ni-lông qua hệ thống loa phát thanh của siêu thị…). Bố trí các điểm thu gom túi ni-lông đã qua sử dụng tại các vị trí thuận tiện trong khn viên siêu thị, trung tâm thương mại và có biện pháp khuyến khích giao nộp túi ni- lơng đã qua sử dụng.

Ngồi ra, cần chọn ra một ngày trong tháng làm “Ngày khơng túi ni-lơng” (ví dụ chủ nhật đầu tiên của tháng). Vào ngày này, các siêu thị/trung tâm thương mại khơng phát miễn phí túi ni-lơng, khách hàng được khuyến khích đem theo túi đựng hàng hoặc mua túi đựng hàng sử dụng nhiều lần (túi sinh thái) của siêu thị/trung tâm thương mại. Trong những năm sau, “Ngày không túi ni-lông” sẽ được tổ chức hàng tuần. Bên cạnh việc vận động người dân và các nhà bán lẻ giảm sử dụng túi ni-lơng, Chương trình sẽ xây dựng hệ thống thu gom túi ni-lông sử dụng một lần nhằm giảm lượng túi ni-lông phát tán trong môi trường và đi đến bãi chôn lấp. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tái chế tổ chức thu gom và tái chế túi ni-lông thu gom được.

5.5Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Cũng như bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng tồn tại một số hạn chế sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, khả năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được lặp lại ở những thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phịng hay Đà Nẵng. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là các nghiên cứu tại các thành phố, địa phương khác ở Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng rất xứng đáng để thực hiện.

- Thứ hai, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện tại thành phố Hồ Chí Minh do đó dữ liệu thu thập được có thể có độ tin cậy chưa cao. Phương pháp này dễ thực hiện và ít tốn kém nhưng là phương pháp có độ tin cậy thấp về tính đại diện. Các nghiên cứu trong tương lai nên thực hiện với số lượng

mẫu lớn hơn.

- Có sự chênh lệch tương đối lớn về đặc điểm mẫu khi thu thập dữ liệu như: chênh lệch về giới tính (nữ chiếm 60.5%), chênh lệch về độ tuổi (độ tuổi 20 – 30) chiếm 60%), chênh lệch về trình độ học vấn (đại học chiếm 78.5%), chênh lệch về nghề nghiệp (nhân viên văn phòng chiếm 71.2%), chênh lệch về thu nhập (thu nhập trên 10 triệu chiếm 46.3%), do đó những kết luận đưa ra chưa khái quát được thị trường.

- Chưa nghiên cứu về yếu tố giá cả tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái. Do đó, đây vẫn là hướng cần tiếp tục nghiên cứu để giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược marketing tốt hơn.

- Nghiên cứu này khơng xét đến vai trị của nhân tố cá nhân chẳng hạn như trách nhiệm bảo vệ mơt trường. Vì vậy, chưa phản ánh đầy đủ tính phức tạp của các ảnh hưởng mang tính chuẩn mực xã hội. Do đó, hướng nghiên cứu trong tương lai có thể bổ sung thêm các tiền tố mở rộng khác vào mơ hình, chẳng hạn sự quan tâm đến sức khỏe, trách nhiệm bảo vệ môi trường…

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt:

1. Đặng Thị Ngọc Dung, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu

điện ngầm Metro tại TP.HCM. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.

2. Hồ Huy Tựu, 2007. Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích động

cơ của người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang. Luận văn thạc sỹ. Tạp chí Khoa học – Cơng nghệ Thủy sản số 02/2007.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, Tập 1, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007, Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008, Nghiên cứu khoa học Marketing:

Ứng dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ

Chí Minh.

6. Nguyễn Đình Thọ, 2012, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết

kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

7. Nguyễn Thị Trân Châu, 2010. Một số yếu tố chính tác động vào xu hướng tiêu dùng

hàng việt của người việt. Luận văn thạc sỹ. Đại học Bách Khoa TP.HCM.

8. Võ Thị Thanh Hiếu, 2008. Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải

thích động cơ của người tiêu dùng rau sạch. Luận văn thạc sỹ. Đại học Bách Khoa

TP.HCM.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh:

9. Ajzen, I. & Fishbein, M., 1980. Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior, Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ.

10. Ajzen, I., 1988. Attitudes, personality and behavior. Dorsey Press, Chicago, IL. 11. Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behaviour and

12. Ajzen, I., 2002. Perceived behavorial control, self-efficacy, locus of control, and the theory of planned behavior, Journal of Applied Social Psychology, Vol. 32,

Issue 4, pp, 665 – 683.

13. Ajzen, I., 2002. Residual effects of past on later behavior, Habituation and reasoned action perspectives, Personality and Social Psychology Review, Vol.6, No.2, pp.107 -122.

14. Ajzen, I., 2006, Constructing a TPB questionnaire conceptual and methodological

considerations, Retrieved on December 6, 2006,

http://www.people.umass.edu/ajzen/pdf/tpb.measurement.pdf

15. Anja Kollmuss & et al, 2002. Mind the Gap: Why do people act environmentally and what are the barriers to pro-environmental behavior?. Enviromental Education

Research, Vol. 8, Issue 3, pp. 239 – 260.

16.Arbuthnot J., Lingg S., 1975. A Comparison of French and American Environmental Behaviors, Knowledge and Attitudes, International Journal of Psychology, issue 10, pp. 275–281.

17.Bredahl, L., and Grunert, K.G., 1997. Determinants of the consumption of fish and

shellfish in Denmark: An application of the Theory of Planned Behaviour. In J. B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái (eco bags) của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)