Kiểm định nghiệm đơn vị các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam giai đoạn 2000 2013 , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 3 : MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị các biến

Trước khi tiến hành ước lượng VAR, tác giả tiến hành các phân tích sơ bộ về các đặc điểm mang tính thời gian của dữ liệu. Tác giả tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP cho từng chuỗi. Tác giả áp dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị được sử dụng rộng rãi Dickey – Fuller mở rộng (ADF) và Phillips – Perron (PP) để xác định tính dừng của các biến. Để kiểm định đồng liên kết, tác giả sử dụng các tiếp cận dựa trên VAR của Johansen (1988) và Johansen & Juselius (1990). Johansen (1988) và Johansen & Juselius (1990) đã phát triển 2 kiểm định để xác định số véc tơ đồng liên kết – kiểm định vết (trace test) và kiểm định giá trị riêng tối đa (maximal eigenvalue test). Trị thống kê vết kiểm định giả thiết khơng, có nhiều nhất r véc tơ đồng liên kết, trái với giả thiết đối thơng thường. Trong khi đó, kiểm định giá trị riêng tối đa thì dựa trên giả thuyết khơng, số lượng véc tơ đồng liên kết là r, còn giả thiết đối thì số lượng véc tơ đồng liên kết là r+1. Cần lưu ý rằng, bằng cách thực thi kiểm định Johansen & Juselius, việc lựa chọn bậc VAR hợp lý là một vấn đề bị tranh cãi nhiều. Trong khi có nhiều tiêu chuẩn thơng tin (information criteria – IC) có thể được sử dụng để xác định độ trễ, Cheung và Lai (1993) cho rằng việc lựa chọn độ trễ bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn thơng tin có thể khơng thích hợp khi có sự hiện diện của số hạng sai số trung bình trượt (moving average – MA). Tuy nhiên, Hall (1989) và Johansen (1992) đề nghị xác định độ trễ để phần

dư của mơ hình VAR khơng bị tự tương quan. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả xác định độ trễ theo cách của họ.

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP

Biến Giá trị tới hạn ADF Kết

luận DW PP Kết luận DW 1% 5% LCNYUS -4.17 -3.51 -2.21 Không dừng 2.16 -2.42 Không dừng 1.54 LVNUS -4.14 -3.50 -3.55 Dừng 1.96 -3.49 Không dừng 1.96 LGDP -3.57 -2.92 -2.03 Không dừng 1.98 -2.73 Không dừng 1.77 LCPI -4.14 -3.50 -2.56 Không dừng 1.63 -2.78 Không dừng 1.04 LM1 -4.14 -3.50 -3.60 Dừng 1.75 -1.98 Không dừng 1.13 D(LCNYUS) -3.58 -2.93 -3.15 Dừng 1.98 -5.46 Dừng 1.89 D(LVNUS) -2.61 -1.95 -13.56 Dừng 2.22 -5.89 Dừng 2.14 D(LGDP) -2.62 -1.95 -2.62 Dừng 1.92 -9.66 Dừng 2.02 D(LCPI) -2.61 -1.95 -2.54 Dừng 1.76 -2.74 Dừng 1.76 D(LM1) -2.62 -1.95 -6.93 Dừng 2.19 -2.86 Dừng 1.79

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả trên phần mềm Eview 6.0 – chi tiết xem phần phụ lục 6)

Như có thể thấy trên bảng 4.1, cả hai kiểm định ADF và PP đều khơng có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 về việc tồn tại nghiệm đơn vị đối với các biến LCNYUS, LGDP, LCPI. Tuy nhiên, ở mức ý nghĩa 1%, các sai phân bậc 1 của những biến này đều dừng. Nói cách khác, chúng dừng ở bậc 1 hoặc I(1). Đối với trường hợp của

biến LVNUS, LM1 kết quả cho thấy có sự mâu thuẫn. Kiểm định ADF cho thấy LVNUS, LM1 là dừng. Tuy nhiên, kiểm định PP cho thấy sai phân bậc nhất của LVNUS, sai phân LM1 là dừng. Kết quả mâu thuẫn này buộc tác giả phải tiến hành đánh giá tính ngẫu nhiên của LVNUS, LM1. Cụ thể, tác giả vẽ biểu đồ tương quan của LVNUS, LM1 ở các bậc cũng như ở mức sai phân bậc nhất. Tác giả thấy rằng sự tự tương quan của LVNUS, LM1 các mức giảm dần trong khi sự tự tương quan của LVNUS, LM1 sai phân bậc 1 giảm nhanh. Điều này cho thấy có tiến trình dừng bậc nhất. Vì vậy, tương tự như các biến khác, tác giả xem LVNUS, LM1 là một chuỗi dừng bậc nhất, I(1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam giai đoạn 2000 2013 , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)