Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi phí do sự chậm trễ về giá và rủi ro thanh khoản tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện dựa theo bài: “Price delay premium and liquidity risk” của Ji- Chai Lin, Ajai K. Singh, Ping- Wen (Steven) Sun, Wen

Yu (2014). Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với công cụ hỗ trợ EVIEW để phân tích về mối tương quan giữa đại lượng đo lường thanh khoản và đại lượng đo lường sự chậm trễ về giá.

Đồng thời bài nghiên cứu cũng sử dụng mơ hình LCAPM của Liu (2006) để kiểm tra giả thiết về rủi ro thanh khoản trong việc giải thích phí do sự chậm trễ về giá của Hou và Moskowitz (2005).

Bài nghiên cứu bắt đầu từ đo lường sự chậm trễ về giá, đo lường thanh khoản của cổ phiếu rồi tìm ra mối tương quan giữa sự chậm trễ về giá và thanh khoản. Tiếp đến đo lường rủi ro thanh khoản và kiểm tra giá trị tài sản.

Để đo lường sự chậm trễ về giá, bài nghiên cứu áp dụng theo Hou và Moskowitz (2005) bằng cách: cuối tháng 6 năm t, hồi quy lợi nhuận tuần t của mỗi công ty được lựa chọn trong mẫu trong cả năm trước đó (cụ thể: từ tháng 7 năm t-1 đến tháng 6 năm t) theo lợi nhuận tuần t của toàn thị trưởng và lợi nhuận của các tuần trước đó từ 1-4 tuần. Với cơng thức:

Rj,t = αj + βjRm,t+ ∑ 𝛿(−𝑛)Rm,t−n

4

𝑛=1

+ εj,t

Sau khi hồi quy, tơi tính được D1 của mỗi cổ phiếu theo công thức sau:

𝐷1 = 1 − 𝑅

𝛿𝑗(−𝑛)=0,∀𝑛∈[1,4] 2

𝑅2

Để đo lường đại lượng thanh khoản, bài nghiên cứu thực hiện theo Liu (2006), sử dụng đại lượng đo lường thanh khoản mới, LM12. Đại lượng bao gồm cả những ngày có khối lượng giao dịch bằng 0 trong 12 tháng trước đó, với cơng thức tính LM12 như sau:

LMx = [Number of zero daily volumes in prior x months

+ 1/(𝑥−𝑚𝑜𝑛𝑡ℎ 𝑡𝑢𝑟𝑛𝑜𝑣𝑒𝑟)

𝐷𝑒𝑓𝑙𝑎𝑡𝑜𝑟 ] * 21∗ 𝑥 𝑁𝑜𝑇𝐷

Phương pháp đo lường của Hou và Moskowitz (2005) và Liu (2006) sẽ được mô tả kỹ hơn ở phần dưới.

Để đo lường rủi ro thanh khoản, dựa theo mơ hình LCAPM của Liu (2006), lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản có rủi ro được quyết định bởi rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Để đo lường rủi ro thanh khoản, Liu (2006) sử dụng biến thanh khoản LIQ - sự biến động lợi nhuận giữa danh mục đầu tư có tính thanh khoản thấp (các cổ phiếu có LM12 cao) và danh mục đầu tư có tính thanh khoản cao (các cổ phiếu có LM12 thấp).

Trong mơ hình LCAPM, chi phí do rủi ro của cổ phiếu i được đo lường như sau:

E(Ri,t) – rf,t = βm,i[E(Rm,t) – rf,t] + βliq,iE(LIQt)

Trong đó:

E(Rm,t) là lợi nhuận được kỳ vọng của toàn thị trường. E(LIQt) là giá trị được kỳ vọng của biến thanh khoản LIQ. βm,i là hệ số beta của thị trường mà công ty i giao dịch. βliq,i là hệ số beta của thanh khoản của công ty i.

Liu (2006) cho rằng mơ hình LCAPM trên tốt hơn mơ hình 3 nhân tố của Fama-French (1993) và mơ hình rủi ro thanh khoản của Pastor & Stambaughs (2003) trong việc giải thích lợi nhuận cổ phiếu chéo. Do đó, trong bài này tơi sử dụng mơ hình của Liu (2006) để ước lượng rủi ro thanh khoản và kiểm định giả thuyết rủi ro thanh khoản trong việc giải thích chi phí do sự chậm trễ về giá của Hou và Moskowitz (2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi phí do sự chậm trễ về giá và rủi ro thanh khoản tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)